Cập nhật các xu hướng mới, các phân tích số liệu và câu chuyện thành công trong các lĩnh vực trên thế giới và tại Việt Nam
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước áp lực đổi mới sâu sắc để duy trì sự cạnh tranh, và trong bối cảnh đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một yếu tố chiến lược, giúp các doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả vận hành mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cách tiếp cận thị trường và khách hàng. Năm 2024 đánh dấu sự mở rộng mạnh mẽ của AI từ các ứng dụng cốt lõi đã được triển khai rộng rãi như quản lý chuỗi cung ứng và chăm sóc sức khỏe, đến việc định hình lại cách doanh nghiệp dự đoán hành vi khách hàng và tối ưu hóa quy trình vận hành phức tạp. Theo McKinsey, 72% doanh nghiệp trên toàn thế giới đã tích hợp AI vào các hoạt động cốt lõi, và con số này dự kiến tăng đáng kể trong những năm tới.
AI Agent, hay “nhân sự số”, có khả năng tự động hóa tác vụ, học hỏi và thích nghi, đồng thời tương tác tự nhiên như con người. Điểm đặc thù của AI Agent nằm ở khả năng xử lý dữ liệu thời gian thực, ra quyết định thông minh và tích hợp linh hoạt với các hệ thống hiện có. Không chỉ là công cụ hỗ trợ, AI Agent còn đóng vai trò như một “chuyên gia ảo”, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đa dạng với độ chính xác và hiệu suất cao
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, lĩnh vực Marketing & Sales cần phải đổi mới liên tục. Khách hàng không chỉ đòi hỏi sự chính xác mà còn mong chờ những trải nghiệm cá nhân hóa, tương tác liền mạch, và sự kết nối sâu sắc với thương hiệu. Đáp lại kỳ vọng đó, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cuộc chơi, giúp doanh nghiệp không chỉ “phản ứng” mà còn “dẫn dắt” xu thế tiêu dùng. Báo cáo này của FPT Digital được biên soạn nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo cái nhìn thực tế và toàn diện về vai trò chiến lược của AI trong việc thúc đẩy hiệu quả hoạt động Marketing & Sales – một xu hướng mà ai chậm chân cũng đều đứng trước nguy cơ tụt hậu.
Trong thập kỷ qua, ngành tài chính và đầu tư đã đổi mới rất nhiều nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tác động sâu vào cách thức hoạt động của các tổ chức tài chính, từ quản lý rủi ro, giao dịch số, hay tối ưu hóa danh mục đầu tư. AI không chỉ là công cụ giúp tự động hóa các quy trình phức tạp mà còn là động lực chính thúc đẩy sự đổi mới trong các quỹ đầu tư và ngành tài chính nói chung.
Trí tuệ nhân tạo – AI đã được áp dụng trong dịch vụ khách hàng từ những năm 2010, nhưng Trí tuệ nhân tạo tạo sinh – GenAI đã đưa khả năng ứng dụng lên một tầm cao mới. Không còn dừng lại ở các phản hồi dựa trên kịch bản cố định như trước đây, GenAI có khả năng tạo ra các nội dung và phản hồi mang tính cá nhân hóa, phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể khi tiếp cận với khách hàng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã được áp dụng vào lĩnh vực y tế từ những năm 1970. Một trong những ứng dụng AI đầu tiên trong y học là chương trình Mycin được phát triển tại Đại học Stanford nhằm giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh nhiễm trùng máu.
Trong thời đại số và sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thay đổi toàn diện ngành ngân hàng, từ cách thức vận hành đến trải nghiệm khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ nhanh chóng và cá nhân hóa, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt và quản lý rủi ro tài chính phức tạp, ứng dụng AI nổi lên như một giải pháp tiềm năng để giải quyết các vấn đề này. Doanh thu của ngân hàng được tăng thêm 200 – 340 tỷ USD hàng năm nhờ AI. Như vậy, AI không chỉ đơn thuần là một công nghệ hỗ trợ mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của các ngân hàng trên toàn thế giới. Có tới 85% ngân hàng đã có chiến lược ứng dụng AI trong xây dựng sản phẩm, dịch vụ mới.
Logistics đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thương mại trên toàn cầu, giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí vận hành. Theo dự báo, ngành Logistics toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 9.4077,5 tỷ USD năm 2023 lên 15.978,2 tỷ USD vào 2032, với tốc độ kép hàng năm (CAGR) đạt 6,4%. Các công ty hàng đầu đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án chuyển đổi số nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi trong quản lý kho hàng, tối ưu hóa tuyến đường và dự đoán nhu cầu,… tạo ra các bước tiến vượt bậc trong việc tự động hóa và tối ưu hóa logistics.
Ngành sản xuất là một trong những nguồn phát thải lớn nhất khí nhà kính trên toàn cầu, đặc biệt là từ các quá trình sử dụng năng lượng trong sản xuất và chế biến. Các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng, hóa chất và giấy là những ngành có mức tiêu thụ năng lượng và phát thải cao nhất. Theo báo cáo của Tổ chức Quản lý Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp và sản xuất đóng góp khoảng 24% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Những thách thức to lớn mà biến đổi khí hậu đang diễn ra đã dẫn tới yêu cầu cấp thiết về việc chuyển đổi sang một nền kinh tế thấp carbon và phát triển bền vững trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ước tính cần khoảng 6.9 nghìn tỷ USD hàng năm tới năm 2030 để đáp ứng các mục tiêu về cơ sở hạ tầng bền vững toàn cầu, bao gồm năng lượng, giao thông, nước và quản lý chất thải. Các quốc gia đã và đang chung tay trong mục tiêu này thông qua COP (Conference of Parties) – Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Trong đó, COP26 2021 và COP27-2022 đã đánh dấu những bước tiến trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tạo tiền đề cho các thoả thuận quan trọng tại COP28-2023.
Chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức canh tác và quản lý nông nghiệp mà còn cần phải tích hợp công nghệ tiên tiến và các phương pháp quản trị mới để tạo ra một hệ thống nông nghiệp có khả năng thích ứng cao, hoạt động hiệu quả và ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Thế giới sẽ tiếp tục đà ấm lên đến 3,2°C vào năm 2100 nếu không tăng cường các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Toàn cầu cần hạn chế sự nóng lên đạt mức tăng nhiệt 1,5°C, tức là phải giảm 48% lượng phát thải CO2 ròng vào năm 2030 so với năm 2019 và đạt mức phát thải CO2 ròng bằng 0 vào đầu những năm 2050. Tương ứng, mức đầu tư hàng năm cho giảm thiểu cần lớn hơn từ 3 – 6 lần hiện tại trên tất cả các lĩnh vực. Đây là thông điệp mạnh mẽ mà Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) đã gửi tới các quốc gia toàn cầu.