Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành công nghiệp đá quý đem lại giá trị cho ngành từ sự minh bạch, chính xác và là đòn bẩy tạo nên sự phát triển vượt bậc trong quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.
Blockchain hoạt động trên nguyên tắc “sổ cái phân tán”, lưu vết toàn bộ dữ liệu được tạo ra qua mỗi giao dịch nên nó không thuộc sở hữu của bất kỳ ai. Các dữ liệu trên chuỗi không thể bị thay đổi, ngay cả bởi công ty hoặc người ban đầu tạo ra hệ thống Blockchain. Đây là lý do tại sao nó là một công cụ có giá trị chính xác cao, trở thành một nền tảng lý tưởng để sử dụng giữa các công ty, ngay cả giữa các đối thủ cạnh tranh. Từ đó có thể mang lại một thị trường đá quý cạnh tranh một cách sòng phẳng và minh bạch hơn.
Thực trạng và trở ngại của ngành đá quý
Chuỗi cung ứng phức tạp
Chuỗi cung ứng đặc biệt trong ngành đá quý là một chuỗi cung ứng phức tạp. Trong các ngành công nghiệp về trang sức, chuỗi cung ứng liên quan tới rất nhiều khâu, bao gồm thợ mỏ, người chứng nhận khai thác, nhà khoa học đá quý, người quản lý vận chuyển, cơ quan quản lý, nhà thiết kế, nhà cung cấp bán buôn, nhà bán lẻ, công ty bảo hiểm. Tuy nhiên trong quá trình này, thông tin không được chia sẻ trên toàn bộ mạng lưới chuỗi cung ứng đồ trang sức, vì vậy mà tài liệu đối chiếu sẽ có nhiều sai sót, dễ dẫn đến tình trạng gian lận trong chuỗi cung ứng.(1)
Lòng tin của người tiêu dùng giảm sút
Vì sự thất lạc thông tin hoặc thông tin sai lệch, hoặc thậm chí dữ liệu còn có thể làm giả, dẫn đến những vấn đề lo ngại hàng không đúng chất lượng giữa một quy mô mạng lưới ngành trang sức lớn và dày đặc. Nói cách khác, sự minh bạch của sản phẩm chưa thực sự đủ để tạo niềm tin ở người tiêu dùng.
Nhiều khách hàng yêu cầu bằng chứng về sự minh bạch của sản phẩm
Đáng chú ý, những người yêu thích đá quý, đặc biệt là kim cương rất muốn biết giao dịch mua của họ có nguồn gốc bền vững và có đạo đức hay không. Trong thị trường hậu đại dịch Covid-19, những người tiêu dùng có ý thức sẽ ngày càng tìm hiểu khía cạnh này nhiều hơn. Những doanh nghiệp có mong muốn và khả năng đáp ứng thách thức về xuất xứ sẽ có cơ hội tốt tốt hơn để thoát khỏi sự khắc nghiệt của đại dịch, phát triển thịnh vượng trong dài hạn.
Tỷ suất lợi nhuận từ kim cương giảm
Covid-19 khiến thị trường sụt giảm, nguồn cung kim cương dư thừa do nhu cầu giảm mạnh là một trong những lí do khiến cho tỷ suất lợi nhuận của ngành kim cương và đá quý lao dốc. Đại dịch càng khiến khả năng đáp ứng khách hàng về xuất xứ trở nên thách thức hơn bao giờ hết. Các nhà bán lẻ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lấy lòng tin của khách hàng, bởi họ không thể thuyết phục những người khách hàng khó tính chỉ qua những chứng nhận thông thường được.
Blockchain có thể mang lại những gì cho ngành công nghiệp đá quý?
Xác định đảm bảo nguồn gốc minh bạch xuyên suốt hành trình
BLockchain có thể được sử dụng để lưu trữ chi tiết hành trình của đá quý từ đầu hành trình đến cuối hành trình chứ không phải chỉ trong phạm vi theo dõi của các tổ chức và doanh nghiệp đá quý: từ khâu tổ chức khai thác, thông qua đấu thầu mua thô, quy trình sản xuất kéo dài, đến đại lý kim cương và nhà bán lẻ và cuối cùng là đến tay của người tiêu dùng. Bởi vì tại mỗi khâu, những thông tin phải được xác nhận và đồng thuận bởi toàn bộ các thành viên mới có thể tải lên hệ thống chuỗi khối, và chỉ có thể được cập nhật chứ không được thay đổi. Cụ thể là các nhà sản xuất đồ trang sức nhập số sê-ri của mỗi sản phẩm trong kho hàng, và hệ thống thông tin, dữ liệu sẽ được đăng tải trên nền tảng Blockchain. Kể cả ở khâu sản xuất cuối cùng, số sê-ri đã được hệ thống ghi nhận từ đầu vẫn đi theo sản phẩm đá quý đó tới cuối hành trình. Điều này làm đảm bảo được nguồn gốc xuất xứ minh bạch, khiến doanh nghiệp sẽ không những vấn đề gặp khó khăn khi khách hàng yêu cầu kiểm tra nguồn gốc của kim cương hoặc vàng, bởi toàn bộ dữ liệu được tăng tải lên hệ thống có thể được theo dõi, xem lại ở bất cứ giai đoạn nào chuỗi hành trình khi khai thác từ quặng lên tới tay người dùng cuối.(2)
Hình minh hoạ hành trình đảm bảo nguồn gốc minh bạch của đá quý
Giảm thiểu rủi ro lừa đảo xuyên suốt hành trình
Trong nhiều trường hợp, một blockchain khắc phục lỗ hổng gian lận bằng cách sử dụng chữ ký điện tử. Khi một bên khai thác đá quý xác nhận thông tin của kim cương hoặc vàng được cho vào Blockchain, bên mỏ sẽ có mã khoá riêng để ký khi giao dịch. Bất kỳ ai muốn phân phối mua về sẽ phải sử dụng mã khoá được cung cấp bởi doanh nghiệp khai thác đó. Điều này có nghĩa là công ty khai thác sau đó không thể phủ nhận nguồn gốc của viên kim cương đã được đăng ký trên hệ thống, và những doanh nghiệp lừa đảo không giao dịch với công ty khai thác đá quý, sẽ không thể tuỳ tiện nhận rằng kim cương của họ đá được xác nhận bởi công ty khai thác đá quý. Chữ ký của công ty lừa đảo trên hệ thống blockchain sẽ lập tức bị coi là không hợp lệ.(3)
Tăng giá trị cho kim cương và tăng lòng tin trong khách hàng
Blockchain, được kết hợp với chữ số và phần mềm, cung cấp một cách thức tối ưu ghi lại nguồn gốc của kim cương và các hàng hóa khác một cách đâỳ đủ và chính xác. Đây là điểm nhấn gia tăng giá trị cho các sản phẩm giá trị cao này. Người dùng cuối có thể dễ dàng xem chuyển động của một sản phẩm được ghi lại trên dây chuyền, chi tiết từ nguồn gốc của đá quý cho tới hiện tại, gián tiếp tăng trải nghiệm và sự hài lòng của quá trình mua hàng của người tiêu dùng và những lo ngại về vấn đề minh bạch được xoá bỏ. Sự minh bạch mà blockchain mang lại đã làm tăng giá trị cho sản phẩm trang sức tại ngay mỗi điểm trong chuỗi cung ứng.
Ứng dụng Blockchain đã được sử dụng trong ngành đá quý
IBM và những nhà lãnh đạo của các tập đoàn đá quý lớn trên thế giới đã công bố sáng kiến liên ngành đầu tiên sử dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc của những món đồ nữ trang trong chuỗi cung ứng nhằm tăng tính minh bạch từ đầu đến cuối. Sáng kiến có tên gọi là TrustChainTM, được cung cấp bởi nền tảng blockchain của IBM và phân phối qua IBM Cloud.
Được IBM Services xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở và dựa trên Nền tảng Blockchain của IBM và Dự án Hyperledger, TrustChain sử dụng công nghệ sổ cái phân tán để thiết lập một bản ghi chia sẻ, bất biến về các giao dịch diễn ra trong mạng, và sau đó cho phép các bên được ủy quyền truy cập vào dữ liệu tin cậy trong thời gian thực. Chỉ khi có sự đồng thuận của các bên thì thông tin đối tượng nhất định mới được đưa vào hệ thống mạng lưới Blockchain, và trên đó thiết lập chế độ xem thông tin được chia sẻ mà không ảnh hưởng tới chi tiết, quyền riêng tư hoặc tính bảo mật.
TrustChain Initiative theo dõi và xác thực kim cương và kim loại quý qua mọi giai đoạn của chuỗi cung ứng khi nó trở thành một món đồ trang sức hoàn chỉnh. Nó cung cấp xác minh kỹ thuật số, sản phẩm vật lý và xác minh quy trình cũng như sự giám sát của bên thứ ba. Mục tiêu của sự hợp tác là tạo niềm tin vào nguồn gốc và nguồn cung ứng bằng cách tập hợp một cộng đồng các tổ chức có trách nhiệm và đạo đức trong chuỗi cung ứng đồ trang sức phức tạp và nhiều tầng.
Bridget Van Kralingen, Phó Chủ Tịch Cấp Cao của IBM, cho biết: ” 66% người tiêu dùng trên toàn cầu sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để hỗ trợ các thương hiệu bền vững. TrustChain là một ví dụ về cách blockchain đang chuyển đổi các ngành công nghiệp thông qua tính minh bạch và các mô hình kinh doanh mới khả thi mang lại lợi ích cụ thể cho người tiêu dùng ”.(4)
Nguồn tham khảo
(1) Forbes. 2020. How Blockchain Will Bridge Consumption To Consciousness In The Jewelry Industry.
(2) Babson College. 2018. Diamonds And The Blockchain.
(3) Cointelegraph. 2018. Precious Ledgers: Why Blockchain Is the Right Fit for Gold and Diamonds.
(4) Supplychaindigital. 2020. IBM establishes blockchain platform to track jewellery supply chain.