ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG là gì? 1 số chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam và trên thế giới - FPT Digital
ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG là gì? 1 số chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam và trên thế giới
Reducing Carbon Emissions

ESG là gì? Tiêu chuẩn ESG là gì? 1 số chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam và trên thế giới

ESG là gì ? ESG là 1 bộ tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị ESG (Environmental, Social and Governance); ESG đang trở thành xu hướng của các doanh nghiệp hoạt động giao thương quốc tế, hội nhập toàn cầu trong nền kinh tế hiện đại.

Quá trình phát triển bền vững theo ESG dần trở thành giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, giúp họ xác định tầm nhìn và định hướng chiến lược kinh doanh bền vững và lâu dài. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đúng giải pháp phù hợp tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam cũng như các chính sách, quy định trong và ngoài nước là vấn đề quan trọng cần các doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về lâu dài.

1. ESG là gì?

Về cơ bản, ESGmột bộ tiêu chuẩn sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp. ESG giúp tổ chức xác định các rủi ro và cơ hội, cũng như mức độ ảnh hưởng khi áp dụng chúng vào vận hành.

Khái niệm về ESG là gì đã được xuất hiện từ những năm 1950, cụ thể vào năm 1953 khi Howard Bowen xuất bản cuốn “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” đã đề cập đến ESG dưới dạng CSR (Corporate Social Responsibility – trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất – kinh doanh). Ngoài ra, trong báo cáo “Who Care Win”, khái niệm ESG là gì cũng chính thức xuất hiện thông qua Liên Hợp Quốc vào năm 2004.(1)

2. Tiêu chuẩn ESG là gì? Bộ tiêu chuẩn ESG dùng chung trên thế giới

Bộ tiêu chuẩn ESG là gì? Bộ tiêu chuẩn ESG bao gồm 3 nhóm tiêu chuẩn(2), cụ thể như sau:

  • E – Environmental (Môi trường): liên quan đến các vấn đề về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như: ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, phát thải carbon, quản lý nước và chất thải ô nhiễm, khai thác tài nguyên, khoáng sản,…
  • S – Social (Xã hội): liên quan đến các vấn đề mang tính xã hội, ví dụ như sự hài lòng của khách hàng đến những vấn đề có tính đa dạng, công bằng và hòa nhập, quyền riêng tư, an ninh và bảo mật dữ liệu, quan hệ cộng đồng,…
  • G – Governance (Quản trị doanh nghiệp): liên quan đến hoạt động của tổ chức như vấn đề liên quan đến quản trị công ty, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, công bố báo cáo …

Các khía cạnh của tiêu chuẩn ESG thường được đánh giá thông qua một số thang đo như Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu GRI (Global Reporting Initiative), Tiêu chuẩn Kế toán Bền vững SASB (Sustainability Accounting Standards Board), … Cụ thể như sau:

ESG là gì? Bộ tiêu chuẩn ESG theo tiêu chuẩn GRI
Hình 01: ESG là gì? Bộ tiêu chuẩn ESG theo tiêu chuẩn GRI

2.1. Tiêu chuẩn Môi trường (E-Environment)

  • Biến đổi khí hậu: Được đánh giá dựa trên các cam kết quốc tế và trong nước, chính sách quốc gia và quy định tại địa phương đó.

Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), cùng các quốc gia khác, Việt Nam đã tham gia cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu cùng với hơn 100 quốc gia về vấn đề giảm lượng khí thải để hiện thực hóa mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2 độ C hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris vào năm 2030.(3)

  • Năng lượng: Các doanh nghiệp thực hiện ESG phải đảm bảo khai thác và sử dụng nguồn năng lượng một cách hiệu quả. Những loại năng lượng thường khuyến khích như năng lượng mặt trời, gió tự nhiên… có thể tái tạo được.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Bao gồm đất, nước, cây xanh, khoáng sản, không khí… Để đạt điểm ESG cao ở mục này, doanh nghiệp phải đảm bảo đã có đầy đủ giấy tờ cấp phép khi sử dụng bất kỳ nguồn tài nguyên nào. Ngoài ra, nhiều tổ chức cũng ghi điểm khi chủ động/góp phần cải tạo, khôi phục các khu vực bị ô nhiễm.
  • Xử lý và tái chế chất thải: Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng không thải ra môi trường những loại chất thải gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm các quy trình tái chế, tái sử dụng để tối ưu hóa chuỗi, giảm chất thải ra môi trường.
  • Cơ hội môi trường: Doanh nghiệp có thể nắm bắt nhiều cơ hội trong lĩnh vực môi trường với việc phát triển công nghệ sạch, công trình xanh, năng lượng tái tạo, Giảm thiểu & đền bù Carbon, tái chế & kinh tế tuần hoàn, bảo vệ & phục hồi tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa & kiểm soát ô nhiễm

2.2. Tiêu chuẩn Xã hội (S-Social)

  • Quyền riêng tư và bảo mật: được coi là một tiêu chí quan trọng nhưng quy định và luật lệ về chúng còn khá mới ở nước ta. Doanh nghiệp thực hành ESG cần đảm bảo thu thập, sử dụng và bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách có trách nhiệm và đạo đức. Đặc biệt, doanh nghiệp tuyệt đối không được tiết lộ thông tin cá nhân, và phải có các biện pháp bảo vệ dữ liệu để bảo vệ thông tin hiệu quả.
  • Tính đa dạng, công bằng và hòa nhập: Luật Lao động quy định rằng các tổ chức không được phân biệt đối xử với nhân viên dưới bất kỳ hình thức nào về màu da, tôn giáo, quốc tịch, … Nhân sự nam và nhân sự nữ phải nhận được công bằng về mọi mặt: công việc, cơ hội thăng tiến, lương thưởng…
  • Bình đẳng giới: Tất cả nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát huy tối đa tiềm năng của mình. Bên trong sự phát triển của doanh nghiệp không được có sự phân biệt đối xử về phúc lợi, lương thưởng, …
  • Cơ hội xã hội: Bao gồm Tiếp cận truyền thông; Tiếp cận tài chính; Tiếp cận y tế; Cơ hội dinh dưỡng & sức khỏe. Doanh nghiệp cần tích cực đầu tư và tham gia vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng để giúp doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội, mà còn tạo ra những tác động tích cực, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội.

2.3. Tiêu chuẩn Quản trị doanh nghiệp (G-Governance)

  • Quản trị công ty: Doanh nghiệp nên có Hội đồng quản trị đa dạng về thành viên, đại diện cho các bên liên quan khác nhau và có đủ năng lực chuyên môn để giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp cần có các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, bao gồm sáng chế, thương hiệu, bí mật kinh doanh. BÊn cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của người khác, tránh vi phạm sao chép, giả mạo thông tin, …
  • Liên kết với chiến lược kinh doanh: Đảm bảo rằng tiêu chuẩn ESG được tích hợp vào chiến lược kinh doanh của công ty và trở thành một phần cốt lõi của hoạt động kinh doanh hàng ngày.

3. Chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam và trên thế giới

Xếp hạng ESG của IEU về đánh giá mức độ sẵn sàng của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội đến sự bền vững của một quốc gia
Hình 02: Xếp hạng ESG của IEU về đánh giá mức độ sẵn sàng của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội đến sự bền vững của một quốc gia(4)

3.1. Chính sách, quy định về ESG tại Việt Nam

Việt Nam đã từng bước ban hành các chính sách và quy định liên quan đến các yếu tố ESG (Environmental, Social, and Governance) nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 (số 72/2020/QH14) được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 03/11/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021. Theo đó, doanh nghiệp tại Việt Nam có trách nhiệm áp dụng các biện pháp công nghệ, quản lý nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.(5)

Bên cạnh đó, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp yêu cầu các doanh nghiệp “thực hiện các cam kết, hoạt động nhằm góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống, việc làm, thu nhập, chăm sóc sức khỏe cho người lao động”. Đây cũng được như một nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam.(6)

ESG tại Việt Nam
Hình minh họa 03: ESG tại Việt Nam

Ngoài ra, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành các thông tư, quyết định về báo cáo phát triển bền vữngquản trị công ty, góp phần hoàn thiện khung pháp lý về yếu tố quản trị (Governance) của ESG tại Việt Nam.

Nhìn chung, Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc xây dựng khung chính sách và quy định về ESG, nhưng việc thực thi vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ hơn nữa từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý. Mặt khác, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lýtạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng tốt hơn các tiêu chí ESG.

3.2. Chính sách, quy định về ESG trên thế giới

Các quốc gia phát triển như Liên minh Châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Nhật Bản đã ban hành nhiều quy định và chính sách cụ thể về ESG nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tại Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Chỉ thị về báo cáo phi tài chính vào năm 2014. Chỉ thị này yêu cầu một số doanh nghiệp lớn, có trụ sở chính tại EU, phải công bố thông tin về các hoạt động và hiệu quả của họ liên quan đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tiếp sau đó, năm 2018, EU cũng đưa ra Kế hoạch Hành động về Tài chính Bền vững nhằm thúc đẩy việc tích hợp ESG vào hoạt động đầu tư và tài chính.(7)

Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) của Hoa Kỳ đã ban hành các quy định về công bố thông tin ESG, yêu cầu các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán phải công bố các thông tin liên quan. Mục tiêu của các quy định này là nâng cao tính minh bạch để giúp các nhà đầu tư nhân thức rõ hơn những cơ hội, rủi ro ESG của các công ty. Đồng thời, khuyến khích các công ty xem xét tác động ESG của họ và thực hiện các hành động để cải thiện hiệu suất ESG để thúc đẩy đầu tư bền vững hơn.(8)

Tương tự, Ủy ban Châu Âu EC đã triển khai Sáng kiến Công ty Thuộc Sở hữu Nhà nước (SOE – State-owned enterprise) về ESG vào năm 2020, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ESG trong hoạt động kinh doanh. Tại EU, Đức đã thành lập một ngân hàng phát triển bền vững để có thể khuyến khích, hỗ trợ SOE trong việc đầu tư vào các dự án ESG.

Nhìn chung, các quốc gia phát triển đang ngày càng chú trọng và tăng cường các yêu cầu về minh bạch, trách nhiệm ESG đối với doanh nghiệp, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững. Việc nhiều chính sách, quy định mới được ban hành cũng đã cho thấy mối quan tâm to lớn của các quốc gia dành cho sự phát triển theo xu hướng này.

 

Reference:

  1. United Nations Environment. 2004. Who Cares Wins
  2. Tạp chí Công thương. 2022. Global Energy Assessment Technical Summary
  3. Tổng cục thống kê. 2022. Thực Hiện Cam Kết COP26
  4. EIU’s ESG Ratings.
  5. Quốc hội. 2020. Luật Bảo vệ Môi trường
  6. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2016. Quy định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  7. EUR-Lex. 2014. European Union Laws
  8. Securities And Exchange Commission. 2010. Internal Control Over Financial Reporting
Nghiên cứu nổi bật
01. Quản lý chất lượng nông sản với RFID 02. Tối ưu giảm giá sản phẩm markdown giúp tăng 10% lợi nhuận 03. Giảm thiểu rủi ro trong thiết kế sản phẩm mang phong cách sống 04. Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội trong ngành y tế
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận