AI thay đổi góc nhìn và định hướng đối với các lãnh đạo ngành Ngân hàng
Artificial Intelligence

AI thay đổi góc nhìn và định hướng đối với các lãnh đạo ngành Ngân hàng

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa toàn diện mọi lĩnh vực, và ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đối với ban lãnh đạo ngành ngân hàng, AI không chỉ là một công cụ hỗ trợ mà còn là một yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

1. AI đang thay đổi góc nhìn và định hướng của các lãnh đạo ngành ngân hàng thế nào?

Dựa trên nghiên cứu của McKinsey [1], công nghệ AI có khả năng mang lại giá trị gia tăng lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Mối quan tâm liên quan đến AI tăng trưởng nhanh chóng trên toàn thế giới khi được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khiến các nhà quản lý đặt niềm tin lớn hơn vào công nghệ này. Các phân tích của Statista cho thấy việc triển khai AI trong lĩnh vực tài chính được dự đoán sẽ chứng kiến ​​​​sự tăng trưởng đáng kể từ năm 2022 đến năm 2025.

Các phát hiện cho thấy sự gia tăng đáng chú ý trong ứng dụng quan trọng của AI trong ngành, dự kiến ​​sẽ tăng từ chỉ 8% vào năm 2022 lên mức đáng kể 43% vào năm 2025. Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp ứng dụng AI sẽ giúp mở ra các khả năng về đổi mới sáng tạo cho các ngành, tiêu chuẩn hóa các hoạt động ứng dụng và cải thiện nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Với tác động ngày càng tăng và đã được chứng minh rõ ràng trong thực tế, sự quan tâm của doanh nghiệp hướng đến tập trung vào thời gian thực hiện và mức độ triển khai được đến đâu tùy thuộc vào năng lực của doanh nghiệp. Trong số các ngành có nhiều tác động từ AI, ngân hàng là một trong những ngành nghề có cơ hội sử dụng nhiều nhất do các yếu tố đặc thù sau:

  • Sự sẵn sàng và mức độ xác thực của dữ liệu trong ngành ngân hànglợi thế khi ứng dụng AI so với các ngành nghề khác.
  • Là ngành nghề có mức độ trưởng thành số cao trên thế giới với các hoạt động đầu tư về CNTT được thực hiện từ nhiều năm.
  • Nhân sự đã có thói quen trong việc sử dụng công nghệ để xử lý các hoạt động nghiệp vụ thường nhật, việc ứng dụng các công nghệ đột phá như AI.
  • Nhiều tác vụ được thực hiện lặp đi lặp lại và nhu cầu cao kết nối thông tin trên nhiều tác động nghiệp vụ thủ công.
Hình 1: Giá trị tiềm năng do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra trong ngành ngân hàng năm 2023, theo mảng kinh doanh [2]
Hình 1: Giá trị tiềm năng do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra trong ngành ngân hàng năm 2023, theo mảng kinh doanh [2]

Các nhà lãnh đạo hiểu tầm quan trọng và khả năng của AI, nhưng nhiều người gặp thách thức trong việc triển khai hiệu quả các sáng kiến ​​AI trong tổ chức của mình. Nhiều phòng ban và các khối nghiệp vụ trong doanh nghiệp sẽ thực hiện điều hành các dự án AI riêng lẻ. Ban đầu, điều này có thể mang đến các tín hiệu tích cực với sự tham gia và cam kết rộng rãi của tổ chức là thành phần quan trọng cho quá trình chuyển đổi AI.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp – chủ yếu là doanh nghiệp lớn – cho biết họ đã đạt đến điểm khó có thể phối hợp khi triển khai các sáng kiến ​​cũng như thí điểm khác nhau. Các đơn vị cần thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình phù hợp cũng như tránh những hoạt động nghiên cứu phát triển trùng lặp. Lãnh đạo của doanh nghiệp mong muốn tìm hiểu cách tốt nhất để hưởng lợi từ nguồn nhân lực khan hiếm hiện có và đảm bảo năng suất được tối ưu.

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng rộng rãi trên thị trường [3], các nhà lãnh đạo cấp cao sẽ phải tạo ra các cơ cấu tổ chức phục vụ cho hoạt động tự chủ về trí tuệ nhân tạo trên quy mô lớn. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp phải từ bỏ nhiều cơ cấu công ty truyền thống đang tràn ngập các phòng họp ngày nay và tạo ra những thước đo tổ chức rất khác nhau.

Sơ đồ tổ chức của những công ty cung cấp dịch vụ tài chính hiện đại, như Alipay, WeBank, Nubank và những công ty khác, nhìn chung không giống sơ đồ tổ chức của các ngân hàng truyền thống đã dẫn đầu thế giới về dịch vụ tài chính trong 5 thập kỷ qua. Những công ty mới này tự hào có đội ngũ lãnh đạo điều hành có năng lực công nghệ sâu rộng.

Thay vì có các nhóm sản phẩm kế thừa xoay quanh các khoản thế chấp, thẻ tín dụng, v.v., sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp trong thế hế mới có xu hướng tập trung thực hiện hơn vào quan hệ đối tác, tiết kiệm, cho vay, thanh toán hoặc bảo hiểm. Ngoại trừ năng lực tài chính doanh nghiệp và các yêu cầu tuân thủ, hầu hết các giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ.

2. Các lãnh đạo ngành Ngân hàng phải thay đổi như thế nào trong bối cảnh AI được ứng dụng trong toàn bộ ngân hàng?

Ảnh minh họa: lãnh đạo thích nghi với AI/công nghệ thông tin mới
Ảnh minh họa: Lãnh đạo thích nghi với AI/công nghệ thông tin mới

2.1. Tổng giám đốc (CEO)

  • Tầm nhìn và chiến lược phát triển:

Xác định tầm nhìn AI rõ ràng phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của ngân hàng.

Xây dựng lộ trình phát triển năng lực AI dài hạn bao gồm các ưu tiên đầu tư, quan hệ đối tác tiềm năng và mục tiêu đổi mới.

  • Quản lý văn hóa và sự thay đổi:

Thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và học hỏi không ngừng để ứng dụng AI trong các hoạt động nghiệp vụ của ban lãnh đạo và các đơn vị thành viên.

Truyền đạt lợi ích và mục tiêu của các sáng kiến liên quan đến ​​AI tới tất cả các bên liên quan để thúc đẩy sự đồng tình và giảm bớt sự phản kháng.

  • Sự tham gia của các bên liên quan:

Tương tác với các bên liên quan, bao gồm thành viên hội đồng quản trị, nhà đầu tư, khách hàng và cơ quan quản lý để truyền đạt tầm quan trọng chiến lược và tác động của AI.

Trực tiếp dẫn dắt các cuộc thảo luận về những cân nhắc liên quan đến đạo đức và tác động xã hội trong việc áp dụng AI.

2.2. Giám đốc CNTT (CIO)

  • Hạ tầng và công nghệ:

Xác định các định hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT linh hoạt và dễ dàng tích hợp mở rộng giúp hỗ trợ nhanh chóng các ứng dụng AI, bao gồm điện toán đám mây, khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Triển khai các biện pháp bảo mật an toàn thông tin giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cũng như các thông tin liên quan đến mô hình AI

  • Tích hợp công nghệ:

Đảm bảo tích hợp liền mạch các công nghệ AI với các hệ thống và nền tảng sẵn có của doanh nghiệp

Làm việc với các bộ phận phòng ban nghiệp vụ để xác định các lĩnh vực mà AI có thể nâng cao hoạt động và dịch vụ.

  • Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ và đối tác công nghệ:

Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp, đối tác công nghệ AI để hợp tác.

Đàm phán hợp đồng và hợp nhất các đơn vị cung cấp dịch vụ và đối tác công nghệ để đảm bảo giá trị và hiệu quả hoạt động.

2.3. Giám đốc phụ trách dữ liệu (CDO)

  • Quản trị và quản lý dữ liệu:

Thiết lập và thực thi các chính sách quản trị dữ liệu giúp đảm bảo chất lượng, tính nhất quán và bảo mật dữ liệu.

Triển khai các biện pháp quản lý dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả.

  • Xây dựng chiến lược dữ liệu:

Phát triển chiến lược dữ liệu toàn diện hỗ trợ các sáng kiến​ AI, tập trung vào khả năng tiếp cận, khả năng sử dụng và phân tích dữ liệu.

Thúc đẩy việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong toàn bộ doanh nghiệp.

  • Xác định quyền riêng tư và tuân thủ dữ liệu:

Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như các tiêu chuẩn quốc tế GDPR và tiêu chuẩn dựa trên nghị định 13/2023/NĐ-CP

Thực hiện các biện pháp an toàn bảo mật thông tin về dữ liệu khách hàng

[fdx_postshort_code]

2.4. Giám đốc tài chính (CFO)

  • Phân bổ đầu tư và ngân sách

Phân bổ nguồn lực và ngân sách cho các dự án AI, đồng bộ với các chiến lược phát triển theo từng giai đoạn của doanh nghiệp.

Đánh giá tác động tài chính và ROI của các sáng kiến ​​AI để chứng minh cho khoản đầu tư

  • Quản lý rủi ro tài chính:

Đánh giá và giảm thiểu rủi ro tài chính liên quan đến AI, chẳng hạn như rủi ro về mô hình, chi phí tuân thủ và những gián đoạn tiềm ẩn.

Xây dựng kế hoạch dự phòng để giải quyết những thách thức tài chính không lường trước được.

>>> Đọc thêm về Ứng dụng trí tuệ nhân tạo – AI phòng tránh rủi ro gian lận trong ngân hàng

  • Liên tục đo lường hiệu suất đầu tư:

Xác định KPI để đo lường hiệu suất tài chính và tác động của các sáng kiến ​​AI.

Thường xuyên xem xét và điều chỉnh ngân sách dựa trên kết quả theo từng giai đoạn của các sáng kiến AI

2.5. Giám đốc vận hành (COO)

  • Hiệu quả hoạt động:

Xác định và ưu tiên các lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn mà AI có thể nâng cao hiệu quả, chẳng hạn như tự động hóa quy trình, phát hiện gian lận và tăng cường dịch vụ khách hàng.

Triển khai các giải pháp dựa trên AI để tự động hóa các hoạt động và giảm thiểu các chi phí vận hành của doanh nghiệp.

  • Cải tiến quy trình:

Liên tục theo dõi và cải tiến các quy trình được hỗ trợ từ AI giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu hiệu quả vận hành.

Khuyến khích các hoạt động cộng tác liên phòng ban để tích hợp các giải pháp AI một cách liền mạch vào hoạt động thường nhật của doanh nghiệp.

  • Khả năng mở rộng linh hoạt:

Đảm bảo rằng các sáng kiến ​​AI có khả năng mở rộng và linh hoạt thích ứng với chiến lược kinh doanh phát triển đang liên tục thay đổi dựa trên các yêu cầu về sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng.

Lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững và bảo trì lâu dài của các sáng kiến và nền tảng hạ tầng phục vụ AI

3. Kết luận

Bằng cách tập trung vào những định hướng hành động cụ thể, ban lãnh đạo ngành ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc tích hợp thành công AI vào nghiệp vụ ngân hàng, thúc đẩy sự đổi mới, hiệu quả và lợi thế cạnh tranh trong khi quản lý các rủi ro và thách thức liên quan. Bên cạnh đó, ngân hàng cần cân nhắc bổ sung cần được xem xét để tạo điều kiện tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả cho toàn bộ nhân sự trong doanh nghiệp.

Ảnh minh họa: Tích hợp AI vào ngân hàng
Ảnh minh họa: Tích hợp AI vào ngân hàng
  • Hợp tác phối hợp liên phòng ban: Thúc đẩy sự hợp tác giữa các chuyên gia AI và các nghiệp vụ ngân hàng liên phòng ban để tích hợp AI một cách hiệu quả, giải quyết trực tiếp các thách thức và mong muốn của nghiệp vụ thực tế.
  • Học hỏi và thích ứng liên tục: Triển khai các chương trình đào tạo huấn luyện liên tục để cập nhật cho nhân viên về những tiến bộ của AI cũng như thúc đẩy việc tổ chức các buổi workshop để khởi gợi các ý tưởng và khởi tạo văn hóa thích ứng đổi mới để đón nhận những thay đổi đang diễn ra từ AI.
  • Sử dụng AI có đạo đức và trách nhiệm: Phát triển các hướng dẫn và quy định cho việc sử dụng AI một cách có đạo đức. Doanh nghiệp cần đảm bảo tính minh bạch và công nghệ bằng trong quá trình ra quyết định dựa trên AI.

AI đã và đang tạo ra rất nhiều giá trị khổng lồ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng trong nhiều lĩnh vực quan trọng và là định hướng mũi nhọn để ngân hàng thúc đẩy năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Việc thay đổi định hướng cũng như tăng cường năng lực sử dụng AI trong các hoạt động quản trị, quản lý điều hành của ban lãnh đạo ngành Ngân hàng là việc cần thiết và cần được các ngân hàng xem xét thận trọng đối với chiến lược phát triển trong tương lai.

Ref:

[1] McKinsey. Scaling Gen AI in Banking choosing the best operating model 

[2] Statista. 2024. Value created by AI in Banking by segment. 

[3] Fidelity Information Services. 2023. How AI will change organizational design for the 21 century.

Nghiên cứu nổi bật
01. Tìm kiếm giải pháp cho những hạn chế khi nuôi trồng thủy sản thủ công tại Việt Nam 02. Quản lý vòng đời sản phẩm thúc đẩy tối ưu quy trình và nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp 03. Khai thác tiềm năng vô tận của dữ liệu đối với ngành bán lẻ 04. Ngành hàng không cất cánh chuyển đổi số
Mr. Phạm Thành Đại Lĩnh
Giám đốc khối tư vấn Nghiệp vụ Doanh nghiệp tại FPT Digital; Chuyên gia Công nghệ cấp Tập đoàn tại FPT.
Gần 15 năm làm việc trong ngành Công nghệ thông tin. Chuyên môn sâu về hệ thống Công nghệ thông tin và năng lực quản trị danh mục, giúp nhiều khách hàng trọng và ngoài nước xây dựng năng lực số để làm bản lề cho mục tiêu tăng trưởng tương lai. Tham gia vào nhiều dự án Chuyển đổi số cho các tập đoàn nhà nước, tập trung vào các giải pháp khắc phục các vấn đề trong quá trình chuyển đổi cho các tập đoàn lớn với mô hình tổ chức nặng tính silo. Trực tiếp hợp tác với McKinsey để thực hiện quy hoạch phát triển tỉnh Khánh Hoà.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận