Quản trị số – mô hình vận hành vững chắc với trọng tâm quản trị dữ liệu - FPT Digital
Quản trị số – mô hình vận hành vững chắc với trọng tâm quản trị dữ liệu
Data & Analytics

Quản trị số – mô hình vận hành vững chắc với trọng tâm quản trị dữ liệu

Quản trị số (digital governance) là một khung quản trị chặt chẽ và có tính linh hoạt xoay quanh các năng lực trên nền tảng số với mục tiêu lấy dữ liệu làm trọng tâm, đây được coi là một trong những hướng đi chiến lược giúp doanh nghiệp nâng tầm về mức độ trưởng thành số, thúc đẩy chuyển đổi số và hỗ trợ cho sự đổi mới không ngừng.

Trong thời đại số hiện nay, chuyển đổi số đang trở thành một xu hướng tất yếu phải thực hiện của bất kì doanh nghiệp (DN) nào nếu không muốn bị khách hàng của chính họ bỏ lại phía sau. Nhưng khi bắt tay vào việc chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, cần phải nâng cấp và tích hợp hệ thống thì hầu hết các DN đều nhận thấy các dữ liệu bị trùng lặp, hầu hết chỉ có các mảnh ghép nhỏ là các quy định, quy trình được ban hành một cách lẻ tẻ, rời rạc và hiếm khi được quản lý một cách bài bản.

Tại Việt Nam, một số tập đoàn lớn đa quốc gia đã xây dựng và triển khai cho mình mô hình quản trị dưới dạng các bản quy hoạch, tuy nhiên hầu hết các nguyên tắc được thiết kế dựa trên nhu cầu vận hành là chính. Điều này có thể dẫn tới mô hình vận hành chưa được tiếp cận một cách tổng thể, không bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại số và có thể làm phát sinh các mâu thuẫn trong quá trình thực thi.

Đây rõ ràng là một trở ngại rất lớn cho mọi quá trình chuyển đổi vì chưa có một khung quản trị chung, hoặc khung quản trị chưa đầy đủ sẽ dẫn đến sự thiếu nhất quán hoặc bỏ sót những khía cạnh quan trọng khi đưa ra các quyết định quản trị.

Như vậy, việc hoạch định một bộ khung quản trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt là dưới sự thay đổi liên tục thị trường, nhu cầu của khách hàng thậm chí là các chuyển biến về mô hình tổ chức, vận hành có tính thời điểm rất cao của chính doanh nghiệp.

Xuất phát từ thực tế này, kết hợp với sự phát triển không ngừng của các nền tảng công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một khung quản trị chặt chẽ nhưng vẫn đủ linh hoạt xoay quanh các năng lực trên nền tảng số lấy dữ liệu làm trọng tâm, đó là Quản trị số (digital governance).

Quản trị số là gì?

Các năng lực trên nền tảng số cơ bản gồm 2 mảng chính:

  • Khả năng triển khai sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các công cụ số (website, ứng dụng di động và các loại ứng dụng chạy trên các thiết bị số).
  • Khả năng quản lý, phân công, đánh giá trách nhiệm, tương tác và theo dõi hiệu quả hoạt động thông qua các công cụ số.

Việc xây dựng một mô hình với đầy đủ các quy tắc, quy trình, giá trị, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tạo khuôn mẫu cho cách các công cụ và dịch vụ trên các nền tảng số, đó chính là xây dựng một mô hình quản trị số. Ngoài ra, một mô hình quản trị đầy đủ còn phải bao gồm một tập hợp các chính sách và nguyên tắc hướng dẫn triển khai và vận hành các công cụ và dịch vụ trong mô hình.

Chính sách quản trị kỹ thuật số là một tập hợp các quy định hướng dẫn cách quản lý rủi ro và đảm bảo rằng những người tham gia vào các quy trình kỹ thuật số không đi chệch khỏi sứ mệnh của công ty hoặc các giá trị cốt lõi khác liên quan đến sự hiện diện trực tuyến của tổ chức, sự tuân thủ trong hoạt động hàng ngày.

Chính sách kỹ thuật số cũng đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng và hiệu quả kỹ thuật số. Mỗi chính sách trong quản trị số của doanh nghiệp phải bao gồm các tiêu chuẩn về những gì được phép và không được phép trên internet cũng như đối với các hoạt động trên từng công cụ số.

Quản trị dữ liệu, trọng tâm của quản trị số

Một trong những hạng mục quan trọng nhất của quản trị số là quản trị dữ liệu. Xây dựng đầy đủ các nguyên tắc và chính sách, trong đó lấy việc quản lý tất cả các nguồn dữ liệu, phân tích và đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp dựa trên minh chứng từ số liệu là mục tiêu hàng đầu của quản trị dữ liệu. Theo kinh nghiệm tư vấn triển khai Chuyển đổi số tại các DN, FPT Digital cho rằng quản trị dữ liệu là nguồn gốc và là trọng tâm của một mô hình quản trị số trong mỗi doanh nghiệp hiện đại.

Để quản trị dữ liệu hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một khung quản trị với mục tiêu chất lượng dữ liệu làm hàng đầu. Tham khảo vận dụng một cách phù hợp khung quản trị dữ liệu với 6 cấu phần sau để làm chủ được mô hình quản trị dữ liệu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về quản trị trong khi vẫn đảm bảo những nét độc đáo mà chỉ doanh nghiệp mình có được.

Khung quản trị dữ liệu trong quản trị số
Hình mô tả khung quản trị dữ liệu

Mục tiêu của quản trị số

Trước tiên, quản trị số được kì vọng là đòn bẩy giúp doanh nghiệp nâng tầm về mức độ trưởng thành số, thúc đẩy chuyển đổi số và hỗ trợ cho sự đổi mới không ngừng nghỉ. Với sự minh bạch trong thông tin do dữ liệu mang lại, không chịu tác động bởi con người sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những rủi ro tiềm ẩn, các vấn đề pháp lý và chủ động ngăn chặn các nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các quyết định kịp thời nhờ các nền tảng xử lý dữ liệu thời gian thực.

Thứ hai, quản trị số sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách linh hoạt và nhanh nhẹn, mang tới khả năng thích ứng trong thời đại tiến hóa và đột phá ngày nay.

Bài đọc nhiều nhất
Data & Analytics 18/11/2024
 

Cách tiếp cận trong xây dựng và triển khai quản trị số

Điều quan trọng là việc xây dựng và triển khai quản trị số trong trong doanh nghiệp phải xuất phát từ quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo, đây cũng là tiền đề quan trọng nhất để khởi động chương trình xây dựng mô hình quản trị số. Cấp lãnh đạo cao nhất của DN phải xác định được phương hướng, chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp với tầm nhìn đủ dài để làm kim chỉ nam cho toàn bộ mô hình quản trị số, từ đó xây dựng khung quản trị mục tiêu muốn trở thành.

Công tác xây dựng hệ thống hóa toàn bộ mô hình quản trị hiện tại nên thông qua các phiên làm việc ở tất cả các bộ phận của doanh nghiệp nhằm tổng hợp và xác định doanh nghiệp đã có gì, còn thiếu gì ở đâu, đề xuất các phương thức xử lý các vấn đề đang gặp phải, bổ sung các hạng mục còn thiếu.

Cuối cùng là xác định các điểm cốt lõi cần chuyển dịch sang mô hình mới, đánh giá tính khả thi và giả lập các khả năng xảy ra nhằm tìm ra các bộ tiêu chuẩn, chính sách, quy tắc phù hợp nhất cho từng hạng mục trong mô hình quản trị số đang hướng đến.

Thích ứng một cách linh hoạt với sự thay đổi liên tục cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường chưa bao giờ là một điều dễ dàng với bất kì doanh nghiệp nào. Hãy chuẩn bị cho doanh nghiệp mình những năng lực vững chắc và khả năng tận dụng triệt để giá trị của các nguồn dữ liệu bằng một mô hình quản trị số vừa hiện đại vừa linh hoạt.

Các doanh nghiệp có thể hoàn toàn tự xây dựng và triển khai mô hình quản trị số phù hợp nhất với đặc thù của chính mình, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng nếu kết hợp với một đơn vị tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm, có phương pháp triển khai hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy doanh nghiệp bắt đầu sớm và đưa mô hình quản trị số vào vận hành thực tế nhanh nhất.

Nghiên cứu nổi bật
01. Voice of customer – Liệu có thực sự dễ dàng? 02. Hiện trạng áp dụng thị giác máy tính vào đô thị thông minh 03. Ứng Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Bảo Mật Thông Tin Tài Chính 04. Các hãng hàng không trong thời đại số – Tối ưu hóa hay chuyển đổi số?
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận