Sản xuất tinh gọn – Lean Manufacturing, bắt nguồn từ hệ thống sản xuất của Toyota, một hệ thống được đưa vào triển khai từ những năm 1950 và được biết đến nhiều hơn về tính hiệu quả khi triển khai hệ thống sản xuất tức thời. Tới đầu thế kỷ 21, nguyên lý Sản xuất tinh gọn được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới của kỷ nguyên số. Sự kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số là một trong những hướng đi khả dĩ nhất giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống, giúp các nhà điều hành đưa việc tối ưu nguồn lực lên một tầm cao mới.
Tới đầu thế kỷ 21, nguyên lý Sản xuất tinh gọn được tiếp thêm sức mạnh nhờ sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới của kỷ nguyên số. Sự kết hợp giữa Lean – tinh gọn và Digital – công nghệ số là một trong những hướng đi khả dĩ nhất giúp Lean vượt qua các giới hạn truyền thống, giúp các nhà điều hành đưa việc tối ưu nguồn lực lên một tầm cao mới. Mục tiêu của Sản xuất tinh gọn tối ưu nguồn lực,cũng như chi phí trong sản xuất bằng cách loại bỏ những lãng phí trong sản xuất. Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, như chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, cơ quan hành chính. Sản xuất tinh gọn được coi như một trong những nguyên lý cốt lõi của các nhà máy hàng đầu thế giới, và được coi như một “tôn giáo” mà những người làm nghề sản xuất phải tuân theo.
Vậy Sản xuất tinh gọn đang đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy phát triển ngành ở Việt Nam? Lợi ích cũng như thách thức của Sản xuất tinh gọn là gì? Và làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể thành công áp dụng Sản xuất tinh gọn vào trong hoạt động của mình?