CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ
Chuyển đổi số và thương mại điện tử
Digital Strategy

Chuyển đổi số và thương mại điện tử

Chuyển đổi số và thương mại điện tử có mối quan hệ mật thiết. Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mối liên hệ này, nắm bắt được các xu hướng mới nhất và biết cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số thương mại điện tử thành công.

1. Mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mại điện tử

Để hiểu rõ mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mại điện tử, trước tiên cần hiểu rõ về 2 khái niệm này:

Thương mại điện tử:

Đây là hoạt động kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến diễn ra trên mạng Internet. Trong đó, các công ty thương mại điện tử có thể tạo ra một số sản phẩm, dịch vụ hoặc chỉ xây dựng cửa hàng và phần mềm. Còn các công ty khác sẽ sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối sản phẩm của họ.

Chuyển đổi số:

Đây là quá trình áp dụng công nghệ mới để thay đổi mô hình từ doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số. Thông qua đó, các phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa công ty sẽ thay đổi.

Ví dụ:

Đối với khách hàng thì chuyển đổi số có thể chỉ đơn giản là xem và mua sắm các sản phẩm trên tất cả các kênh thương mại điện tử của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, website công ty, các kênh thương mại điện tử và các bộ phận liên quan: kho, kế toán, đóng hàng, vận chuyển,… đều phải vận hành liền mạch để đảm bảo trải nghiệm của người mua.

Kết luận mối liên hệ giữa chuyển đổi số và thương mai điện tử:

Như vậy, thương mại điện tử là 1 phần của chuyển đổi số. Áp dụng thương mại điện tử trong chuyển đổi số không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp có sản phẩm. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng có thể chuyển đổi số ngay cả khi họ không có sản phẩm để sản xuất, vận chuyển và giao hàng.

Ví dụ: Bên cạnh hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+, tập đoàn Vingroup còn xây dựng website và ứng dụng mua hàng trực tuyến VinID. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận, phục vụ nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu.

Thương mại điện tử và chuyển đổi số
Hình 1: Thương mại điện tử là một phần của chuyển đổi số.

2. Cách xây dựng chiến lược chuyển đổi số thương mại điện tử thành công

Để có thể xây dựng chiến lược chuyển đổi số thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

2.1.  Bước 1: Xác định các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của bạn

Trước hết, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số của mình là gì để xây dựng chiến lược phù hợp. Trong đó, lợi nhuận và kết quả chuyển đổi số thương mại điện tử phải luôn được đặt ở vị trí trung tâm. Đây chính là phương hướng để doanh nghiệp có thể chuyển đổi số thành công và hiệu quả.

Ví dụ: Mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp là hoạt động nhanh, hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng mới, tăng lợi nhuận hay chỉ đơn giản là gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

2.2. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong thương mại điện tử

Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược phù hợp. Đây giống như các phương pháp cụ thể sẽ giúp chuyển đổi số trong thương mại điện tử thành công.

Bạn cũng nên đặt chiến lược chuyển đổi số và thương mại điện tử trong điều kiện thực tế. Đặt ra những câu hỏi như: nền tảng thương mại điện tử hiện tại của bạn có cho phép bán hàng hàng trên các thiết bị di động hay bán hàng trên thị trường quốc tế không?

Ví dụ:

Nếu muốn tăng trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản lý tích hợp với các giải pháp phần mềm để theo dõi, tổ chức tương tác cho người tiêu dùng. Một số công cụ quản lý giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng trong thương mại điện tử mà doanh nghiệp có thể tham khảo là:

  • Gainsight: Ứng dụng này được phát triển dựa trên SaaS giúp thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn rồi biến chúng thành thông tin chi tiết hữu ích.
  • Qualtrics: Đây là phần mềm chuyên thu thập, phân tích ý kiến phản hồi của khách hàng để đề xuất các ý tưởng phù hợp giúp công ty cải tiến liên tục.
  • Zendesk:Phần mềm này giúp tương tác với khách hàng một cách dễ dàng và có thể mở rộng nếu có nhu cầu kinh doanh phát triển thêm.
xây dựng dữ liệu khách hàng trên thương mại điện tử
Hình 2: Để nâng cao trải nghiệm khách hàng trên trang thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ quản lý hỗ trợ.
2.3. Triển khai các giải pháp công nghệ mới

Để chuyển đổi số thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp không thể thiếu các giải pháp công nghệ mới. Việc áp dụng các giải pháp này sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo sự bảo mật của mạng lưới.

Ví dụ:

  • Al có thể phân tích dữ liệu khách hàng, đánh giá được tích cách, nhu cầu của người mua để đề xuất các sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
  • Hệ thống máy móc tự động hóa, các thiết bị hỗ trợ IoT giúp gia tăng trải nghiệm khi mua hàng.
  • Phần mềm, giải pháp an ninh mạng như điện toán đám mây, Zero-Trust giúp lưu trữ, bảo vệ an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp và khách hàng khi mua sắm trên trang thương mại điện tử.
2.4. Cập nhật hành trình của khách hàng với VR

Một trong những giải pháp công nghệ mới mà doanh nghiệp nên ứng dụng vào thương mại điện tử là công nghệ thực tế ảo (VR). Việc ứng dụng công nghệ này sẽ nâng cao trải nghiệm, phục vụ khách hàng nhanh hơn.Thêm vào đó, doanh nghiệp không cần sáng tạo lại toàn bộ mô hình kinh doanh để thực hiện các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số mà chỉ cần ứng dụng đúng các công cụ VR/ AR phù hợp.

Ví dụ: Nhiều trang thương mại điện tử đã đầu tư vào công cụ tủ quần áo ảo. Loại tủ này cho phép người mua có thể nhìn ngắm quần áo từ nhiều góc độ và trải nghiệm thử quần áo như trong thế giới thực.

công nghệ thực tết ảo trong chuyển đổi số thương mại điện tử
Hình 3: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) xây dựng không gian mua sắm thông minh để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.
2.5. Bắt tay vào đổi mới kỹ thuật số

Sau khi đã chuẩn bị được hết các thứ ở trên, việc cuối cùng mà doanh nghiệp cần làm là bắt tay vào đổi mới kỹ thuật số. Dựa trên nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình, doanh nghiệp lựa chọn công nghệ mới phù hợp để chuyển đổi số thương mại điện tử.

Ví dụ: Nếu có nhu cầu kinh doanh các sản phẩm trên trang thương mại điện tử, doanh nghiệp nên chọn các công cụ giúp gia tăng khả năng trải nghiệm giống như thực tế. Đồng thời nếu muốn chuyển đổi số mạnh mẽ, doanh nghiệp nên chọn các công cụ có khả năng đa kênh, quản lý trải nghiệm khách hàng và phân tích dữ liệu.

Để chuyển đổi số thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp nên ghi nhớ, áp dụng 5 bước trên. Tuy nhiên, 5 bước này không phải cố định mà có thể thay đổi linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số thực tế.

3. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử

Điều quan trọng trong chuyển đổi số và thương mại điện tử chính là nắm bắt xu hướng thị trường, ứng dụng và vượt trội hơn so với đối thủ. Dưới đây là 5 xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại điện tử đang và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

3.1. Bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng (Direct-to-consumer) sẽ tăng trưởng

Ngày càng có nhiều khách hàng thích mua hàng trực tiếp với thương hiệu hơn

Nghiên cứu cho thấy có hơn 55% người tiêu dùng muốn được mua sắm trực tiếp, cá nhân hóa và mua các sản phẩm độc quyền mà thương hiệu DTC cung cấp. Bởi vì họ nghĩ sẽ mua được hàng thật, giá gốc, nhận được phản hồi trực tiếp và được hưởng được nhiều chương trình khuyến mại từ thương hiệu hơn.

Doanh nghiệp nên xây dựng các cửa hàng thương hiệu trên trang thương mại điện tử với các yêu cầu:

  • Cửa hàng này có đầy đủ các mặt hàng mà thương hiệu cung cấp với mẫu mã đa dạng
  • Giá cả phải chăng cùng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
  • Thường xuyên cập nhật mẫu mới, hỗ trợ khách hàng khi mua sắm trên trang thương mại điện tử.
xu hướng mua hàng trên các trang thương mại điện tử
Hình 4: Khách hàng ngày càng có xu hướng mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng thương hiệu trên trang thương mại điện tử để hưởng nhiều lợi ích hơn.
3.2. Big Data đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường cá nhân hóa

Big Data sẽ cung cấp dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Nhờ đó, khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm và dễ dàng lựa chọn mặt hàng phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình.

Ví dụ: Các trang thương mại điện tử như Amazon đã tận dụng Big Data, sử dụng phần mềm để sửa đổi các thuật toán trên web dựa trên hoạt động trước đó. Sau đó, các trang này đưa ra đề xuất phù hợp để cung cấp trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng.

Cách làm trên giúp phục vụ khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có khách hàng cho rằng việc theo dõi hoạt động của người mua là xâm phạm quyền riêng tư nên không tham gia cá nhân hóa.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên sử dụng trợ lý cá nhân dưới dạng thiết bị Internet of Things (IoT). Doanh nghiệp chỉ cần cài đặt tích hợp đề xuất sản phẩm có tính chất tương tự trên trang web của mình là vẫn có thể cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng mà không xâm phạm quyền riêng tư.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 22/12/2024
3.3. Công nghệ thực tế ảo (AR) phá vỡ rào cản của mua sắm trực tuyến

Công nghệ thực tế ảo (AR) cho phép khách hàng có thể trải nghiệm trực quan các sản phẩm, dịch vụ mà mình quan tâm một cách đa chiều thay vì chỉ đọc chữ và nhìn ảnh sản phẩm. Nhờ đó, khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt hơn mà không cần phải qua cửa hàng thực.

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng mô hình ảo của sản phẩm, dịch vụ, cửa hàng. Hoặc doanh nghiệp có thể ghép nối mô hình ảo của sản phẩm vào bối cảnh thực của người mua giúp gia tăng cảm nhận chân thực.

Ví dụ: Nhà bán lẻ nội thất Burrow đã sử dụng công nghệ thực tế ảo (AR) để cho khách hàng thấy sản phẩm của thương hiệu trong như thế nào trong không gian sống của mình. Một số thương hiệu lại tạo ra phiên bản toàn cảnh 360 độ của cửa hàng thực trên sàn thương mại điện tử để khách hàng dạo qua trải nghiệm.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong thương mại điện tử
Hình 5: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) sẽ mang lại những trải nghiệm chân thực cho khách hàng khi mua sắm trên trang thương mại điện tử.
3.4. Sự bùng nổ của các phương thức thanh toán trực tuyến

Đại dịch Covid-19 diễn ra đã kéo theo hàng loạt xu hướng mua hàng, trong đó có phương thức thanh toán trực tuyến. Thay vì thanh toán trực tiếp sau khi nhận hàng như trước đây, ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán qua ngân hàng trực tuyến, ví điện tử, các nền tảng blockchain

Bởi đây là hình thức thanh toán đơn giản, tiện lợi, không tiếp xúc, giúp phòng trừ dịch bệnh. Hơn nữa, khách hàng còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác từ nhà cung cấp khi lựa chọn phương thức thanh toán này.

Bên cạnh đó, dịch vụ mua trước trả sau thông qua phương thức thanh toán trực tuyến cũng ngày càng phát triển và được nhiều khách hàng lựa chọn. Đây là dịch vụ phù hợp với các mặt hàng cao cấp, đắt tiền mà khách hàng thích, muốn nhưng không cần thiết phải mua. Khi sử dụng dịch vụ mua trước trả sau, khách hàng có thể thanh toán hàng tháng không lãi suất nên càng muốn mua hơn.

Nhờ sự bùng nổ của các phương thức thanh toán trực tuyến này mà việc xử lý thanh toán đơn giản, dễ dàng hơn. Thời gian quay vòng vốn của doanh nghiệp nhanh hơn. Thêm nữa, việc ngày càng có nhiều khách hàng mua mặt hàng “muốn nhưng chưa cần” sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng và thu được lợi nhuận cao hơn.

Giải pháp: Doanh nghiệp nên đa dạng các phương thức thanh toán mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng hơn. Đồng thời, doanh nghiệp cần kết hợp với các đơn vị cung cấp phương thức thanh toán tạo ra nhiều ưu đãi để khuyến khích khách mua hàng.

Đa dạng các phương thức thanh toán trực tuyến
Hình 6: Đa dạng các phương thức thanh toán trực tuyến
3.5. Headless và API-driven eCommerce tiếp tục đổi mới

Headless eCommerce là cơ sở dữ liệu lưu trữ sở thích đặt hàng của khách hàng. Dữ liệu này sẽ được truyền liên tục đến nhiều giao diện người dùng thông qua giao diện lập trình ứng dụng (API). Hơn nữa, Headless eCommerce còn thân thiện với SEO, tương thích với nhiều thiết bị. Điều này giúp cho việc mua sắm được cá nhân hóa trên nhiều thiết bị một cách dễ dàng.

Vì thế, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng, đổi mới Headless và API-driven eCommerce để mang đến trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa trên nhiều thiết bị của khách hàng tốt hơn.

3.6. Doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hoá các công cụ

Tối ưu hóa chuyển đổi (CRO) đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử. Nếu như các kỹ thuật SEO hướng khách hàng truy cập vào các trang web của doanh nghiệp thì các chiến lược CRO sẽ giúp chuyển đổi những khách truy cập đó thành khách hàng.

CRO nhấn mạnh vào việc tối ưu hóa lặp đi lặp lại. Trong chiến lược này, quản trị viên sẽ  điều chỉnh trang web nhiều lần và đo lường kết quả xem các điều chỉnh này có tốt hay không. Đôi khi một vài điều chỉnh nhỏ như mô tả sản phẩm, dịch vụ sáng tạo hơn, chỉnh sửa thiết kế trang, tùy chọn điều hướng tốt hơn, thanh toán đơn giản hơn cũng làm cho quá trình mua hàng trở nên dễ dàng và tăng khả năng mua hàng của khách.

Nhìn chung, CRO tốt có thể mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà bán lẻ điện tử. Vì thế, khi chuyển đổi số thương mại điện tử, doanh nghiệp nên đầu tư vào CRO.

4. Lời khuyên cho doanh nghiệp khi chuyển đổi số trên nền tảng thương mại điện tử

Bên cạnh việc cập nhật thường xuyên những xu hướng chuyển đổi số và thương mại điện tử mới nhất, doanh nghiệp cũng cần chú ý những điều sau:

  • Tăng trải nghiệm người dùng để tăng năng suất và giữ chân khách hàng: Doanh nghiệp nên tập trung vào nhiều khâu, từ giới thiệu sản phẩm, xem hàng, đặt hàng, thanh toán đến trả hàng, hoàn tiền, chăm sóc trước, trong và sau bán hàng. Điều này sẽ gia tăng trải nghiệm tốt và thúc đẩy khách hàng mua hàng.
  • Đầu tư vào các quy trình kỹ thuật số thông minh để tăng tốc hoạt động, giảm chi phí và khác biệt hóa dịch vụ: Các quy trình kỹ thuật số thông minh sẽ giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên đơn giản hơn, tạo nên sự khác biệt để cạnh tranh với đối thủ. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ vận hành nhanh hơn và cắt giảm được chi phí.
  • Hiểu rõ hơn và kiểm soát các tài sản kỹ thuật số để làm cho hoạt động kinh doanh đơn giản hơn: Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ tài sản kỹ thuật số mình sử dụng và vận dụng nó một cách hiệu quả để hoạt động tốt hơn.
  • Nâng cao cơ sở hạ tầng và hoạt động mạnh mẽ để linh hoạt hơn: Doanh nghiệp cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và vận dụng chúng một cách linh hoạt cho phù hợp với từng hoàn cảnh để thu được lợi ích cao nhất.
  • Kiểm soát các số liệu phân tích để có được thông tin chi tiết hữu ích và có lợi thế cạnh tranh: Dựa trên các số liệu thu được từ thương mại điện tử, doanh nghiệp hiểu khách hàng hơn để phục vụ hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Qua trên có thể thấy chuyển đổi số và thương mại điện tử có mối qua hệ khăng khít. Thương mại điện tử là một phần quá trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thương mại điện tử thành công, doanh nghiệp cần có một đơn vị tư vấn chiến lược phù hợp.

Nghiên cứu nổi bật
01. 3 xu hướng mới của ngành tài chính trong bối cảnh sau đại dịch 02. PropTech là gì? Xu hướng ứng dụng PropTech trong ngành bất động sản tại Việt Nam 03. Ngành bán lẻ: Công nghệ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng 04. Skywise – Trái tim của ngành hàng không
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận