Cách thức áp dụng Lean Six Sigma trong ngành dầu khí (Oil & Gas) - FPT Digital
Cách thức áp dụng Lean Six Sigma trong ngành dầu khí (Oil & Gas)
Digital Strategy

Cách thức áp dụng Lean Six Sigma trong ngành dầu khí (Oil & Gas)

Các thách thức lớn nhất của ngành dầu khí (Oil & Gas) đang đối mặt là biến động về giá cả và môi trường kinh tế – chính trị, đổi mới công nghệ, nhiều tiêu chuẩn quy định cần phải thích ứng với môi trường pháp lý. Những thách thức này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp trong ngành cần tìm ra phương pháp tiếp cận giải quyết một cách thận trọng và có tầm nhìn dài hạn gắn với nguyên tắc cải tiến liên tục. Đó là lý do tại sao mô hình Lean Six Sigma đang thu hút được sự chú ý trong lĩnh vực dầu khí.

1. 5 Thách thức của ngành dầu khí

5 thách thức lớn nhất hiện nay của ngành dầu khí toàn cầu(1), đang phải đối mặt là sự kết hợp của các yếu tố kinh tế, công nghệ và môi trường. Những thách thức này bao gồm sự biến động và không chắc chắn đang gia tăng, các quy định về môi trường, chuyển đổi sang nhiên liệu có hàm lượng carbon thấp, an ninh mạng và thiếu hụt nhân tài.

ngành dầu khí
Hình 1: 5 thách thức của ngành dầu khí
  • Sự biến động và không chắc chắn đang gia tăng: Ngành dầu khí đang phải đối mặt với sự biến động và không chắc chắn ngày càng tăng khi nảy sinh các vấn đề địa chính trị, kinh tế và môi trường. Tương lai của ngành cũng có thể bị đe dọa bởi sự ra đời của các công nghệ mới, chi phí sản xuất dầu ngày càng tăng và khí hậu toàn cầu đang thay đổi
  • Những quy định về môi trường: Ngành công nghiệp dầu khí đang phải đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng về tác động đối với môi trường và nhu cầu giảm thiểu hoặc quản lý lượng khí thải carbon trở thành ưu tiên hàng đầu
  • Chuyển đổi sang nhiên liệu carbon thấp: Biến đổi khí hậu toàn cầu đang thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi từ nhiên liệu có hàm lượng carbon cao sang các nguồn thay thế có hàm lượng carbon thấp, chẳng hạn như các nguồn năng lượng tái tạo và khí đốt tự nhiên hình thành qua công nghệ điện phân hydro
  • An ninh mạng: An ninh mạng là một thách thức lớn đối với ngành khi tin tặc mạng có thể dễ dàng truy cập vào lượng lớn dữ liệu nhạy cảm do các công ty dầu khí nắm giữ
  • Thiếu hụt nhân tài: Do dân số trong ngành đang già đi, với nhiều công nhân có kinh nghiệm nghỉ hưu hoặc rời bỏ ngành. Đồng thời, ngành dầu khí đang trải qua những thay đổi nhanh chóng do hướng tới các nguồn năng lượng sạch hơn, triển khai các công nghệ mới và tăng cường tự động hóa. Những thay đổi này tạo ra nhu cầu về các bộ kỹ năng mới mà nhiều nhân sự hiện tại trong ngành không được trang bị hay tiếp cận đầy đủ.

Các thách thức này đòi hỏi nhà quản trị ngành dầu khí cần có tầm nhìn dài hạn và khả thi áp dụng nguyên tắc cải tiến liên tục trong toàn hệ thống gắn với công nghệ số. Phương pháp cải tiến liên tục trong toàn hệ thống là cách tiếp cận của mô hình Lean Six Sigma.

2. Áp dụng mô hình Lean Six Sigma cho ngành dầu khí

Lean Six Sigma là một phương pháp nhằm cải thiện hiệu suất và giảm sự sai khác bằng cách loại bỏ lãng phí một cách có hệ thống thông qua nỗ lực hợp tác của các nhóm. Lean Six Sigma đã được giới thiệu đến Hoa Kỳ vào năm 1986 như một cách để cạnh tranh với Kaizen, một phương pháp cải tiến liên tục được các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng. Phương pháp cải tiến liên tục này thường được sử dụng để loại bỏ 8 loại lãng phí sau: Khiếm khuyết, sản xuất thừa, đợi chờ, tài năng không được sử dụng, vận tải, tồn kho, vận động, xử lý thêm. Chính 8 loại lãng phí này là nguyên nhân kéo dài thêm thời gian gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Lean và những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong sản xuất

Việc áp dụng Lean Six Sigma trong ngành dầu khí, giống như bất kỳ ngành phi sản xuất nào khác, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc làm nền tảng. Nếu không nắm được các nguyên tắc nền tảng, các nhà quản trị có thể cố gắng sao chép cách Toyota thực hiện, xu hướng dẫn đến cách tiếp cận dựa trên việc sử dụng các công cụ mới như 5S hoặc Kanban hơn là đảm bảo cách tư duy mới về cách giải quyết vấn đề. Khi đó kết quả áp dụng mô hình này thường dẫn đến những cải tiến ngẫu nhiên và khó duy trì trong vận hành.

Hình 2: Những nguyên tắc nền tảng của Lean Six Sigma

Về cơ bản, Lean Six Sigma yêu cầu những người thực hành cần nắm bắt được những nguyên tắc nền tảng sau:

  • Hiểu giá trị mà quy trình mang lại
  • Xác định trạng thái lý tưởng cho hoạt động, hệ thống và kinh doanh
  • Hiểu được thực trạng hiện tại và những khoảng trống cần được lấp đầy
  • Khám phá nguyên nhân gốc rễ của những khoảng trống
  • Xây dựng kế hoạch giải quyết các khoảng trống, bao gồm các biện pháp đề xuất
  • Liên tục so sánh điều kiện lý tưởng và hiện tại, định hướng thu hẹp những khoảng cách mới

Trong lĩnh vực dầu khí, cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho từng quy trình, tài sản hoặc toàn bộ tổ chức. Mục tiêu cuối cùng là sự hoàn hảo liên quan đến an toàn, sự cố tràn, sự chậm trễ, gián đoạn. Vấn đề đặt ra không phải là liệu sự hoàn hảo có khả thi hay không. Nhân sự thuộc tổ chức cảm thấy việc làm cho vấn đề trở nên rõ ràng và nỗ lực khắc phục chúng là chức năng cốt lõi trong công việc của họ.

3. Câu chuyện thành công trong ngành

Câu chuyện thứ nhất: Cải tiến di chuyển giàn khoan.

Một công ty dầu khí hàng đầu nhận thấy thời gian di chuyển giàn khoan trung bình của đội tàu thử nghiệm cho 8 giàn khoan trọng điểm bị vượt kế hoạch 4 ngày. Điều này đã thúc đẩy việc triển khai Lean Six Sigma để tối ưu hóa hoạt động di chuyển giàn khoan. Một nhóm được giao nhiệm vụ xác định và giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong quá trình di chuyển giàn khoan. Nhờ phương pháp tiếp cận DMAIC (Define, Measure, Analyze, Improve, Control)(2), trong Lean Six Sigma, tạo ra các khuyến nghị mới mà 70% trong số đó đã có hiệu lực ngay lập tức. Hiệu suất di chuyển giàn khoan đã được cải thiện 61% và có thêm 258 ngày để có cơ hội sản xuất dầu là một kết quả tích cực khác.

Hình 3: Cải tiến di chuyển giàn khoan giúp tăng hiệu suất

Câu chuyện thứ hai: Tối ưu hóa hàng tồn kho.

Nhà thầu khoan cung cấp dịch vụ khoan bằng cách sử dụng các thiết bị ngoài khơi và tàu khoan. Đội tàu của công ty có tính sẵn sàng cao là điều cần thiết để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Các vấn đề tồn tại sự thiếu hiệu quả điển hình như hàng tồn kho dư thừa và lỗi thời tạo tác động tiêu cực lớn đến hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng.; thiếu khả năng hiển thị hàng tồn kho dẫn tới không ai biết chính xác có bao nhiêu hàng tồn kho trong bất kỳ giàn khoan hoặc khu vực lưu trữ nào.; quy trình kiểm kê không được ghi chép hoặc kiểm soát tốt. Một nhóm được giao nhiệm vụ xác định và giảm thiểu sự thiếu hiệu quả trong quy trình toàn chuỗi cung ứng. Tất cả các thiếu sót đã được xác định, dẫn đến tăng khả năng hiển thị và kiểm soát hàng tồn kho, trưng dụng hiệu quả với độ chính xác cao.

Kết luận: Lean Six Sigma có nhiều lợi thế khi được áp dụng chặt chẽ để giải quyết bất kỳ vấn đề nào của doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí từ vận hành đến quản lý, tài chính, hậu cần hay những mảng khác. Việc áp dụng Lean Six Sigma giúp giải quyết hiệu quả những thách thức chỉ khi lựa chọn các công cụ thực thi và thống kê phù hợp. Đồng thời các nhà quản trị cần định hướng mục tiêu sử dụng Lean Six Sigma đảm bảo cải tiến liên tục và giảm thiểu sai sót. Yêu cầu cương quyết để thành công đó là các nhà quản trị cần xây dựng môi trường doanh nghiệp có sự hợp tác, giao tiếp nhóm gắn kết ở mọi cấp độ, cùng với việc tạo lập, thực thi, sửa đổi những quy định, chính sách của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phương pháp tiếp cận Lean Six Sigma đem lại.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) Lawrence Ogbonnah. Top Five Challenges Facing the Oil and Gas industry
(2) purdue.edu. DMAIC Vs. DMADV

Nghiên cứu nổi bật
01. Chuyển đổi số trong ngành bất động sản: Xu hướng và giải pháp thực hiện 02. Hiện trạng áp dụng thị giác máy tính vào đô thị thông minh 03. Điện toán biên – giải pháp mang lại nhiều lợi thế cho ngành bất động sản 04. 3 nhóm ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả năm 2022
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận