Chuyển đổi số cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp phát triển 
Digital Strategy

Chuyển đổi số cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp phát triển 

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đã dần nhận thức được chuyển đổi số cơ hội và thách thức trong sự lan tỏa mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0. Đây không còn là việc lựa chọn mà dần trở thành xu thế phát triển tất yếu để doanh nghiệp thực sự đứng vững trước thời đại. Cơ hội chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tồn tại và bứt phá, tuy nhiên cũng cần phải trải qua nhiều thách thức.

Bài viết đưa ra mức độ quan trọng, sự cấp thiết cùng với các cơ hội của việc chuyển đổi số trong thời đại hiện nay. Cùng với đó là những thách thức mà các tổ chức gặp phải khi định hướng, triển khai, từ đó có được giải pháp gia tăng khả năng chuyển đổi số thành công.

1. Các cơ hội chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch, khả năng để thích ứng nhanh chóng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực thị trường và sự thay đổi chóng mặt của kỳ vọng của khách hàng đã trở nên thường nhật với các doanh nghiệp. Mặt khác, chuyển đổi số được xem như một cơ hội dành cho các doanh nghiệp để có được vị thế vững chắc trên thị trường và đạt được thành tựu như đã được đề ra.

1.1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

The Hackett Group đã triển khai một báo cáo gần đây. Trong đó đưa ra các nghiên cứu cho thấy các tổ chức tài chính có thể giảm hơn 40% chi phí (1) bằng cách áp dụng một cách toàn diện chuyển đổi số. Hoạt động này giúp đẩy nhanh tiến độ vận hành với một mức hiệu suất cao mà trước đây không thể đạt được. Chuyển đổi số đã mang lại sự gia tăng hiệu suất như vậy thông qua:

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị:

Chuyển đổi số giúp cải thiện sự nhanh nhạy của doanh nghiệp và tối ưu hoá hoạt động quản trị bằng cách tránh lãng phí thời gian và công sức trong các bước. Các sáng kiến số cung cấp thông tin chi tiết hơn về dữ liệu, hiệu suất và tiến độ làm việc, đồng thời đảm bảo rằng các doanh nghiệp không rơi vào trạng thái bất ngờ trước các tình huống phát sinh. Sự nhanh nhạy này của doanh nghiệp đã giúp cải thiện các vấn đề về chuỗi cung ứng, phân phối sản phẩm, ngân sách khó khăn và đình trệ triển khai các dự án.

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp cũng phải có cách theo dõi, đo lường kết quả và đánh giá các yếu tố cần thiết để quản trị trong toàn doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng sáng kiến Chuyển đổi số, doanh nghiệp tạo ra môi trường đo lường số, nơi hệ thống và người dùng được kết nối và báo cáo dựa trên số liệu thời gian thực.

  • Tối ưu hoá quy trình:  

Mô hình hoạt động truyền thống là nơi mà các hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban đều được thực hiện thủ công hoặc bán thủ công. Khi này, các hoạt động tương tác nội bộ sẽ gây lãng phí thời gian, khiến hiệu quả công việc của nhân viên bị ảnh hưởng.

Áp dụng các công nghệ mới để chuyển đổi số giúp thay đổi phương thức hoạt động của tổ chức từ truyền thống sang tự động hóa. Điều này giúp cho các quy trình diễn ra nhanh chóng, trôi chảy, tiết kiệm thời gian cho nhân sự và chi phí.

Chuyển đổi số mang lại cơ hội tự động hóa
Áp dụng công nghệ số vào thay đổi quy trình từ truyền thống sang tự động hóa
  • Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp:   

Theo HBR, 84% các giám đốc điều hành cho biết các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện khi doanh nghiệp của họ thực hiện việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp theo kịp tiến bộ công nghệ mới, tạo sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Ngoài ra, việc chuyển đổi số còn có những tác động nhất định đến độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp. Áp dụng thành công các đổi mới kỹ thuật số giúp gây dựng một hình ảnh “sexy” hơn và có tham vọng trong tương lai, qua đó gia tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.2. Mở rộng thị trường và thiết lập quan hệ đối tác

Chuyển đổi số giúp mở rộng thị trường kinh doanh thông qua việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương mại một cách dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều so với phương thức truyền thống.

Các công ty đa quốc gia có thể tìm kiếm 74% khách hàng mới trên các nền tảng số ở nhiều khu vực đô thị. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ được giao dịch online hay các nền tảng số cũng đang ngày càng gia tăng về tỷ lệ và số lượng.

Một báo cáo gần đây cho biết doanh thu thương mại điện điện tử kênh B2C liên tục tăng mạnh trong 5 năm qua (năm 2016 mới chỉ đạt xấp xỉ 5 tỷ USD thì đến năm 2020 con số đã đạt hơn gấp đôi là 11,8 tỷ USD, với mức tăng trưởng được duy trì ở 2 con số) (2) 

1.3. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có sự chuyển hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh

Công nghệ mới đã góp phần kiến tạo nên những hoạt động sản xuất kinh doanh mới hay phương thức hoạt động mang lại tiềm năng lớn hơn.

Thực tế tại Việt Nam trong thời gian gần đây, sự phát triển của các sản phẩm mới áp dụng công nghệ như: Mobile Banking, E – Commerce, Fintech, … và các ngành dịch vụ theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với các hạ tầng phục vụ chuyển đổi số ngày một mạnh mẽ. Các hoạt động này  cũng ngày càng được hoàn thiện với những nỗ lực cả từ Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Nhờ vậy, Việt Nam được đánh giá là thị trường thương mại điện tử năng động bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh các cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp rất nhiều thách thức chuyển đổi số.

Tìm hiểu thêm: Tại sao chuyển đổi số là xu thế bắt buộc với doanh nghiệp

Áp dụng công nghệ Fintech trong chuyển đổi số
Áp dụng công nghệ Fintech trong chuyển đổi số

2. Thách thức của chuyển đổi số

Trong khi tất cả mọi người đều đồng ý rằng chuyển đổi số là việc làm tối quan trọng đối với sự thành công và sống còn của tất cả các doanh nghiệp hiện nay, nhưng không ai dám khẳng định rằng việc này là đơn giản. Chuyển đổi số bao gồm nhiều mặt, cực kỳ phức tạp và chứa đầy những thách thức có thể khiến những người đứng đầu của cả một doanh nghiệp giàu kinh nghiệm nhất quay cuồng. Khi này, hàng loạt những thách thức chuyển đổi số được đặt ra cho doanh nghiệp.

2.1. Hạn chế về nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số

Mặc dù chuyển đổi số hiện nay đã lan rộng đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống và nền kinh tế, nhưng vẫn còn không ít nhân sự chưa nhận thức được đúng đắn và đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động này. Điều này dẫn đến sự hời hợt, thiếu bài bản khi hoạch định chiến lược và triển khai.

Do đó, để đối mặt với những thách thức chuyển đổi số, doanh nghiệp cần chú ý đào tạo về nhận thức để các cấp bậc nhân viên từ lãnh đạo, quản lý cấp cao & cấp trung cùng toàn thể nhân viên hiểu được và đồng lòng chung sức. Ngoài ra, việc xây dựng một lộ trình rõ ràng là một bước quan trọng quyết định hành trình chuyển đổi số tổng thể của doanh nghiệp thành công hay thất bại.

2.2. Hạn chế về năng lực công nghệ số

Với nhiều doanh nghiệp còn ít được tiếp cận và có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác các giải pháp sử dụng công nghệ mới thì việc chuyển đổi số sẽ còn khó khăn hơn muôn phần.

Con số thống kê ở các nước tại Châu Âu, 77% công ty coi việc thiếu các nguồn lực, kỹ năng về công nghệ số là rào cản lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số của họ (3). Ở một khía cạnh khác, báo cáo tại Việt Nam chỉ ra rằng thiếu nguồn nhân lực nội bộ để triển khai chuyển đổi số là vấn đề nghiêm trọng và được các công ty quan tâm nhiều nhất khi quyết định chuyển đổi số. (4) 

2.3. E ngại về vấn đề an ninh mạng, bảo mật thông tin

Với tình hình các mối đe dọa về an ninh thông tin ngày càng gia tăng, việc Chuyển đổi số sẽ không thể thành công nếu thiếu một chiến lược bảo mật phù hợp. Việc đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.

E ngại về vấn đề an ninh mạng cũng đặt ra cho doanh nghiệp các thách thức của chuyển đổi số về việc trang bị các sản phẩm, phần mềm bảo bảo mật chất lượng cao. Vấn đề bảo mật cần được thực hiện ngay từ các bước đầu của hành trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

thách thức chuyển đổi số về bảo mật thông tin
Thách thức chuyển đổi số về bảo mật thông tin trên Internet

2.4. Khó khăn trong thay đổi và điều chỉnh văn hoá tổ chức

Chuyển đổi số có thể thay đổi hoàn toàn thói quen và cách thức làm việc thường nhật của nhân viên và lãnh đạo của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự đổi mới trong vai trò, phòng ban hoặc tái cơ cấu lại tổ chức, văn hoá doanh nghiệp theo một định hướng số mới.

Các doanh nghiệp vừa và lớn có bộ máy, quy trình vận hành, làm việc phức tạp cùng các chuẩn mực đã được áp dụng và triển khai lâu năm. Vì thế thách thức của chuyển đổi số sẽ càng khó khăn hơn trong việc thích ứng với thay đổi về thói quen, cách thức làm việc hàng ngày.

3. Định hướng giúp doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số

Theo kinh nghiệm tư vấn lộ trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và quốc tế, chuyên gia chuyển đổi số FPT Digital xin được tổng hợp một số định hướng doanh nghiệp cần làm để gia tăng khả năng thành công khi chuyển đổi số của mình. Bao gồm:

  • Xác định được mục tiêu và xây dựng chiến lược phù hợp với thực trạng và mong muốn của doanh nghiệp;
  • Đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng, phát triển năng lực số và nguồn nhân sự kỹ thuật số chất lượng cao;
  • Đồng nhất văn hoá doanh nghiệp hướng tới mục đích chung của chuyển đổi số;
  • Khi triển khai cần có sự tham gia toàn diện của các cấp lãnh đạo và nhân viên;
  • Đánh giá và kiểm tra thường xuyên kế hoạch chuyển đổi số để kịp thời có những điều chỉnh và phát huy những thế mạnh đang có.

Một lần nữa nhấn mạnh, chuyển đổi số là việc phải làm của doanh nghiệp để theo kịp với sự thay đổi liên tục của thị trường. Đưa ra chiến lược triển khai và xử lý những khó khăn khi chuyển đổi số là yếu tố các nhà lãnh đạo cần cân nhắc để đảm bảo việc chuyển đổi số thành công.

Trên đây là những phân tích giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chuyển đổi số cơ hội và thách thức. Chuyên gia và các doanh nghiệp có thể liên hệ với FPT Digital để được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về dịch vụ và nhiều hơn nữa những kiến thức về chuyển đổi số.

 

Nguồn tham khảo
(1) The Hackett Group’s – Báo cáo “Digital World Class” 2019
(2) Sách trắng Thương mại điện tử 2021
(3) Capgemini – Báo cáo về “The Digital Talent Gap”
(4) Bộ Kế hoạch & Đầu tư. 2021 Báo cáo thường niên chuyển đổi số Doanh nghiệp

Nghiên cứu nổi bật
01. eKYC, giải pháp thu hút khách hàng online trong ngành tài chính ngân hàng 02. Tiềm năng phát triển nền kinh tế Hydrogen xanh (Green Hydrogen)  03. Tạo đà ứng dụng S&OP để tối ưu hoạt động sản xuất 04. Cách thức lựa chọn đúng công cụ sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) cho doanh nghiệp sản xuất
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận