Nhằm hướng tới chủ trương chuyển đổi số của nhà nước, hiện nay rất nhiều tỉnh thành đã lên kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Bài viết sau đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà quản lý dễ dàng xây dựng chiến lược và định hướng hành động phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả.
1. Tổng quan về kế hoạch chuyển đổi số tại Việt Nam
Trong thời đại số ngày nay, chuyển đổi số giữ vai trò rất quan trọng. Chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh và theo kịp các nước phát triển trên thế giới. Hoạt động này không chỉ diễn ra ở lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật mà còn cần được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” về chuyển đổi số nông nghiệp trong quyết định số 749/QĐ-TTg. Theo đó, đất nước ta cần phát triển công nghệ cao, chú trọng vào nông nghiệp thông minh, chính xác và tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Nhiệm vụ chung cho nông nghiệp khi chuyển đổi số:
- Xây dựng nguồn dữ liệu lớn về đất đai, vật nuôi, cây trồng, thủy hải sản.
- Xây dựng mạng lưới quan sát kết hợp cả trên không và mặt đất để phục vụ các hoạt động nông nghiệp.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về môi trường, thời tiết, đất đai để người nông dân có thể cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng cây trồng.
- Hỗ trợ nông dân chia sẻ thiết bị nông nghiệp trên nền tảng số.
Xem xét triển khai thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”. Từ đó, mỗi nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ…) nông sản và phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ công nghệ số trong nông nghiệp sẽ giúp tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm. Nhờ đó, mọi việc diễn ra nhanh chóng, chính xác, minh bạch và an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo.
Đồng thời, chuyển đổi số trong ngành công nghiệp sẽ giúp cơ quan quản lý có các chính sách phù hợp với tình hình biến động của thị trường. Để từ đó, cơ quan quản lý điều hành kịp thời để phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.
Hưởng ứng chủ trương này, đã có nhiều tỉnh thành trên cả nước như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Thái Nguyên…bắt đầu có các kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp để triển khai quyết định 749/QĐ-TTg.
Có thể bạn quan tâm: Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả
2. Tóm tắt nội dung thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của một số tỉnh
Dưới đây là bản tóm tắt nội dung thực hiện kế hoạch chuyển đổi số của một số tỉnh thành trên toàn quốc như Quảng Nam, Thái Nguyên.
2.1. Kế hoạch chuyển đổi số của Quảng Nam 2022
Trong kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp của mình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đã chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ cần thực hiện như sau:
2.1.1. Mục tiêu
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam đề ra hai loại mục tiêu cần thực hiện là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.
2.1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của tỉnh Quảng Nam là tập trung phát triển chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo phù hợp và hiệu quả theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
2.1.1.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tỉnh Quảng Nam cụ thể hóa thành hai mục tiêu sau:
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan thuộc Sở là văn bản điện tử có chữ ký số; việc gửi nhận các văn bản điện tử đều thực hiện liên thông (trừ các văn bản mật theo quy định).
- 80% (60%) thủ tục hành chính của ngành thuộc phạm vi công bố của UBND tỉnh được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện.
- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại các đơn vị trực thuộc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh (LRIS), Chính phủ (GRIS).
- 50% (25%) hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin một cách đồng bộ.
- Xây dựng hệ thống “phòng họp không giấy” và phòng họp trực tuyến với các địa phương.
- Thiết kế và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, kết nối thành dữ liệu dùng chung cho toàn ngành.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
- 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các thủ tục hành chính đặc thù của ngành).
- 100% hồ sơ công việc cấp Sở, 100% hồ sơ công việc tại các đơn vị trực thuộc, cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
- Xây dựng nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.
- 70% (40%) hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- Xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu trên các lĩnh vực; cung cấp thông tin cho cộng đồng và doanh nghiệp.
2.1.2. Bảng nhiệm vụ triển khai cụ thể
Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, tỉnh Quảng Nam đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
TT | Nhiệm vụ | Thời gian |
1 | Các cơ quan, đơn vị thuộc Sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý. | |
2 | Người đứng đầu cơ quan, đơn vị:
– Chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực mình phụ trách. – Chủ động đề xuất và triển khai ứng dụng công nghệ mới trong quản lý về lĩnh vực mình phụ trách. – Đề xuất và tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan, đơn vị. |
|
3 | Xây dựng chuyên mục, tài liệu tuyên truyền, phổ biến trên các trang thông
tin điện tử và phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số. |
|
4 | Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định. | |
5 | – Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu chuyên ngành cung cấp thông tin liên quan đến nông nghiệp.
– Hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số. |
|
6 | Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm. | |
7 | – Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý. – Hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử trong nông nghiệp. |
|
8 | – Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
– Ứng dụng IoT để hỗ trợ theo dõi, giám sát và hỗ trợ tự động hóa quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. |
|
9 | Hoàn thiện và tập trung triển khai ứng dụng các phần mềm. | |
10 | – Nâng cấp hạ tầng mạng LAN, WAN và kết nối truy cập Internet băng
thông rộng tốc độ cao trong các cơ quan. – Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát tập trung các hệ thống, thiết bị kỹ thuật hạ tầng công nghệ thông tin. |
|
11 | – Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phần cứng, phần mềm, giải pháp phòng chống xâm nhập bảo vệ hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu, các hệ thống thông tin.
– Phát triển triển khai hệ thống thông tin phòng, chống, ngăn chặn thư rác và sao lưu dữ liệu. |
2.2. Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
Không chỉ có tỉnh Quảng Nam mà tỉnh Thái Nguyên cũng xây dựng kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau:
2.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu kế hoạch thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được chia làm 2 loại là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Thông tin cụ thể về các loại mục tiêu này như sau:
2.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên phát triển theo hướng:
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh.
- Quản trị và quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số; xây dựng hệ thống dữ liệu ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi.
- Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm.
- Phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
2.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của chuyển đổi số nông nghiệp được tỉnh Thái Nguyên chia làm 2 giai đoạn. Đó là:
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
- Xây dựng, triển khai thí điểm phần mềm dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tương thích với nhiều thiết bị khác nhau.
- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
- Các thông tin chính về quy hoạch, thống kê, báo cáo, phân tích số liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành được tích hợp, kết nối, chia sẻ trên Hệ thống dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở của tỉnh.
- 100% các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu của tỉnh được hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và một số sàn thương mại điện tử trên cả nước như Postmart.vn, Voso.vn…
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
- Hoàn thiện, nâng cấp, mở rộng các chức năng của phần mềm dùng chung ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- 100% thủ tục hành chính mức độ 4 lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức, cá nhân thực hiện nộp, thanh toán và nhận kết quả thông qua phần mềm.
- 100% cơ sở dữ liệu quản lý lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được số hóa, lưu trữ tập trung, chia sẻ trên Hệ thống dữ liệu dùng chung và nền tảng dữ liệu mở của tỉnh.
- 100% nông dân và những người tham gia sản xuất nông nghiệp có nhu cầu đều được hỗ trợ, hướng dẫn đăng tải và kinh doanh các sản phẩm nông sản của mình trên sàn thương mại điện tử của tỉnh hoặc các kênh bán hàng online.
2.2.2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để thực hiện được các mục tiêu trên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên đã đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, cùng các giải pháp như sau:
Tiêu chí | Nội dung | Giải pháp | Thời gian thực hiện |
Liên thông, kết nối, chia sẻ trang thông tin điện tử (TTĐT) | – Thiết kế lại trang thông tin điện tử của Sở, đồng bộ với dữ liệu của các trang thông tin điện tử các đơn vị trực thuộc, được sắp xếp theo các lĩnh vực quản lý.
– Đồng bộ hóa dữ liệu trang thông tin điện tử các đơn vị trực thuộc với trang thông tin điện tử của Sở – Kết nối, trích xuất dữ liệu liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữa trang TTĐT của Sở với trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị. |
Xây dựng giao diện mới, sắp xếp lại các modun thành phần hiển thị trang, thực hiện các giao thức kết nối, chia sẻ nội dung giữa các trang. | 2021 – 2022 |
Chuyển đổi số trong cải cách hành chính | – Rà soát, thay đổi các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản hóa để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số.
– Tiếp tục triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC mức độ 4 theo quy định. – Xây dựng hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC trực tuyến mức độ 4 bằng nhiều hình thức. – Triển khai ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trên thiết bị di động. – Nâng cấp, cấu hình tài khoản người dùng phục vụ quản lý văn bản và hỗ trợ điều hành trên nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Nguyên. – Triển khai ứng dụng theo dõi nhiệm vụ UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và các nhiệm vụ khác của Sở. – Số hóa các tài liệu về văn thư lưu trữ theo Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng chính phủ. |
Triển khai ứng dụng phần mềm trên thiết bị di động, cấu hình chức năng hệ thống, kiểm thử phần mềm phù hợp với việc tiếp nhận và trả kết quả. | 2021 – 2022 |
Xây dựng phần mềm dùng chung để phục vụ quản lý dữ liệu ngành, ứng dụng công nghệ số trong chỉ đạo sản xuất, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và thương mại điện tử trong nông nghiệp. | |||
Xây dựng giao diện và các chức năng cơ bản của phần mềm | – Xây dựng giao diện phần mềm thuận tiện, thân thiện, dễ sử dụng.
– Liên thông kết nối các hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành hiện có vào phần mềm. – Toàn bộ dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Sở và tích hợp vào C-Thái Nguyên. |
||
Lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm thủy sản | Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu, thông tin cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm sản, thủy sản. | Doanh nghiệp, hợp tác xã được cung cấp mật khẩu, tự nhập dữ liệu, thông tin của đơn vị và sản phẩm; xây dựng được hệ thống dữ liệu để quản lý chất lượng sản phẩm. | 2021 – 2022 |
Lĩnh vực trồng trọt | Xây dựng bản đồ số quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với các cây trồng chủ lực với các thông tin cụ thể được cập nhật, hiển thị. | 2021 – 2022 | |
Lĩnh vực chăn nuôi | – Xây dựng bản đồ số quy hoạch vùng sản xuất chăn nuôi tập trung của tỉnh với các thông tin cụ thể được cập nhật, hiển thị.
– Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. |
Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại được cung cấp mật khẩu, tự nhập dữ liệu, thông tin của đơn vị và sản phẩm | 2021 – 2022 |
Lĩnh vực thuỷ lợi và phòng chống thiên tai | – Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu và bản đồ số các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
– Tiếp tục triển khai phát triển hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai. – Xây dựng trung tâm theo dõi, điều hành phục vụ công tác phòng chống, cảnh báo sớm thiên tai. – Xây dựng phần mềm thống kê các thiệt hại do thiên tai phục vụ cho công tác tổng hợp, thống kê của các cấp, địa phương. |
2021 – 2023 | |
Lĩnh vực lâm nghiệp | – Xây dựng dữ liệu số và bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030.
– Cập nhật diện tích rừng biến động hằng năm trên phần mềm. – Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng và phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng. – Phần mềm “Thai Nguyen SmartTrees” về quản lý cây xanh được tích hợp vào dữ liệu dùng chung của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
2021 – 2022 | |
Lĩnh vực nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn | Xây dựng phần mềm cập nhật dữ liệu và bản đồ số về các công trình cấp nước
sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh |
2021 – 2022 | |
Lĩnh vực xây dựng nông thôn mới và quản lý sản phẩm OCOP | – Đồng bộ hóa dữ liệu trang thông tin điện tử của Văn phòng điều phối Nông
thôn mới tỉnh (ntm.thainguyen.gov.vn và ocop.thainguyen.gov.vn) với trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. – Xây dựng phần mềm cập nhật dữ liệu về kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên. |
2021 – 2022 | |
Phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản | – Phối hợp với Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong kết nối, quảng bá và tiêu thụ nông sản.
– Đưa các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp chủ lực, tiêu biểu của tỉnh tham gia giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên Sàn thương mại điện tử Thái Nguyên (thainguyentrade.gov.vn), sàn thương mại điện tử của Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam (postmart.vn), sàn thương mại điện tử Vỏ Sò (voso.vn)… – Toàn bộ 76 sản phẩm OCOP tỉnh Thái Nguyên được đưa lên các sàn thương mại điện tử trong năm 2021. |
Hàng năm. | |
Ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp | |||
Trồng trọt | – Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, chính xác.
– Nghiên cứu, lựa chọn và đưa vào sử dụng các loại giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. – Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, giảm chi phí nhân công. – Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. – Ứng dụng canh tác không dùng đất. – Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng hệ thống quản lý thông tin và dự báo một số sâu bệnh chính. – Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ sinh học, thảo mộc. |
Hàng năm. | |
Chăn nuôi | – Phát triển sản xuất chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học.
– Sử dụng giống năng suất, chất lượng cao. – Ứng dụng công nghệ chuồng lạnh. – Ứng dụng các phần mềm để tự động hóa vận hành. – Triển khai đồng bộ và sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến. |
||
Thủy sản | Ứng dụng một số công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. | ||
Lâm nghiệp | – Quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo chất lượng
tốt, truy xuất được nguồn gốc. – Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc rừng, phát triển cơ giới hóa trong làm đất và khai thác rừng. – Ứng dụng thiết bị, kỹ thuật hiện đại để theo dõi diễn biến rừng. – Ứng dụng công nghệ nano, sử dụng vi sinh vật trong chế biến, bảo quản lâm sản. |
Tìm hiểu thêm: 3 nhóm ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả năm 2022
3. FPT Digital sẽ hỗ trợ xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Qua trên có thể thấy xu hướng chuyển đổi số là tất yếu và bắt buộc ở toàn Việt Nam. Các tỉnh thành hiện nay cũng đang có kế hoạch chi tiết để triển khai chuyển đổi số ngành nông nghiệp. Để hiện thức hóa kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công, các tỉnh cần có sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.
FPT Digital rất vinh hạnh là một trong số ít đơn vị tư vấn có thể hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam, cụ thể:
- Tư vấn lập kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.
- Tư vấn sử dụng các công nghệ cảm biến và kiểm soát chất lượng RFID truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng nông sản. Điều này sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản, hướng tới các thị trường cao cấp, mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng.
- Tư vấn việc áp dụng quy trình tự động hóa để nâng cao năng suất lao động công nghiệp.
- Tư vấn áp dụng cảm biến Internet vạn vật (IoT) vào nông nghiệp: Khi áp dụng công nghệ này, người nông dân chỉ cần sử dụng cảm biến trên các thiết bị đặt lại mảnh vườn, cánh đồng để thu thập dữ liệu, giám sát. Thông tin từ thiết bị sẽ được kết nối với Cloud. Nhờ đó, người nông dân có thể quản lý, theo dõi tình trạng của máy móc, vật nuôi, cây trồng, môi trường từ xa dễ dàng.
- Tư vấn ứng dụng máy bay không người lái (drone) vào sản xuất nông nghiệp: Công nghệ này có thể thay nông dân làm nhiều việc như gieo hạt giống, tưới nước, phun thuốc trừ sâu một cách khoa học. Vì thế, nông dân sẽ tiết kiệm được sức lao động mà vẫn đảm bảo được năng suất chất lượng cao.
- Tư vấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) trong nông nghiệp: Dựa trên dữ liệu thu thập được, trí tuệ nhân tạo sẽ phân tích và đưa ra các dự đoán, giải pháp tối ưu liên quan đến việc canh tác. Từ đó, người nông dân có thể chọn thời điểm gieo hạt, nguồn gen phù hợp và áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất.
- Tư vấn áp dụng công nghệ bản sao số (Digital Twin): Công nghệ này giúp doanh nghiệp có thể liên tục theo dõi quá trình sản xuất, tiếp thị, bán các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp phân tích, xác định trước và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra trong thực tế giống như trong mô hình ảo để tìm ra các giải pháp xử lý, ngăn chặn và ứng phó kịp thời.
Như vậy, việc chuyển đổi số cần được diễn ra trong tất cả các ngành, trong đó có ngành nông nghiệp. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, các nhà quản lý lên xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp trước. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho các nhà quản lý. Nếu cần tư vấn thêm, quý vị có thể liên hệ với FPT Digital để được hỗ trợ chi tiết.