Dữ liệu là tài sản của các doanh nghiệp trong thời đại số. Trong ngành Logistics, dữ liệu đã và đang được phân tích, sử dụng để có thể nắm bắt được những lợi ích tiềm năng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện triển khai, các doanh nghiệp logistics cũng không tránh khỏi những thách thức và khó khăn.
Thực trạng ngành Logistics thời đại 4.0
Thị phần ngành Logistics truyền thống tụt giảm
Các nhà cung ứng đã bắt đầu thực hiện tự tích hợp dữ liệu, tận dụng dữ liệu để phân tích, cung cấp hoạt động số và dịch vụ số, điều này đã khiến thị phần của ngành Logistics truyền thống ít nhiều bị thụt giảm. Sự truyền thống trong ngành Logistics đã dẫn đến sự phân mảnh trong thị trường chuỗi cung ứng, khi các công ty logistics sử dụng quy trình còn thủ công và lỗi thời nên không mang lại nhiều hiệu quả vận hành trong ngành vận chuyển trong thời đại 4.0. Khi các nhà cung ứng thực hiện các bước đi chuyển đổi số, ngành Logistics cũng bắt đầu hoạt động theo hướng tối ưu hơn.
Nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng tăng
Thị trường thương mại trực tuyến cũng như những lợi ích đem lại đã làm thay đổi hành vi, thói quen cũng như nhu cầu mua sắm của khách hàng. Kết quả là các đơn đặt hàng trực tuyến trên mạng ngày càng có xu hướng tăng trưởng, điều này được thể hiện rõ rệt trong đại dịch Covid-19 khi những chính sách cách ly xã hội được áp đặt. Đi cùng với thói quen mua sắm thay đổi là kỳ vọng trong các dịch vụ logistics cũng ngày càng tăng.
Gặp vấn đề khi nâng cấp công nghệ Logistics
Một số doanh nghiệp đã nâng cấp hệ thống hoạch định nguồn lực như ứng dụng ERP nhằm mục đích cải thiện dịch vụ chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của chuỗi cung ứng hay logistics vẫn tiếp tục giảm, và phải quay lại trạng thái làm việc truyền thống bởi nhiều lỗi kỹ thuật cũng như tính liên kết dữ liệu giữa các phòng ban còn lỏng lẻo khi áp dụng công nghệ trong ngành.
Lợi ích phân tích dữ liệu trong Logistics
Lập kế hoạch chính xác hơn
Nâng cấp các công nghệ số khiến việc quản lý chuỗi cung ứng và logistics trở nên chính xác và mạch lạc hơn. Tận dụng dữ liệu sắc bén tạo được tích hợp bởi hệ thống như ERP giúp tập trung hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động giao dịch, lập kể hoạch đầu cuối, quản lý kho hàng cũng như dự đoán mức doanh số. Ứng dụng công nghệ số cũng có thể giúp dự đoán và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như sự ngắt quãng trong chuỗi cung ứng. Các giải pháp dữ liệu mang lại nhiều lợi ích giúp các nhà quản lý logistics đưa ra những quyết định quan trọng nhanh chóng và chính xác hơn dựa trên những thông số cụ thể, ám chỉ ra liên kết, mạch lạc trong bộ phận cung ứng, chuỗi cung ứng và điều vận.
Rút ngắn khoảng cách giữa nguồn cung và nhu cầu
Những tiến bộ gần đây trong công nghệ Deep Learning, một nhánh thuộc công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI, đã giúp cải thiện khả năng xử lý và thấu hiểu nguồn thông tin đầu vào dưới dạng dữ liệu phi cấu trúc. Phần lớn tương tác giữa khách hàng và các nhà cung ứng, tích hợp thông qua các dữ liệu đầu vào được thu thập bởi hệ thống AI, ví dụ từ những bình luận trên mạng xã hội, phản hồi nói của người mua hàng. Với quyền truy cập vào bộ dữ liệu lớn chứa các cụm từ tương tự và thông tin liên quan, AI nắm bắt được bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng của đối tác để từ đó sử dụng dữ liệu này mang lại giá trị sâu sắc trong chuỗi cung ứng để. Bằng cách này, dữ liệu đã rút ngắn lại khoảng cách cung và cầu giữa khách hàng và nhà cung ứng.
Giúp tự động hóa quy trình vận chuyển
Giải pháp liên quan tới công nghệ tự động hóa quy trình còn có thể giúp doanh nghiệp logistics tự động hóa các quy trình trong việc lập kế hoạch vận chuyển, đơn đặt nhà cung cấp, xử lý tài liệu và lập hóa đơn. Về lâu dài, các doanh nghiệp logistics sẽ có những cải thiện đáng kể trong việc giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính, cũng như giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống. Dữ liệu lớn kết hợp với phân tích dữ liệu tại thời gian thực có thể cho phép các nhà cung ứng theo kịp với sự thay đổi trong lịch trình của phương tiện vận chuyển và của người nhận cuối.
Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng
Trải nghiệm của khách hàng trong thời đại 4.0 đã và đang dần chuyển dịch từ truyền thống sang số hóa. Trải nghiệm khách hàng trong ngành logistics nằm tập trung ở việc giao diện, chức năng, thông tin trên nền tảng số được liên kết kết nối chặt chẽ. Những khách hàng trong ngành logistics sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, và cân nhắc thêm nếu như nền tảng của nhà cung cấp có thêm cả các chức năng như xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chạy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, để từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Giải pháp tối ưu hóa chuyển đổi số trong logistics
Số hóa chuỗi cung ứng là hành động tích hợp những giá trị hàng đầu phù hợp để cải cách các hoạt động. Còn chuyển đổi số chuỗi cung ứng là hành động mang những tính năng mới, mở rộng tầm nhìn về những cải tiến, những thay đổi mang tính đầu cơ và bền vững hơn. Số hoá dữ liệu, chuyển đổi số sử dụng tài sản dữ liệu sẽ xây dựng được những lợi thế cạnh tranh không chỉ cho doanh nghiệp logistics mà còn trong chuỗi cung ứng hoạt động. Điều này cũng sẽ giúp ngành logistics và chuỗi cung ứng tạo ra những cải tiến đột phá trong tương lai.