[TƯ VẤN] Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? Triển khai như thế nào?
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu | 5 công việc quan trọng không thể bỏ qua
Digital Strategy

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu | 5 công việc quan trọng không thể bỏ qua

Quá trình chuyển đổi số đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng nhằm tối ưu về kết quả đem lại cho doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, FPT Digital sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và các công việc chuẩn bị cho hành trình.

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số trong các phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động. Quá trình chuyển đổi số được bắt đầu từ chính những nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy chuyển đổi số bắt đầu từ đâu và chuyển đổi số như thế nào hiệu quả thì doanh nghiệp cần có khâu chuẩn bị kỹ lưỡng với 5 công việc dưới đây:

Công việc 1: Chuyển đổi số bắt đầu từ xác định chiến lược số gắn liền với chiến lược kinh doanh

Ở công việc đầu tiên, để làm tiền đề cho quá trình thực thi, chuyển đổi số nên bắt đầu từ việc hoạch định được rõ chiến lược và mục tiêu kinh doanh của riêng mình.

Chiến lược cần được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo, gắn liền và phục vụ mục tiêu kinh doanh. Trong đó, ưu tiên các nhiệm vụ vận hành cấp bách để đưa ra những ưu tiên về chuyển đổi số cho việc xây dựng lộ trình ở công việc tiếp theo.

Các chiến lược chuyển đổi số phổ biến:

Phương pháp giúp doanh nghiệp hoạch định cho chiến lược chuyển đổi số:

FPT Digital thường áp dụng khi đồng hành cùng doanh nghiệp là xây dựng Bản đồ chiến lược số. Trong đó, điều cần làm là phân tích bức tranh tổng thể về 6 xu hướng bao gồm:

  • Xu hướng thị trường
  • Xu hướng khách hàng
  • Xu hướng đối thủ cạnh tranh
  • Xu hướng hệ sinh thái
  • Xu hướng khởi nghiệp
  • Xu hướng công nghệ

Dựa trên bức tranh tổng thể này, doanh nghiệp có thể phân tích, kết hợp với những nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp để đưa ra định hướng chiến lược số phù hợp cho riêng mình.

chuyển đổi số bắt đầu từ đua
Hình 1: 6 xu hướng phân tích trong Bản đồ chiến lược số

Công việc 2: Đánh giá năng lực trưởng thành số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số bắt đầu từ việc xác định được chiến lược cho mình, công việc tiếp theo cần làm là đánh giá mức độ trưởng thành số để điều hướng hành trình. Công việc này sẽ giúp doanh nghiệp phân tích và định vị rõ được mình đang ở đâu, xác định đúng “trạng thái hiện tại” – điểm xuất phát ban đầu.

Mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số: Dựa trên 6 khía cạnh chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Khách hàng
  • Vận hành
  • Chiến lược
  • Công nghệ
  • Văn hóa
  • Dữ liệu.
Mô hình trưởng thành số
Hình 2: Mô hình trưởng thành số đánh giá 6 khía cạnh chính, dựa trên tham chiếu nguồn từ các tổ chức uy tín trong và ngoài nước

Công việc 3: Xây dựng lộ trình chuyển đổi số (DX + ITX)

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu? Sau khi đã đưa ra chiến lược, định vị được điểm bắt đầu của hành trình chuyển đổi số, xây dựng lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp sẽ là công việc chuẩn bị tiếp theo để hoạch định một bức tranh tổng thể hướng tới trạng thái mục tiêu đích đến của chuyển đổi số.

Trong quá trình xây dựng lộ trình, doanh nghiệp phân tích và lựa chọn những phương pháp triển khai hiệu quả. Mục đích của việc này nhằm giảm thiểu tối đa thời gian, công sức, ngân sách cho việc triển khai cũng như xác định được trước các rủi ro có thể gặp phải.

Nếu không phân tích, doanh nghiệp có thể mắc các lỗi như triển khai các giải pháp công nghệ rời rạc, hạn chế trong khả năng tích hợp dẫn đến mất nhiều thời gian, nguồn lực, tiền bạc, hoặc có thể khiến doanh nghiệp đi xa khỏi mục tiêu chiến lược đề ra ban đầu.

Tiêu chí để xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Tính phù hợp: Lựa chọn giải pháp phù hợp, trong sự gắn kết với chiến lược kinh doanh, chiến lược chuyển đổi số và đi cùng các nhiệm vụ ưu tiên tập trung.

Tính kế thừa: Các giải pháp trong lộ trình cần phải có tính kế thừa để đảm bảo khả năng ứng dụng và tích hợp trong dài hạn.

Sự cẩn trọng: Lộ trình đòi hỏi sự suy tính cẩn trọng để thiết lập được từng công việc chuyển đổi số vững chắc.

– Sự đồng lòng: Lộ trình cần có sự đồng lòng, truyền lửa và dẫn dắt từ đội ngũ lãnh đạo trong tổ chức cũng như đòi hỏi sự chấp thuận, ủng hộ và ứng dụng của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong tổ chức.

tiêu chí xây dựng chiến lược chuyển đổi số
Một số tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xây dựng lộ trình

Công việc 4: Xây dựng lộ trình lộ trình chuyển đổi con người

Yếu tố nhân lực đóng vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi số. Để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho mình một lộ trình chuyển đổi con người về sự gắn kết cũng như về các kỹ năng số.

Lộ trình chuyển đổi con người bao gồm 3 giai đoạn: “Ươm mầm”, “Lan tỏa”, “Duy trì”. Trong từng công việc doanh nghiệp sẽ cần hoạch định các công việc thực hiện để gắn kết nguồn nhân lực tham gia trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

xây dựng lộ trình chuyển đổi số con người
3 giai đoạn chuyển đổi con người trong phương pháp luận chuyển đổi số của FPT Digital

Các hoạt động trong kế hoạch xây dựng lộ trình lộ trình chuyển đổi con người bao gồm: truyền thông, đào tạo, xây dựng các mô hình quản trị chuyển đổi số, tổ chức hội thảo, các cuộc thi sáng tạo,… Khi các cá nhân trong tổ chức chia sẻ cùng một mục tiêu, hiểu về ý nghĩa của chuyển đổi số đối với không chỉ doanh nghiệp mà đến bản thân mỗi người, sự đồng lòng và cam kết sẽ được gây dựng, hướng tới thành công của chung doanh nghiệp.

Đối với các kỹ năng số của tương lai, doanh nghiệp sẽ cần xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng và gắn liền với lộ trình chuyển đổi số. Bên cạnh đó, huấn luyện và cố vấn sẽ là các phương pháp đi kèm để hỗ trợ nguồn nhân lực trong việc nâng cao năng lực và phát triển bản thân. Kết quả là công việc được thực hiện thông minh hơn, tối ưu hơn và thông suốt hơn.

Công việc 5: Triển khai và Kaizen cải tiến liên tục

Sau khi biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào quá trình triển khai. Quy trình chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo chuyển đổi số theo đúng lộ trình đã xây dựng.

Cùng với đó, doanh nghiệp cũng cần đánh giá hiệu quả thực hiện trên thực tế theo từng giai đoạn. Các đánh giá dựa trên những báo cáo từ quá trình triển khai, để đưa ra những hiệu chỉnh phù hợp dựa.

Ngoài ra, trước những biến đổi liên tục từ thị trường, từ công nghệ, từ đối thủ cạnh tranh, từ khách hàng, từ các mô hình kinh doanh đổi mới, từ các giá trị tiềm năng có thể tạo ra, doanh nghiệp cũng có thể xem xét lại và đánh giá lại về tính khả thi về các sáng kiến số. Từ đó đưa ra giải pháp công nghệ sẽ áp dụng trong lộ trình của doanh nghiệp.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “chuyển đổi số bắt đầu từ đâu”, có 5 công việc để doanh nghiệp xây dựng được chiến lược chuyển đổi số hiệu quả. Với sự hỗ trợ từ đối tác đồng hành, chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược giải quyết các bài toán trên đây.

Nghiên cứu nổi bật
01. Phát triển năng lượng tái tạo trong ngành nông nghiệp 02. Nhà máy xanh – Xu hướng tất yếu của nền công nghiệp tương lai 03. Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam: hiện trạng bảo vệ và khai thác tài sản trí tuệ 04. Tầm quan trọng của tài chính xanh với bất động sản khu công nghiệp
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận