Đâu là lối ứng phó hiệu quả doanh nghiệp với Covid-19? - FPT Digital
Đâu là lối ứng phó hiệu quả doanh nghiệp với Covid-19?
Digital Strategy

Đâu là lối ứng phó hiệu quả doanh nghiệp với Covid-19?

Covid-19 đã mở ra một thực tại mới trên toàn cầu làm gián đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Các chuyên gia kinh tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của nhân loại từ thời thế chiến thứ hai. Hướng đi nào là hướng đi ứng phó hiệu quả cho doanh nghiệp?

Không thể phủ nhận rằng đại dịch Covid-19 sẽ mang lại những hậu quả tồi tệ cho nền kinh tế của các quốc gia kể cả sau khi đã kết thúc. Bởi vậy mà những cách thức đối phó trong khủng hoảng là rất cần thiết với các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, nhằm kịp thời ứng phó, giảm thiểu mất mát, phục hồi và cải thiện các hoạt động kinh doanhNhìn nhận sâu hơn nữa, các doanh nghiệp cần đi tìm và trang bị những giải pháp với tầm nhìn xa hơn để giảm thiểu rủi ro cho những sự kiện khủng hoảng bất ngờ trong tương lai. 

Phản ứng của các doanh nghiệp với Covid-19 

Giữa đại dịch Covid-19 nói riêng và khủng hoảng nói chung, cách phản ứng của các tổ chức là khác nhau, do sự khác biệt về môi trường kinh tế, văn hóa quốc gia cũng như đặc thù loại hình doanh nghiệp. Trên thực tế, trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng nổ mạnh, các doanh nghiệp đã đi theo những lối phản ứng khác nhau trong chiến thuật, kế hoạch kinh doanh, cách điều vận, cách hoạt động của các doanh nghiệp. Nhìn chung, có ba loại hình hình động và cách thức ứng phó phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam với tư duy nhìn nhận chiến thuật được đề cập trong nội dung dưới đây. 

covid-19
Ba cách thức ứng phó chính của các doanh nghiệp Việt Nam với Covid-19
1. Không phản ứng, hoặc không có chiến thuật ứng phó với covid-19

Những doanh nghiệp sử dụng chiến thuật không phản ứng này thường là các doanh nghiệp lớn, hoặc có nguồn khách hàng tin cậy và trung thành, khiến chuỗi hoạt động và vận hành của họ chịu ảnh hưởng ít hơn. Chiến lược nay đem lại ít áp lực phải thay đổi. Cảm giác vận hành bình thườngkhông màng tới khủng hoảng có thể tạo ra sự điềm tĩnh trong nội bộ công ty.  

2. Giảm chi phí ngắn hạn   

Đây là chính sách thường được sử dụng nhất trong đỉnh dịch Covid-19 vừa qua, và được coi là một chiến lược sống sót. Vô số các doanh nghiệp có lợi nhuận vừa, hoặc các doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề như giải trí, du lịch, khách sạn và hàng không, v.v. đã và đang thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí vận hành. Chiến lược cắt giảm chi phí bao gồm cắt giảm chi phí quản lý, chi phí quảng bá truyền thng và đặc biệt là cắt giảm lương hoặc cắt giảm nhân sự.  

3. Chuyển đổi số doanh nghiệp  

Song song cạnh hai lối phản ứng, ứng phó ở trên, bắt đầu áp dụng chiến lược chuyển đổi số cũng là một lựa chọn của các doanh nghiệpSự chuyển dịch hoạt động làm việc từ offline sang online là bước đầu trong việc thực hiện chuyển đổi số, để đảm bảo việc giãn cách xã hội cũng như để đảm bảo sự hoạt động liền mạch, không gián đoạn hay bị rơi vào trạng thái ngủ đôngLàm việc online tại nhà là một phần nhỏ trong công cuộc ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đồng thời, góp phần giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành đáng kể thay vì cắt giảm nhân lực, giúp nhân viên không bị mất công việc và giữ được cạnh tranh trong thị trường.   

Đâu là hướng đi đúng cho doanh nghiệp? 

Cả ba cách phản ứng đều thể hiện được ít nhiều vị thế và tầm nhìn khác nhau của các doanh nghiệp. 

Chiến thuật không phản ứng được nhìn nhận là chiến thuật mà nhìn qua sẽ thấy rất kiên định, bình tĩnh trước sóng gió. Có thể thấy, những tổ chức lớn hơn thường có xu hướng sử dụng chiến thuật này, và thường có tâm lý không ngại khó khăn từ tác động bên ngoài. Tuy nhiên, chính sự chủ quan trong chiến thuật này không đảm bảo sự tối ưu và gắn kết xuyên suốt trải nghiệm khách hàng tại giai đoạn khủng hoảng. Với viễn cảnh tương lai còn khó đoán và bất biến, chiến thuật không phản ứng này chưa chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có thể sống sót được qua dịch Covid-19 này, chiến lược ấy không đảm bảo sẽ áp dụng được cho những cuộc khủng hoảng khác về sau. 

Chiến lược cắt giảm chi phí này được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam, với hi vọng rằng sau khủng hoảng sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, đã có nhiều minh chứng chỉ ra rằng chiến lược cắt giảm chưa đủ điều kiện để khiến doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sau mỗi cuộc khủng hoảng. Ví dụ, khủng hoảng kinh tế 2008 cho thấy những doanh nghiệp dùng chiến lược cắt giảm chi phí ngắn hạn cũng phải mất ít nhất 2 năm mới có thể đạt lại được ngưỡng doanh thu và lợi nhuận ở mốc trước khi xảy ra khủng hoảng *. Điều này cũng có thể xảy ra vào hậu đại dịch Covid-19 đối với những doanh nghiệp vốn chỉ tập trung vào chiến lược giảm chi phí. Mức độ hài lòng của nhân viên cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự bất an, vô hướng giữa mùa dịch, khiến trải nghiệm khách hàng cũng bị thụt giảm đi do các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực hỗ trợ. c doanh nghiệp sử dụng chiến thuật này thường gặp áp lực lớn hơn nhiều doanh nghiệp khác vì họ vừa phải duy trì tồn tại, vừa thiếu hỗ trợ do nhân lực đã bị cắt giảm ngay giữa khủng hoảng. 

Các doanh nghiệp thực hiện hoặc có ý định thực hiện chuyển đổi số là các doanh nghiệp cảm nhận và nhìn ra được rằng đây là chiến lược mang lại nhiều lợi ích nhất trong thời đại dịch Covid-19. Nhưng điều đáng để tâm ở đây chính là nhận thức của nhiều doanh nghiệp và tổ chức về chuyển đổi số còn chưa chính xác. Đã có nhiều doanh nghiệp thuê ngoài để triển khai công nghệ nội bộ, và hiểu nhầm rằng đó là toàn bộ công cuộc của chuyển đổi số. Đó là quan niệm sai lầm, bởi chuyển đổi số là tư duy dài hạn, quyết định cho tương lai và định hướng vận hành doanh nghiệp, có những chiến thuật số ứng biến giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và mức độ hài lòng nhân viên. Việc đơn thuần triển khai công nghệ mà không có chiến thuật kinh doanh sẽ không đem lại sự hiệu quả trong việc chuyển đổi số, và cũng không không đảm bảo được sự thành công của doanh nghiệp. Với các chiến thuật kinh doanh mới mẻ, giải quyết các vấn đề nhức nhối trong doanh nghiệp và chiến thuật liên quan công nghệ chuyển đổi số, các doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thúc đẩy mức độ hài lòng trong nội bộ và tối ưu trải nghiệm khách hàng trong bất cứ hoàn cảnh nào.  

 

Sau khi khảo sát và nghiên cứu, FPT Digital nhận ra rằng các doanh nghiệp đã chuyển đổi số đang trên đà phát triển ở thị trường, doanh thu lớn hơn và thu hút được nhiều khách hàng trung thành. Covid19 là một yếu tố lớn thúc đẩy các doanh nghiệp chưa chuyển đổi hãy chuyển đổi số nhanh chóng, bởi sự thụt hậu, chậm trễ so của các công ty so với đối thủ trên thị trường đang thể hiện dần rõ dệt trong thời kỳ hậu Covid-19Chuyển đổi số thành công phụ thuộc vào sự kết hợp của phương pháp chuyển đổi con người, chuyển đổi công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh.  

Nhìn chung, các doanh nghiệp có tư duy chuyển đổi số có sức bật mạnh hơn các doanh nghiệp khác, phục hồi nhanh chóng và thậm chí có thể vượt trội hơn lợi nhuận đạt được trước khi bắt đầu bước vào khủng hoảng. Triển khai ứng dụng công nghệ đi kèm chiến thuật kinh doanh, chiến thuật chuyển đổi con người mới chính là giải pháp đảm bảo cho tương lai hậu khủng hoảng Covid-19, giúp các tổ chức doanh nghiệp trở nên hiệu quả trong việc dẫn dắt thị trường, cũng như đối phó dễ dàng hơn khi xuất hiện những cuộc khủng hoảng tiếp theo. 

 

 

Nguồn tham khảo
* Barbara W. 2020. Investopedia. 10 Years After the Financial Crisis: The Impact on Small Business. 

Nghiên cứu nổi bật
01. Đo lường hiệu quả tiếp thị từ dữ liệu hợp nhất 02. Công nghiệp 4.0 và mối quan hệ giữa sản xuất và trải nghiệm khách hàng 03. Nâng cao năng lực số cho nhân sự ngành bán lẻ 04. Nhà máy thông minh – Chìa khóa cho ngành công nghiệp 4.0
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận