Hoạch định S&OP là một trong những giải pháp có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc giải quyết các bài toán như: quy trình, số liệu mà còn có cả giao tiếp, chỉ đạo, phối hợp giữa các bên khác nhau. Bên cạnh đó S&OP có vai trò vô cùng quan trọng nó hướng tới việc xây dựng một kế hoạch được thống nhất bởi các bên như: sản xuất, cung ứng, bán hàng bằng việc các bên liên quan sẽ cung cấp thông tin quan trọng và cùng tham gia vào quá trình lập kế hoạch cũng như điều chỉnh kế hoạch một cách nhanh và kịp thời nhất. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp lớn, hoạch định bậc cao mới có thể áp dụng S&OP với lượng sản phẩm đa dạng, mô hình sản xuất phức hợp. Tối ưu sản lượng hàng hóa sản xuất theo công suất, vừa tiêu thụ, giảm lượng tồn kho hàng hóa, tăng lợi nhuận trở thành yêu cần cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất.
Câu hỏi đặt ra là liệu các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đều có thể hướng tới mô hình S&OP qua chuyển đổi số? Lợi ích của S&OP có thật đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp khi đầu tư và cách thức xây dựng, triển khai có phải đồng bộ với các hệ thống lớn khác như ERP, SCM, MOM/MES? Các doanh nghiệp cần lưu ý gì khi đưa ra các tiêu chí lựa chọn đối tác để đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số?