Đầu tư ESG - ESG Investing là gì? Mô hình kinh doanh bền vững ESG trong thế kỷ 21 - FPT Digital
Đầu tư ESG – ESG Investing là gì? Mô hình kinh doanh bền vững ESG trong thế kỷ 21
Reducing Carbon Emissions

Đầu tư ESG – ESG Investing là gì? Mô hình kinh doanh bền vững ESG trong thế kỷ 21

ESG Investing là gì? ESG Investing hay còn gọi là Đầu tư ESG là một xu hướng đầu tư đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu vào các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị. Với những lợi ích về mặt tài chính và tác động tích cực đến xã hội, ESG Investing là lựa chọn phù hợp cho các nhà đầu tư quan tâm đến sự phát triển bền vững và đang trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang tích cực ứng dụng và đầu tư ESG vào trong hoạt động kinh doanh của mình để thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

1. Đầu tư ESG – ESG Investing là gì?

ESG Investing là gì – đầu tư ESG là việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đầu tư dựa trên các yếu tố phát triển bền vững, trong đó gồm: Môi trường (Environment) – Xã hội (Social) – Quản trị (Governance) của doanh nghiệp được thể hiện trên báo cáo ESG.

>> Đọc thêm về Khái niệm ESG là gì?

Đây là mục đầu tư liên quan trách nhiệm xã hội, đầu tư bền vững, là phương pháp đầu tư tập trung vào các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố tài chính truyền thống như lợi nhuận và rủi ro.

ESG Investing là gì - Đầu tư esg ứng dụng trong mô hình kinh doanh
Hình minh họa 01: ESG Investing là gì – Đầu tư esg ứng dụng trong mô hình kinh doanh

1.1. Mục tiêu của ESG Investing là gì:

Các mục tiêu của đầu tư ESG Investing là gì? Dưới đây là các mục tiêu cơ bản của đầu tư ESG:

  • Giảm thiểu rủi ro: Một doanh nghiệp quản lý ESG tốt đồng nghĩa với việc quản lý rủi ro tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực như biến động môi trường, bất ổn chính trị – xã hội hay bê bối quản trị, … Doanh nghiệp không quản lý, thực hiện và tuân thủ tốt các tiêu chí ESG sẽ có thang điểm rủi ro cao, dẫn đến việc quỹ đầu tư hạn chế rót vốn.
  • Nâng cao lợi nhuận tiềm năng: Cam kết ESG giúp doanh nghiệp thu hút được nguồn vốn đầu tư quan tâm đến sự phát triển bền vững, từ đó có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn và gia tăng lợi nhuận trong dài hạn tốt hơn doanh nghiệp khác.
  • Tạo tác động tích cực: Đầu tư ESG giúp hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động có trách nhiệm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, mang lại kết quả tích cực đối với bên trong doanh nghiệp cũng như bên ngoài xã hội.

1.2. Lợi ích của đầu tư ESG Investing là gì:

Lợi ích của đầu tư ESG Investing là gì? Dưới đây là các lợi ích cơ bản của đầu tư ESG:

  • Lợi ích về tài chính: Các doanh nghiệp có điểm ESG cao thường có hiệu suất tài chính tốt hơn so với các doanh nghiệp khác. Lý do là nhiều nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề môi trường bền vững nên giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư ESG một cách đáng kể khi theo đuổi xu hướng này.
  • Lợi ích về đạo đức: Đầu tư ESG giúp nhà đầu tư thể hiện cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị. Khách hàng và đối tác khi thấy những cam kết này cũng sẽ có cái nhìn tích cực về hình ảnh doanh nghiệp trong quá trình hợp tác lâu dài. Đồng thời còn thể hiện tính nhân văn đến từ doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, các vấn đề liên quan xã hội, con người.
  • Lợi ích về đa dạng hóa danh mục đầu tư: Nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình, giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường và tăng tiềm năng lợi nhuận.

Mike Walters, Giám đốc điều hành của USA Financial cho biết: “Việc xác định tác động, tích cực hay tiêu cực, đối với… các bên liên quan này là điều sẽ trở thành thước đo cho chất lượng đầu tư vào ESG”. “Điều này rất quan trọng vì những lý do có tác động rõ ràng liên quan đến từng bên liên quan, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để xác định sức mạnh và tính bền vững của chính doanh nghiệp.”

Walters nói rằng những doanh nghiệp nỗ lực theo đuổi các mục tiêu ESG sẽ trở thành những doanh nghiệp được vận hành tốt. Và những doanh nghiệp được vận hành tốt sẽ trở thành những cổ phiếu tốt để sở hữu.

2. Xu hướng đầu tư theo mô hình kinh doanh bền vững ESG

Linda Zhang, Cố vấn cấp cao tại SoFiGiám đốc điều hành của Purview Investments, một doanh nghiệp tư vấn đầu tư chuyên về đầu tư toàn cầu và đầu tư tác động, cho biết: “Nhiều khách hàng rất quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội, chẳng hạn như biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng khí hậu ngày càng nghiêm trọng, bất bình đẳng giới và chủng tộc, bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư”.

“Họ muốn đảm bảo rằng họ không đầu tư vào những doanh nghiệp làm trầm trọng thêm hoặc góp phần gây ra những vấn đề này và muốn đầu tư vào những doanh nghiệp dẫn đầu các phong trào ESG.”

Xu hướng đầu tư ESG (ESG Investing) trên thế giới
Hình 02: Xu hướng đầu tư ESG (ESG Investing) trên thế giới

Cũng như lý do trên, nhiều doanh nghiệp coi đầu tư ESG (ESG Investing) là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Theo báo cáo của Bloomberg, tài sản ESG có thể đạt 53 nghìn tỷ USD vào năm 2025, chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản quản lý toàn cầu(1). Trong đó tài sản ESG đề cập đến các tài sản đầu tư, như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, v.v. được lựa chọn và quản lý dựa trên các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị.

Tại Việt Nam, việc đầu tư theo tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị (ESG) cũng đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn. Một số quỹ đầu tư ESG đã được thành lập và nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu chú trọng thực hiện các tiêu chuẩn ESG, coi ESG như “điều kiện cần” để quyết định kế hoạch đầu tư rót vốn. Chỉ trong vòng 10 năm qua, các tiêu chí đầu tư tài chính đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ, từ yếu tố môi trường, xã hội đến quản trị bền vững.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, đầu tư bền vững (sustainable investing) đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến ở Mỹ. Tài sản được quản lý (Assets Under Management) cho các quỹ đầu tư bền vững và thu nhập cố định đã đạt mức kỷ lục 7,9% tổng AUM toàn cầu trong nửa đầu năm 2023(3). Việc nắm bắt xu hướng này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Nhu cầu của nhà đầu tư đối với các sản phẩm phải phù hợp với các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), lý do bởi vì các nhà đầu tư mong muốn các khoản đầu tư của mình tạo ra tác động tích cực. Đồng thời, các cơ hội đầu tư bền vững có khả năng mở rộng từ thị trường đại chúng sang các lĩnh vực khác như vốn cổ phần tư nhân.

3. Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng mô hình kinh doanh bền vững ESG Investing như thế nào?

3.1. Thực trạng khi đầu tư ESG Investing là gì ?

Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã ghi nhận nhiều sự thay đổi trong nhận thức về tầm quan trọng của ESG. Qua đó, các doanh nghiệp này đã bắt đầu tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong chiến lược kinh doanh cũng như trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Từ đó nhận thức được những lợi ích về mặt hình ảnh, rủi ro và tiềm năng khi thu hút vốn đầu tư.

Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều bước tiến cần thực hiện để đạt được mức độ thực thi ESG cao hơn.

Ở Việt Nam hiện nay, không ít những doanh nghiệp đầu tư ESG có thể kể đến đó là:

3.1.1. FPT

Tập đoàn FPT
Hình 03: Tập đoàn FPT

FPT đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Doanh nghiệp bên cạnh đó cung cấp nhiều giải pháp công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác, góp phần nâng cao chất lượng lao động, tạo việc làm và gia tăng lợi nhuận, ưu tiên ứng dụng công nghệ và vật liệu thân thiện với môi trường của FPT khi xây dựng các tòa nhà văn phòng, cơ sở giáo dục, khu phần mềm.

3.1.2. Vinfast:

Trụ sở Vinfast
Hình 04: Trụ sở Vinfast

Vinfast tập trung vào sản xuất xe điện, góp phần giảm thiểu khí thải ra môi trường. Đồng thời, Vinfast ứng dụng công nghệ thông minh, mang đến trải nghiệm khách hàng hoàn hảo. Nỗ lực này được ghi nhận khi VinFast nhận được đánh giá 23.3 điểm ESG từ Morningstar Sustainalytics năm 2022, lọt top 10 hãng xe có xếp hạng ESG cao nhất toàn cầu.(6)

3.1.3. Unilever:

Văn phòng Unilever Vietnam
Hình 05: Văn phòng Unilever Vietnam

Cụ thể, hơn 75% dấu vết carbon trong chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam đến từ nguyên vật liệu đầu vào và các hoạt động bên ngoài hàng rào của doanh nghiệp. Thế nên, Unilever đã thúc đẩy mở rộng phạm vi của cam kết cắt giảm khí nhà kính ra toàn chuỗi giá trị thông qua hoạt động nâng cao nhận thức và hợp tác cùng các đối tác, nhà cung cấp để cùng phát triển và thực hiện các giải pháp giúp đưa phát thải khí carbon trong toàn chuỗi giá trị về “0” đến năm 2039.(7)

3.2. Thách thức đầu tư ESG Investing là gì

Quá trình thu hút ESG Investing là gì – đầu tư ESG tại Việt Nam song song còn tồn đọng nhiều thách thức lớn cần phải giải quyết. Việc tích hợp các tiêu chuẩn ESG vào hoạt động kinh doanh không chỉ đơn thuần là bổ sung các tính năng của sản phẩm, nâng cao năng suất, tăng doanh thu hay xác định lại bản sắc thương hiệu. Quá trình này đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết nhiều vấn đề vĩ mô hơn như tầm nhìn, giá trị cốt lõi và lợi ích con người (bao gồm nhân viên và khách hàng).

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức khác trong việc triển khai ESG, chẳng hạn như nhân viên thiếu kiến ​​thức và chuyên môn cần thiết về ESG, các giám đốc điều hành cấp cao cần nâng cao hiểu biết về việc triển khai ESG cũng như các khung pháp lý không rõ ràng để thực thi các tiêu chuẩn ESG

Các doanh nghiệp cũng cần có hành lang pháp lý thông thoáng, môi trường thuận lợi hơn cũng như những ưu đãi, khuyến khích từ Nhà nước để có thể vượt qua những rào cản vốn có trong quá trình thực hiện thu hút đầu tư ESG.

Để chuẩn bị cho hoạt động đầu tư theo định hướng đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có thể kết hợp nó vào chiến lược tổng thể nhằm tạo ra giá trị kinh tế, cải thiện định giá và đáp ứng các yêu cầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo, thành lập ủy ban ESG, phát triển các số liệu có thể đo lường được và theo dõi các số liệu này một cách minh bạch và chính xác hơn, đồng thời báo cáo các mục tiêu và tiến độ ESG cho tất cả các bên liên quan thông qua báo cáo thường niên, thông tin liên lạc nội bộ của doanh nghiệp và báo cáo phát triển bền vững hàng năm.

 

Reference:

  1. Bloomberg. 2021. ESG assets may hit $53 trillion by 2025, a third of global AUM
  2. Forbes. 2024. What Is ESG Investing?
  3. Morgan Stanley. 2023. Trends for the Next Decade of Sustainable Investing
  4. CNBC. 2020. Sustainable investing
  5. FPT. ESG Report
  6. Vinfast. 2023. VinFast nhận được đánh giá ESG
  7. Unilever. 2022. Phát triển bền vững
Nghiên cứu nổi bật
01. Ứng dụng AI tạo sinh (GenAI) trong ngành Logistics 02. Dịch vụ công trong đô thị thông minh: Chiến lược xây dựng trải nghiệm tạo nên đô thị đáng sống 03. Xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành vận tải hành khách (Kỳ 02) 04. Tầm quan trọng của tài chính xanh với bất động sản khu công nghiệp
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận