Một số xu hướng mới thúc đẩy phát triển trong ngành bán lẻ - FPT Digital
Một số xu hướng mới thúc đẩy phát triển trong ngành bán lẻ
Digital Strategy

Một số xu hướng mới thúc đẩy phát triển trong ngành bán lẻ

Mô hình kinh doanh ngành bán lẻ ngày nay rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là sau những cải tiến lớn về sự tiện lợi trong bán lẻ truyền thống do ảnh hưởng của đại dịch COVID.

Một nghiên cứu từ tháng 8 năm 2020 của Convenience Store news đã minh họa mức độ dễ bị ảnh hưởng với 52% người tiêu dùng sẵn sàng loại bỏ các cửa hàng vật lý ra khỏi các hoạt động mua sắm của họ. Tất nhiên, số lượng các cửa hàng trực tuyến đã tăng mạnh và 42% người mua sắm nói rằng họ đang tìm cách kết hợp các hoạt động mua sắm của họ tại một điểm với nhiều tiện ích để hạn chế tiếp xúc một cách tối đa.

Mặc dù các cửa hàng vật lý có thể phục vụ các nhu cầu mua sắm thiết yếu nhưng thường gặp giới hạn trong việc không tận dụng được hết lợi thế của mình với khách hàng. Điều này tạo cơ hội mở rộng cho các cửa hàng trực tuyến, khi mà khách hàng có thể tiếp cận được với nhiều loại hàng hóa khác nhau ngay trên thiết bị cá nhân.

Một điểm yếu lớn nữa của các cửa hàng vật lý hiện nay là người mua sắm ngày càng tìm kiếm các giải pháp mua sắm không cần tiếp xúc trực tiếp , việc cần phải ra khỏi nhà để mua một thứ gì đó đã không còn phù hợp với việc mua sắm hiện tại. Người tiêu dùng đã chấp nhận sức mạnh của các công cụ kỹ thuật số để giúp tiết kiệm thời gian, đặt hàng trước theo sở thích cá nhân cũng như giảm thiểu các tiếp xúc khi mua bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ (1)(2).

Xu hướng chuyển đổi từ “bán lẻ” sang “thương mại tiêu dùng”

Hình 2: Ảnh minh hoạ

Ảnh hưởng của COVID-19 đối với ngành bán lẻ là rất lớn và chưa từng có tiền đề trước đây. Mặc dù điều quan trọng đối với các nhà bán lẻ là phải thông qua các cân nhắc về hoạt động và chiến thuật để mở lại các cửa hàng bán lẻ, nhưng đây cũng là cơ hội để kiểm tra lại về định hướng kinh doanh và cần xem xét kỹ lưỡng trên nhiều khía cạnh trong đó cần giải quyết các câu hỏi (3)(6) :

  • Khách hàng – Khách hàng của bạn đã phát triển như thế nào trong và sau cuộc khủng hoảng? Kỳ vọng, nhu cầu, hành vi và ưu tiên của họ trong môi trường mới này là gì?
  • Thương hiệu – Mục đích kinh doanh của bạn là gì và làm cách nào để bạn có thể phục vụ khách hàng tốt nhất? Bạn có cần phát triển đề xuất giá trị của mình để luôn phù hợp không? Nếu vậy, làm thế nào để hiện thực hóa được?
  • Sản phẩm – Sản phẩm chính, bán chạy nhất và danh mục sở thích mà khách hàng của bạn quan tâm hiện nay là gì? Có phải là thời điểm thích hợp để xem xét các danh mục mới, dịch vụ mới và mô hình kinh doanh mới không?
  • Cửa hàng – Tác động của kênh cửa hàng, vai trò của kênh và các hoạt động tương ứng là gì? Làm cách nào để bạn giữ cho khách hàng và cộng sự của mình được an toàn, đồng thời đóng một vai trò mới trong cuộc sống của khách hàng?

Các nhà bán lẻ mong muốn lật ngược tình thế của năm 2020 và 2021, khi họ đã phải chịu đựng những tác động nặng nề. Tuy nhiên, họ không chắc tương lai sẽ mang lại điều gì nếu tiếp tục kinh doanh theo xu hướng truyền thống. Khi những xu hướng này phát triển, mối liên hệ giữa các vị trí vật lý và khả năng bán sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ đang nhanh chóng bị ảnh hưởng.

Các doanh nghiệp này có thể sẽ cần sự chuyển dịch từ “bán lẻ” sang “thương mại tiêu dùng”, một xu hướng đang tăng nhanh và phát triển mạnh mẽ giúp tăng hiệu quả của việc tận dụng các địa điểm vật lý, cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp hơn với nhu cầu đa dạng của khách hàng (5).

Hình 1: Sự chuyển dịch từ “bán lẻ” sang “thương mại tiêu dùng”

Cách tiếp cận trên thế giới đối với các sự thay đổi trong ngành bán lẻ những năm gần đây

Các công ty như Amazon đã buộc các nhà bán lẻ truyền thống phải khám phá những cách sáng tạo để thu hút khách hàng và làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên thuận tiện và thú vị hơn. Và một trong những cách này là mô hình cửa hàng trong cửa hàng. Giống như tên cho thấy, mô hình này là khi nhà bán lẻ đóng vai trò chủ nhà, cho phép một hoặc nhiều thương hiệu khác hoạt động độc lập trong cửa hàng. Mối quan hệ hợp tác giữa thương hiệu và nhà bán lẻ là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, giúp cả hai bên tăng doanh thu và phát triển thị trường.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 09/01/2025

Best Buy, Samsung kết hợp với Sony (6)

Trong khi các nhà bán lẻ lớn khác đang cảm nhận áp lực từ sự ảnh hưởng của việc mua sắm trực tuyến trong vài năm bùng nổ, Best Buy tiếp tục đưa ra những cách sáng tạo để phát triển mạnh mẽ trong thời đại mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nơi.

Vào năm 2013, Best Buy đã áp dụng mô hình cửa hàng trong cửa hàng khi họ ra mắt quan hệ đối tác với Samsung, được gọi là “Samsung Experience”. Sự hợp tác này đã đặt 1.400 trung tâm Samsung tại cửa hàng tham gia Best Buys. Trên thực tế, mối quan hệ hợp tác đã hoạt động hiệu quả đến mức Best Buy đã mở rộng mô hình tại cửa hàng bao gồm Sony vào năm sau.

Liên tục đổi mới và sáng tạo, Best Buy thậm chí còn đưa đối thủ cạnh tranh của mình là Amazon vào mô hình kinh doanh cửa hàng trong cửa hàng. Quyết tâm tận dụng sự phổ biến của các thiết bị thông minh, các nhà bán lẻ đồ điện tử lớn đã tích hợp thêm hai ki-ốt trong cửa hàng đặc biệt chỉ dành riêng cho Amazon Echo và Google Home.

Thay vì chỉ quảng cáo các thiết bị thông minh của Google và Amazon, Best Buy đã sử dụng các ki-ốt tại cửa hàng này để hướng dẫn khách hàng cách ghép nối Echo và Google Home với các mặt hàng phổ biến khác được bán tại Best Buy, bao gồm bóng đèn HD và các thiết bị điện tử gia dụng thông minh như máy điều nhiệt và TV.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 09/01/2025

Masan với mô hình “Point of Life” (4)

Tại Việt Nam, Masan cũng ra mắt mô hình “Point of Life” với việc tích hợp các dịch vụ như Winmart, Phúc Long, Phano Mart, Mobicast và Techcombank để cung cấp tối đa các dịch vụ đến với khách hàng.

Nếu như khách hàng WinMart+ chủ yếu là các bà nội trợ, thì Techcombank, Phúc Long, Phano Mart, Mobicast dành cho tất cả mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt là khách hàng trẻ, những người sẵn sàng thử nghiệm các xu hướng tiêu dùng mới. Điểm đặc biệt của nền tảng hợp nhất mảng bán lẻ tiêu dùng của Masan không chỉ dừng lại ở việc tích hợp tiện ích tại các điểm bán hiện hữu (offline) mà còn tích hợp với điểm bán trực tuyến (online).

 

 

Nguồn tham khảo
(1) McKinsey. 2020 Reimagining stores for retail’s next normal
(2) McKinsey. 2020 Adapting to the next normal in retail: The customer experience imperative
(3) KPMG. 2021 Future of Retail Transitioning from ‘retail’ to ‘consumer commerce’
(4) Báo đầu tư. Chiến lược “Point of Life” của Masan hướng đến phục vụ 35 – 50 triệu khách hàng
(5) Think with google. Marketing strategies app and mobile smartphone user mobile shopping preferences
(6) Erply. Store-within-a-Store: The Next Stage of In-Person Retail

Nghiên cứu nổi bật
01. Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu: chuyển đổi số để biến nguy thành cơ 02. Blockchain và hành trình đem lại tính minh bạch, hiệu quả cho hoạt động logistics 03. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo – AI phòng tránh rủi ro gian lận trong ngân hàng 04. Tiềm năng của công nghệ In 3D trong ngành sản xuất
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận