Tín chỉ carbon và tín chỉ bù đắp carbon là khái niệm hay bị nhầm lẫn trên thị trường. Trong những năm qua, đã có hơn 36 triệu tín chỉ bù đắp carbon nói chung được bán ra ở Việt Nam. Việc hiểu rõ nguồn gốc và cơ chế giao dịch của chúng trên thị trường giao dịch carbon tự nguyện hoặc bắt buộc mở ra cơ hội vô cùng lớn cho doanh nghiệp tiên phong đón đầu xu thế.
1. Thị trường carbon: Xu hướng tất yếu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Thị trường carbon xuất hiện từ năm 1997, với việc thông qua Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Theo Nghị định thư này, các quốc gia phát triển có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính. Các quốc gia có thể đáp ứng nghĩa vụ này bằng cách giảm phát thải trực tiếp, hoặc mua lại các chứng chỉ giảm phát thải từ các quốc gia khác. Thị trường carbon, theo đó, bao gồm “thị trường carbon bắt buộc” và “thị trường carbon tự nguyện”. Sự khác biệt giữa hai loại thị trường này được trình bày qua bảng sau:
Trên thế giới, hiện có 58 quốc gia phát triển thị trường carbon, 27 quốc gia áp dụng thuế carbon và một số quốc gia áp dụng cả hai. Tại Việt Nam, thị trường carbon cũng đang được triển khai xây dựng với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Dự kiến đến năm 2028, Việt Nam sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon. Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Theo đó, giai đoạn đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ tập trung xây dựng các quy định quản lý, vận hành thị trường carbon, bao gồm:
- Quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon;
- Quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon;
- Hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế;
- Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Giai đoạn từ năm 2028, thị trường carbon Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động, bao gồm các hoạt động:
- Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức;
- Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.
2. Tín chỉ carbon là gì?
Tín chỉ carbon là một chứng nhận đại diện cho việc giảm phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2). Các tín chỉ carbon được giao dịch trên thị trường carbon, nơi các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể mua và bán tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng khí nhà kính mà họ phát thải. Ví dụ, mặc dù Apple đã nỗ lực chuyển đổi sang dùng điện sạch, linh kiện điện thoại sản xuất bằng nhôm tái chế, tuy nhiên lượng phát thải ra môi trường vẫn còn hơn 300.000 tấn CO2. Để giải quyết vấn đề này, bắt đầu từ 2020, Apple đã mua hơn 324.000 tín chỉ bù đắp carbon từ các dự án trồng rừng và điện tái tạo để đạt mục tiêu Net Zero.
Giá mỗi tín chỉ carbon trung bình dao động từ 230.000 đồng đến 2.300.000 đồng. Trong những năm qua, đã có hơn 36 triệu tín chỉ carbon được bán ra ở Việt Nam. Giả định mức giá trung bình mỗi tín chỉ carbon là 1.000.000 đồng. Tổng giá trị thu về doanh nghiệp là 36.000 tỷ đồng (1,8 tỷ đô la Mỹ). Theo McKinsey (2022), dự phóng đến năm 2030-2050, số lượng tín chỉ carbon có thể tăng lên gấp 5-10 lần, đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp điện tái tạo và doanh nghiệp có đầu tư vào các dự án trồng rừng.
3. Phân biệt Tín chỉ Carbon (Carbon Credit ) và Tín chỉ Bù đắp Carbon (Carbon Offset Credit)
Tại, Việt Nam, hai khái niệm trên còn chưa được phân biệt rõ ràng, và thường bị sử dụng nhầm lẫn. Tuy hai loại tín chỉ này có nhiều nét tương đồng nhưng chúng có sự khác biệt về nguồn gốc, mục đích và cách thức hoạt động.
Tín chỉ carbon (carbon credit) là một đơn vị đo lường tương đương với một tấn CO2e (carbon dioxide) mà một tổ chức được phép phát thải. Các tín chỉ carbon được phát hành bởi các cơ quan quản lý và được giao dịch trong thị trường carbon bắt buộc. Trong cơ chế này, chính phủ đặt ra một giới hạn phát thải cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lượng phát thải dưới mức yêu cầu sẽ dư ra một lượng tín chỉ carbon và có thể bán chúng trên thị trường carbon bắt buộc. Ngược lại, các doanh nghiệp phát thải nhiều hơn yêu cầu sẽ phải mua tín chỉ carbon từ các doanh nghiệp khác để bù đắp.
Mục đích của tín chỉ carbon là để khuyến khích các doanh nghiệp giảm phát thải. Nếu họ làm tốt hơn yêu cầu, doanh nghiệp sẽ có quyền bán những tín chỉ carbon để bù đắp lại chi phí chuyển đổi xanh, góp phần gia tăng lợi nhuận.
Nếu như tín chỉ carbon được giao dịch ở thị trường bắt buộc trong khi đó tín chỉ bù đắp carbon được giao dịch trên thị trường tự nguyện. Cơ chế sinh ra tín chỉ bù đắp carbon đến từ 02 nguồn chính:
- Dựa trên thiên nhiên: Bao gồm trồng rừng, bảo tồn rừng và các dự án bảo vệ môi trường khác nhằm mục đích hấp thụ CO2 (carbon dioxide) từ khí quyển.
- Dựa trên công nghệ: Bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường và các công nghệ khác nhằm giảm phát thải trực tiếp.
Khi một dự án bù đắp carbon được hoàn thành, tổ chức phát triển dự án có thể bán tín chỉ bù đắp carbon cho các công ty khác trên thị trường carbon tự nguyện. Các công ty mua bù đắp carbon có thể sử dụng chúng để bù đắp cho lượng khí nhà kính mà họ đã phát thải.
Mua tín chỉ carbon là một cách để các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp bù đắp cho lượng khí thải carbon của họ. Có nhiều cách khác nhau để mua tín chỉ carbon, mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng.
- Mua trực tiếp từ nhà phát triển dự án: Đây là cách trực tiếp nhất để mua tín chỉ carbon. Chúng ta có thể mua tín chỉ trực tiếp từ các tổ chức hoặc doanh nghiệp đang thực hiện các dự án giảm phát thải carbon.
- Ưu điểm:
- Biết chính xác nguồn gốc của tín chỉ carbon mà mình mua.
- Có thể hỗ trợ trực tiếp các dự án giảm phát thải carbon.
- Nhược điểm:
- Quy trình mua bán phức tạp và tốn thời gian.
- Có thể phải trả giá cao hơn cho mỗi tín chỉ carbon.
- Ưu điểm:
- Mua từ nhà môi giới: Nhà môi giới là các tổ chức trung gian giúp kết nối người mua và người bán tín chỉ carbon.
- Ưu điểm:
- Quy trình mua bán đơn giản và nhanh chóng hơn.
- Chúng ta có thể dễ dàng tìm được tín chỉ carbon phù hợp với nhu cầu của mình.
- Nhược điểm:
- Không biết chính xác nguồn gốc của tín chỉ carbon
- Phải trả phí hoa hồng cho nhà môi giới.
- Ưu điểm:
- Mua từ sàn giao dịch: Sàn giao dịch carbon là nơi các nhà đầu tư và doanh nghiệp giao dịch tín chỉ carbon.
- Ưu điểm:
- Có thể mua tín chỉ carbon với số lượng lớn.
- Có thể kiếm lợi nhuận từ việc giao dịch tín chỉ carbon.
- Nhược điểm:
- Không biết chính xác nguồn gốc của tín chỉ carbon mà mình mua.
- Phải trả phí giao dịch cho sàn giao dịch.
- Ưu điểm:
Đến năm 2028, Việt Nam sẽ chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện. Đến lúc đó doanh nghiệp có thể mua bổ sung tín chỉ bù đắp carbon để đạt mục tiêu Net Zero. Giai đoạn hiện tại là lúc doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo kiểm kê phát thải theo quy định của Việt Nam và thế giới để hạn chế rủi ro pháp lý và nắm lấy thời cơ đến từ dòng chảy chuyển dịch “nhà cung cấp xanh” đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.