Xây dựng nguồn nhân lực bền vững cho doanh nghiệp trong thời đại số - FPT Digital
Xây dựng nguồn nhân lực bền vững cho doanh nghiệp trong thời đại số
Internet of Thing

Xây dựng nguồn nhân lực bền vững cho doanh nghiệp trong thời đại số

Trong thời đại số, nguồn nhân lực đang trở thành tài sản quan trọng nhất của mỗi tổ chức. Sự phát triển của công nghệ và sự lan truyền của internet đã tạo ra một môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh, yêu cầu sự linh hoạt và sáng tạo từ phía nhân viên. Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp cần xây dựng một nguồn nhân lực bền vững, có khả năng thích nghi và phát triển trong thời đại số.

1. Mức độ thành công của Chuyển đổi số và mối liên hệ với nguồn nhân lực

Các cấp lãnh đạo thường chia sẻ rằng, thực hiện các thử nghiệm thường tương đối dễ dàng nhưng để mở rộng quy mô sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đúng với tất cả các loại hình chuyển đổi bao gồm Chuyển đổi số: chuyển đổi nguồn nhân lực, chuyển đổi phương thức làm việc hướng đến sự linh hoạt, chuyển đổi về mặt công nghệ hay chuyển đổi hệ thống dữ liệu. Các thử nghiệm thường tạo ra kết quả ban đầu tuyệt vời, nhưng những nỗ lực để ứng dụng kết quả đó vào thực tế hoặc mở rộng quy mô trên toàn bộ tổ chức thường khó để thành công.

Thông qua các hoạt động nghiên cứu về mức độ thành công trong Chuyển đổi số với nhiều doanh nghiệp trên thế giới, có thể thấy tỉ lệ thành công chỉ chiếm dưới khoảng 30%. Ngay cả những ngành nghề có lợi thế trong Chuyển đổi số như các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, truyền thông … cũng thường gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ không vượt quá 26%. Trong những ngành mang tính truyền thống hơn như ngành dầu khí, phát triển hạ tầng, cơ giới và dược phẩm, tỉ lệ doanh nghiệp Chuyển đổi số thành công thậm chí chỉ rơi vào khoảng từ 4 đến 11%(1).

Ngoài ngành nghề, tỉ lệ thành công của việc Chuyển đổi số cũng đến từ quy mô công ty. Các doanh nghiệp có nguồn nhân lực ít hơn 100 nhân sự, thường có khả năng thành công trong việc Chuyển đổi số hơn 2.7 lần so với những doanh nghiệp có trên 50.000 nhân sự. Điều này có thể lý giải nguyên nhân khi hiện nay, các phương thức làm việc đổi mới như Agile, Design Thinking, v.v đang được áp dụng phù hợp với nhiều doanh nghiệp có bộ máy hoạt động tinh gọn hơn hướng đến sự phát triển hiệu quả của doanh nghiệp thông qua nguồn lực bền vững.

nguồn nhân lực
Hình 1: Top 10 các yếu tố quan trọng về phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022-2023 [2]
Một trong những chủ đề được nhắc đến nhiều nhất trong những năm gần đây tập trung vào sự thay đổi cơ bản của công việc và lực lượng lao động, cần yêu cầu những khả năng mới trong hoạt động tuyển dụng nhằm hướng đến nguồn nhân lực bền vững, sẵn sàng với những chuyển đổi trong tương lai. Vậy nguồn nhân lực bền vững là gì và điều này mang đến những giá trị gì cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp?

2. Nguồn nhân lực bền vững là gì?

Nguồn nhân lực bền vững được hình thành khi nhân viên có môi trường làm việc lý tưởng và được hỗ trợ phúc lợi. Nhân viên được coi là nguồn lực chủ yếu có thể được khai thác (và cạn kiệt) để phục vụ mục đích kinh tế của người sử dụng lao động. Kỹ năng, tài năng và năng lượng của họ không bị lạm dụng quá mức. Họ không phải đối mặt với khối lượng công việc quá sức cũng như tốc độ làm việc không ngừng trong nhiều tuần hoặc nhiều năm liên tục.

Trong thời gian khủng hoảng (ví dụ: dịch bệnh, thiên tai, ốm đau), nhân viên có thời gian để phục hồi hoặc tìm kiếm các nguồn lực bổ sung mà họ cần để có thể thực hiện trong tương lai, tránh tình trạng kiệt sức và người lao động cần có thời gian để đổi mới.

Bài đọc nhiều nhất
Internet of Thing 21/11/2024

3. Lợi ích của nguồn nhân lực bền vững

Một nguồn nhân lực ổn định, gắn kết và có động lực sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp. Môi trường thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ hơn, ít người nghỉ việc hơn, chi phí tuyển dụng thấp hơn thông qua thăng tiến nội bộ, nhiều ý tưởng và đóng góp chiến lược hơn thông qua đào tạo và phát triển, tăng sự hài lòng và lòng trung thành của người lao động, tất cả đều dẫn đến tương tác tốt hơn với trải nghiệm khách hàng được tối ưu và mang lại lợi nhuận cao hơn.

nguồn nhân lực bền vững
Hình 2: Các yếu tố cần được chú trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực bền vững [3]
Đọc thêm bài viết: Nhân lực số : Cơ hội, tiềm năng cho doanh nghiệp phát triển

4. Làm thế nào để xây dựng đội ngũ bền vững trong thời đại số?

Có rất nhiều phương thức để thực hiện, tuy nhiên trong thời đại số, các phương thức này nên song hành với các công cụ số cũng như chiến lược rõ ràng giúp theo dõi, cải thiện và liên tục cập nhật các thông tin về mức độ bền vững của nhân sự. Một số hành động cụ thể có thể được thực hiện:

  • Trao quyền quyết định: Thay vì tập trung trách nhiệm ra quyết định vào ban lãnh đạo, hãy thực hiện trao quyền đến các cấp dưới đang chuyên trách thực hiện các hoạt động này. Điều này sẽ xây dựng ý thức sở hữu và đầu tư, truyền cảm hứng cho nhân viên khi cùng được tham gia trực tiếp đối với các hoạt động điều hành, quản trị và phát triển doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng việc trao quyền cho nhân viên và triển khai các ý tưởng sẽ mang đến văn hóa đổi mới sáng tạo thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả hơn.
nguồn nhân lực
Hình 3: Trao quyền cho nhân viên giúp kích thích sự sáng tạo và thúc đẩy việc ra quyết định hiệu quả hơn
  • Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới: Trong thời đại số, sự sáng tạo và đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nguồn nhân lực bền vững. Các doanh nghiệp nên tạo điều kiện để nhân viên được thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc khuyến khích ý tưởng mới, tổ chức các cuộc thảo luận, các cuộc thi về giải pháp sáng tạo cho các vấn đề doanh nghiệp hoặc phòng ban đang đối mặt. Sự sáng tạo và đổi mới sẽ giúp nguồn nhân lực phát triển và thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.
  • Xây dựng văn hóa tin cậy và minh bạch: Trong một nơi làm việc được thực hiện đa phần trên môi trường số, sự minh bạch = hỗ trợ tốt hơn so với môi trường truyền thống. Tuy nhiên nếu có thể nâng cao được tính tin cậy của nguồn nhân lực để công việc được trôi chảy hơn sẽ giúp tạo dựng sự bền vững trong đội ngũ. Các hoạt động kiểm tra thường nhật, các buổi báo cáo kéo dài hàng giờ, v.v có thể lược bỏ khi xây dựng được sự tin tưởng vào sản phẩm đầu ra của người phụ trách. Thông thường, các doanh nghiệp ít thấy được tác động của văn hóa tin tưởng, nhưng tại các tổ chức lớn, việc này đã trở thành một điều bình thường giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.
  • Hỗ trợ làm việc linh hoạt: Đây là một trong những xu hướng mới nhất đối với các doanh nghiệp khi yêu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi từ nhiều ứng viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau ngày càng tăng cao. Các ứng viên khi thực hiện ứng tuyển mong muốn có sự linh hoạt khi làm việc, có thể làm việc tại văn phòng kết hợp với làm việc tại nhà. Cả hai yếu tố này sẽ cho phép nguồn nhân lực trong thời đại số hòa nhập nhanh chóng hơn với công việc vào cuộc sống. Tính linh hoạt không dừng lại với một kế hoạch cố định mà cần được sửa đổi., thay đổi liên tục.

5. Kết luận

Những thay đổi trong thời gian gần đây được đánh giá là cơ hội để nhiều doanh nghiệp bứt phá vượt bậc trong môi trường cạnh tranh và tái thiết tương lai của doanh nghiệp trong việc xây dựng nguồn nhân lực phát triển bền vững trong thời đại số, từ đó có thể tạo ra các mô hình làm việc đổi mới giúp bứt phá để trở thành những nhà tuyển dụng được lựa chọn, có khả năng thu hút và duy trì những tài năng tốt nhất. Việc xây dựng nguồn nhân lực bền vững không chỉ mang lại lợi ích chung cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển và thành công.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) Unlocking success in digital transformations. (2018, October 29). McKinsey & Company
(2) CEOs Newly Focus on Workforce and Sustainability in 2022-23. (n.d.). Gartner.
(3) How your business can benefit from “people sustainability.” (2023, January 5). World Economic Forum

Nghiên cứu nổi bật
01. Tái cơ cấu và đột phá chuỗi giá trị nông nghiệp 02. eKYC – Bước ngoặt trong xác thực danh tính an toàn ngành ngân hàng 03. Điện toán biên – giải pháp mang lại nhiều lợi thế cho ngành bất động sản 04. Vai trò của thanh toán điện tử trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận