Ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành công nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp có được sự minh bạch trong lịch sử giao dịch hàng hoá, dễ dàng theo dõi các khâu trong quy trình hoạt động, đồng thời, bảo vệ những tài sản trí tuệ quan trọng và đơn giản hoá thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Khái quát về blockchain trong sản xuất
Blockchain – hay còn gọi là công nghệ chuỗi khối dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn, không thể bị phá hỏng. Công nghệ Blockchain đóng vai trò như một sổ cái kỹ thuật số, nơi giám sát chặt chẽ những giao dịch tài chính và mọi thứ thông tin có giá trị.
Công nghệ Blockchain được sử dụng để chống lại việc thay đổi và gian lận dữ liệu. Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được sử liệu ấy mà chỉ có cập nhật thêm.
Chính vì tính minh bạch và bảo mật cao, việc ứng dụng blockchain vào các ngành nghề công nghiệp trên thị trường là cần thiết. Ngành công nghiệp sản xuất không phải là ngoại lệ.
Những lợi ích cụ thể của công nghệ Blockchain trong sản xuất
1. Minh bạch trong lịch sử giao dịch hàng hóa
Như đã được đề cập ở trên, dữ liệu trên Blockchain một khi đã được chấp nhận sẽ không thể thay đổi, chỉ được phép cập nhật thông qua sự đồng thuận của tất cả các bên. Bởi thế, dữ liệu giao dịch trong ngành sản xuất khi sử dụng Blockchain sẽ chính xác, nhất quán và minh bạch cao hơn rất nhiều so với việc đăng tải dữ liệu truyền thống trên giấy tờ.
2. Theo dõi hoạt động trong sản xuất dễ dàng
Chính sự minh bạch trong dữ liệu mà hoạt động sản xuất có thê ̉được theo dõi một cách dễ dàng khi sử dụng Blockchain. Công nghệ này cho phép công ty trao đổi dữ liệu, hiển thị nguồn thông tin gốc chính xác và tiến trình hoạt động của các chuỗi cung ứng phức tạp, gồm nhiều bên tham gia. Công nghệ Blockchain sẽ đặc biệt có lợi đối với những bên tham gia khi có quá nhiều hệ thống thông tin độc lập, hoặc có ít sự tin tưởng với đối tác làm việc.
3. Bảo vệ tài sản trí tuệ quan trọng trong ngành sản xuất
Trong trường hợp có tranh chấp bằng sáng chế, doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng công nghệ blockchain để chứng minh sự sở hữu tài sản trí tuệ đó. Blockchain thiết lập các kênh an toàn, nhằm bảo mật hồ sơ, bằng chứng cho việc chia sẻ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
4. Đơn giản hóa thủ tục bảo vệ, kiểm tra chất lượng
Ngoài việc giúp khách hàng theo dõi và truy tìm các bộ phận nhập hàng dọc theo chuỗi cung ứng, blockchain tạo ra tài liệu bất biến về kiểm tra chất lượng và dữ liệu quy trình sản xuất. Cơ sở dữ liệu gắn thẻ duy nhất cho từng sản phẩm và tự động ghi mọi giao dịch, sửa đổi hoặc kiểm tra chất lượng trên blockchain. Để kích hoạt ứng dụng này, thiết lập sản xuất phải bao gồm kiểm tra chất lượng tự động tạo và ghi các phép đo trực tiếp vào blockchain.
Trường hợp sử dụng này hỗ trợ quyền truy cập dữ liệu của nhiều bên và có thể loại bỏ nhu cầu kiểm soát chất lượng đầu vào để xác minh việc kiểm tra chất lượng mà nhà cung cấp thực hiện. Nó cũng có thể làm giảm nhu cầu đánh giá của các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) hoặc các cơ quan trung ương để xác minh các biện pháp kiểm soát chất lượng. Các bên sẽ có thể sử dụng khả năng quản lý chứng chỉ của công nghệ, để đạt được sự minh bạch đầy đủ đối với tất cả các tài liệu liên quan, do đó, đảm bảo tính xác thực.
5. Cho phép bảo trì được kiểm soát bởi máy móc
Nhằm quản lý mức độ phức tạp và tinh vi về công nghệ của máy móc sản xuất tiên tiến, Blockchain có thể hỗ trợ các phương pháp bảo trì mới như tự động hóa chế độ bảo trì, và tiết kiệm thời gian bảo trì hơn. Ngoài việc cho phép thực hiện các thao tác đặt và yêu cầu tự động, công nghệ chuỗi khối trong blockchain còn có thể thanh toán cho công việc bảo trì theo lịch trình.
Máy móc có thể tự động yêu cầu bảo trì rồi tự động tạo ra hợp đồng thông minh cho những bộ phận máy móc cần thay thế. Sau khi yêu cầu và đơn hàng được hoàn thành, quá trình tự động thanh toán sẽ được diễn ra ngay sau đó.
Thách thức trong việc ứng dụng công nghệ blockchain trong sản xuất
Việc ứng dụng blockchain trong sản xuất mang lại một số những lợi ích nhất định, tuy nhiên, vẫn cần phải cân nhắc những trở ngại và thách thức trong quá trình ứng dụng blockchain vào ngành công nghiệp sản xuất. (1)
1. Blockchain không được sinh ra trong lĩnh vực sản xuất
Ý định ban đầu của việc tạo ra Blockchain không nhằm nâng cao và phát triển trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, bởi mục tiêu ban đầu của blockchain được thiết kế như một sổ cái công khai, an toàn. Bởi vậy, sẽ có một số thách thức xuất hiện với những ứng dụng ban đầu trong sản xuất, do nó chưa được tối ưu hóa, phát triển cho các hệ thống doanh nghiệp sản xuất. Việc thiết lập các hợp đồng thông minh, tích hợp công nghệ blockchain trong ứng dụng dây chuyền, chuỗi cung ứng là điều đáng mong đợi, song còn khó để thực hiện với sự hạn chế trong ứng dụng blockchain ngày nay.
2. Một khi đã nhập thông tin vào blockchain, những thông tin này không thể thay đổi
Việc các thông tin được nhập vào blockchain không được thay đổi (mà chỉ có thể cập nhật) là một điều tốt, nhưng cũng có thể mang lại trở ngại nếu như lỡ nhập thông tin không chính xác từ đầu. Một khi dữ liệu bị nhập sai, mọi quy trình sau đó sẽ được xây trên nền tảng thông tin dữ liệu không chính xác, khiến những quyết định không chính xác có thể được đề đặt ra, trước khi có một ai đó phát hiện ra đã có sai sót ngay từ ban đầu.
Trong trường hợp khóa blockchain bị đánh cắp và bị thêm các thông tin sai lệch, sẽ không có cách nào để lấy lại quyền truy cập cũng như sửa lại dữ liệu chính xác. Bởi vậy, các nhà sản xuất cần xem xét kỹ các dữ liệu đầu vào, nhằm giảm thiểu khó khăn về việc cập nhật thông tin trong những quy trình sau đó.
3. Blockchain chưa thể loại bỏ và thay thế những bên trung gian
Dù một trong những lợi thế chính của blockchain là loại bỏ bên trung gian khi xác minh các giao dịch, tuy nhiên hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại sổ cái cạnh tranh với nhau, ví dụ như nền tảng Ethereum và Hyperledge. Bởi vậy, vẫn phải cần những bên trung gian nhằm tích hợp, phân loại các loại phiên bản khác nhau của sổ cái nhằm xác minh giao dịch. Đây có thể coi là một bất cập, khi công nghệ blockchain vốn được phát minh ra để loại bỏ người trung gian, lại cần một loại trung gian khác để phân loại công nghệ đó.
4. Khó khăn khi ứng dụng cho các nhà máy, hệ thống sản xuất xa xưa và nhỏ
Trên thực tế, còn nhiều doanh nghiệp sản xuất truyền thống còn chưa ứng dụng Internet vạn vật (IoT). Đây sẽ là một thách thức lớn khi triển khai ứng dụng blockchain. Trong trường hợp này, blockchain sẽ rất khó để được thiết lập trong các nhà máy sản xuất. Sự khác biệt trong ứng dụng công nghệ có thể gây cản trở quy trình của các nhà máy lớn khác sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt nếu như họ là đối tác lâu năm của những nhà máy nhỏ và truyền thống.
5. Hiện công nghệ còn tốn kém và sử dụng nhiều công suất để vận hành
Các công ty sử dụng blockchain cần rất nhiều công sức để tính toán, bởi vậy, cũng sẽ rất tốn kém do sử dụng lượng điện đáng kể để vận hành. Mặc dù Blockchain có thể khả thi, chủ yếu đối với những nhóm người tham gia ở quy mô nhỏ nhằm trao đổi dữ liệu, chúng sẽ cần sức mạnh tính toán cao cho những giao dịch công khai nếu được mở rộng lớn hơn. Chi phí trong sản xuất có thể giảm, tuy nhiên, việc vận hành và ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành vẫn cần sự đầu tư với giá trị tương đương hoặc có thể lớn hơn về chi phí và công suất.
Một ví dụ ứng dụng công nghệ blockchain trong sản xuất – WALMART và công nghệ blockchain IBM Trust Food
Người tiêu dùng có thể bị nhiễm bệnh do ăn phải rau bị ô nhiễm hoặc các sản phẩm không đảm bảo. Khi điều này xảy ra, các chuỗi cửa hàng tạp hóa và các nhà bán lẻ thường sẽ phải dọn sạch các kệ sản phẩm nhằm ngăn những người tiêu dùng tiếp theo mua sản phẩm đó.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Walmart đã dẫn đầu trong việc tiếp cận và xử lý vấn đề này. Vào năm 2018, sau một chương trình thử nghiệm kéo dài hai năm, Walmart đã thông báo triển khai công nghệ blockchain, nhằm theo dõi sản phẩm, cụ thể là sản phẩm rau chân vịt và rau diếp cải. Sau thông báo, Walmart đã yêu cầu hơn 100 trang trại đối tác nhập thông tin chi tiết về thực phẩm của họ vào cơ sở dữ liệu blockchain. (2)
Trước khi được nhập thông tin đến điểm cuối cùng là Walmart, tại mỗi điểm dừng ở chuỗi cung ứng, những người xử lý sản phẩm cho Walmart sẽ thực hiện một mục nhập trên blockchain, ký tên xác nhận và chuyển nó cho người xử lý tiếp theo trong chuỗi sản xuất. Thông qua công nghệ Blockchain, công ty có thể theo dõi thực phẩm từ cánh đồng trồng rau, qua các cơ sở rửa và cắt, đến kho và cuối cùng đến cửa hàng. Công nghệ thậm chí còn cho phép nhà sản xuất xác định khu vực nào của cánh đồng có thể thu hoạch được rau.
Việc sử dụng Blockchain đáp ứng hai mục tiêu lớn được đề đặt ra bởi Walmart: Thứ nhất là tập trung vào thực phẩn tươi sống, và thứ hai là tiết kiệm chi phí. Trong tương lai, khi người tiêu dùng vô tình mắc bệnh do thực phẩm gây ra, nhà bán lẻ có thể nhanh chóng xác định và loại bỏ thực phẩm thực sự có nguy cơ, thay vì loại bỏ toàn bộ sản phẩm trên kệ.
Thấy được những lợi ích tiềm năng đem lại, Walmart không phải là nhà bán lẻ duy nhất đang triển khai công nghệ blockchain nhằm theo dõi và truy tìm sản phẩm của họ cũng như các sản phẩm liên quan đến thực phẩm khác. Hệ thống mà Walmart sử dụng – IBM Food Trust – đã được phát triển cho các công ty tiêu dùng, bao gồm Dole, Wegmans và Unilever để theo dõi các sản phẩm di chuyển qua chuỗi cung ứng.
Nguồn tham khảo
(1) SME. 2019. Eight key blockchain challenges for manufacturers to overcome.
(2) Bakertilly. 2020. How can blockchain technology help the manufacturing.