Dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thống: Có phải phao cứu sinh cho doanh nghiệp? - FPT Digital
Dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thống: Có phải phao cứu sinh cho doanh nghiệp?
Digital Strategy

Dịch vụ tư vấn chiến lược truyền thống: Có phải phao cứu sinh cho doanh nghiệp?

Các chiến lược truyền thống đã từng cứu sinh các doanh nghiệp trong quá khứ. Nhưng ở thời đại công nghệ kỹ thuật số lên ngôi, liệu chỉ sử dụng dịch vụ tư vấn truyền thống có giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng?

Khi khách hàng đến gặp các nhà tư vấn, các nhà tư vấn sẽ nhìn và phân loại các vấn đề của doanh nghiệp, xem xét vấn đề của khách hàng tương tự với vấn đề nào của những khách hàng trước đây để xác định công thức và đưa ra giải pháp tương tự nhanh chóng. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp và chủ đầu tư thay vì tự mày mò tìm lối đi mới cho doanh nghiệp, họ thường tìm đến các công ty tư vấn có kinh nghiệm nhiều năm, bởi họ tin rằng những nhà tư vấn sẽ giúp công ty khai thác được nhanh các vấn đề cũng như cung cấp những giải pháp đã được ứng dụng hiệu quả trong quá khứ. Trong thời đại 4.0, để doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sau đại dịch khủng hoảng Covid-19, các chiến lược sống sót không nên chỉ xây dựng theo lối mòn và phạm vi căn bản.

Chiến lược sống sót và phục hồi căn bản

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng không ít đến các doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam. Những công ty tư vấn lớn thường sẽ có sẵn các mô hình giải pháp và chiến thuật nhất định cho doanh nghiệp để ứng phó ở các các tình huống. Nhìn chung, các chiến lược ngắn hạn để khôi phục doanh nghiệp thường sẽ bao hàm 4 mảng mà doanh nghiệp cần chú trọng tức khắc, bao gồm Hoạt động Tài chính và Thanh Khoản, Chuỗi Cung Ứng, Nhân Lực và Phản Ứng Trong Khủng Hoảng. Đây là những mảng mà các công ty tư vấn lớn thường sẽ nghĩ đến đầu tiên để giúp doanh nghiệp ở tình thế khó khăn.

Hình 1: Bốn khía cạnh mà doanh nghiệp cần chú trọng trong khủng hoảng

Đối với hoạt động tài chính và thanh khoản, các công tư tư vấn lớn thường đưa ra các giải pháp tập trung vào việc nhận định dòng chảy tài chính, cắt giảm chi phí chi tiêu bằng cách trì hoãn những dự án không cần thiết, chống đỡ những khoản nợ cũng như làm đa dạng hoá nguồn tài chính để tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong mùa dịch, chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi thế doanh nghiệp cần xác định nhanh chóng những trở ngại về vận hành, nhằm giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng. Về mặt nhân sự, các doanh nghiệp có thể xem xét cắt giảm nhân lực, huấn luyện cho nhân viên chuyển đổi sang mô hình làm việc mới (như làm việc online), đồng thời xây dựng vững chắc cơ sở hạ tầng hệ thống thông tin. Trong lúc này, tích cực triển khai ứng phó chương trình quản trị số giúp doanh nghiệp có thể phục hồi sau khủng hoảng.

Thực trạng dịch vụ Tư vấn truyền thống

Dựa trên những mảng hoạt động được chú trọng, các công ty sẽ đưa ra những lời khuyên chiến lược cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đến với các công ty tư vấn đặc biệt lớn trên toàn cầu, khách hàng thường phải chấp nhận những rủi ro nhất định đi kèm.

Hình 2: Những rủi ro khi hợp tác cùng các công ty tư vấn lớn
Rủi ro về chất lượng đi cùng chi phí

Điều đầu tiên phải kể đến chính là mức giá không hề thấp, và khách hàng thường không được các nhà tư vấn giải thích vì sao có mức chi phí và phụ phí đó. Có thể hiểu rằng, thương hiệu lớn với giá cả cao phần nào cũng khiến khách hàng tin tưởng, và cho rằng giá cả cao sẽ đi kèm với chất lượng dịch vụ xuất sắc. Điều này chưa chắc đã chính xác, bởi chất lượng của dịch vụ tư vấn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như thái độ và mức độ hợp tác của nhà tư vấn với khách hàng, sự thấu hiểu công ty của nhà tư vấn, ngôn ngữ giao tiếp cũng như quy trình làm việc.

Rủi ro dài hạn

Trong lúc ứng phó với khủng hoảng với chiến lược ngắn hạn, các công ty tư vấn lớn cũng khuyến khích các doanh nghiệp cùng lúc lên kế hoạch cho dài hạn. Tuy nhiên, vạch ra kế hoạch dài hạn ngay trong lúc đang triển khai kế hoạch ứng phó tức có thể khiến doanh nghiệp bị quá tải chiến lược. Với một tương lai bất biến, sẽ khó có thể đo lường được mức độ thành công của chiến lược dài hạn được đưa ra cùng lúc với chiến thuật ngắn hạn. Trong khi thời gian triển khai tư vấn thường là 3 tháng, bởi thế để tập trung ứng phó trong và cùng lúc vạch ra chiến lược tương lai quá cụ thể sẽ mang lại những mâu thuẫn trong những chiến lược hiện tại. Sự nhồi nhét chiến lược trong thời gian hạn chế có thể khiến doanh nghiệp mất đi giá trị cốt lõi ban đầu.

Rủi ro chiến lược chưa cập nhật

Công thức tư vấn truyền thống có thể được áp dụng chung cho các doanh nghiệp mà không có sự đổi mới, chuyển biến nhiều từ nhiều năm. Ví dụ như chiến lược phục hồi sau Covid-19 của các công ty tư vấn lớn đã đưa ra thường có thể tương tự, mang khuôn mẫu giống như các chiến lược phục hồi đã từng áp dụng. Sử dụng mô hình chiến lược lỗi thời trong thời đại công nghiệp 4.0 thậm chí có nguy cơ khiến doanh nghiệp thụt lùi so với các đối thủ trên thị trường.

Như vậy, khi tìm đến những dịch vụ tư vấn từ những công ty tư vấn lớn, khách hàng cũng sẽ phải chấp nhận mức giá cao được đưa ra kể cả chưa có gì đảm bảo về chất lượng và sự phù hợp của chiến lược.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 22/12/2024

Tư vấn chiến lược truyền thống: Chưa đủ để phục hồi doanh nghiệp

Dù dịch vụ tư vấn ở các công ty tư vấn danh giá đã thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà tư vấn mang đậm phong cách làm việc ngoại quốc chưa chắc đã mang lại giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có thể được lý giải bởi điều kiện tài chính của doanh nghiệp, phong cách làm việc, giao tiếp giữa hai bên công ty và khách hàng, khác biệt về văn hóa tổ chức kinh doanh, cũng như sự bất biến trong thị trường Việt Nam. Đặc biệt, hậu đại dịch Covid-19 có thể là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp cho dù truyền thống hay không truyền thống tại Việt Nam cũng sẽ có xu hướng ít bằng lòng với mức phí quá cao.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam thường có những đặc thù riêng biệt, mô hình doanh nghiệp khác nhau nhưng vẫn cạnh tranh. Bởi thế, sẽ không có gì đảm bảo doanh nghiệp sẽ nhận lại nhiều giá trị sau khi áp dụng ‘công thức giải pháp’ được đưa ra từ các nhà tư vấn ở các công ty tư vấn lớn. Ví dụ, giải pháp làm tăng nhận diện thương hiệu của một hãng thời trang trẻ Mỹ sẽ khác rất nhiều so với việc làm tăng nhận diện của một hãng thời trang Việt Nam. Trong trường hợp này, nhiều nhà tư vấn hẳn sẽ áp dụng cho khách hàng mô hình phát triển thương hiệu cho nhà bán lẻ bên Mỹ như tập trung đánh vào quảng cáo hình ảnh ở những nơi công cộng, máy chiếu ở quảng trường sầm uất để thu hút được các khách hàng. Nhưng những nhà tư vấn đã quên mất rằng tại Việt Nam, người tiêu dùng, đặc biệt phụ nữ còn đang có xu hướng mua đồ qua phát sóng trực tuyến trên mạng xã hội, với đủ các loại hình sản phẩm chứ không chỉ đơn thuần là nhìn quảng cáo.

Dù không hề phủ nhận sự danh giá và tài năng của các nhà tư vấn tại các công ty tư vấn và danh tiếng toàn cầu, một số lượng các ông chủ doanh nghiệp tại Việt Nam đã không lựa chọn những công ty tư vấn lớn trên thị trường để xin tư vấn về chiến lược phục hồi nhanh chóng. Lý do bởi những công thức chiến lược trên bề nổi chưa sát với cốt lõi và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Không ít các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ đang gặp khó khăn, nhưng vẫn không tìm đến dịch vụ cung cấp tư vấn giải pháp của nhiều công ty tư vấn nước ngoài cũng vì phí phải trả cho dịch vụ tư vấn là quá cao, trong khi cách tư vấn chưa phù hợp. Một doanh nghiệp sống sót đang muốn tận dụng cơ hội chuyển đổi giữa mùa dịch sẽ chưa chắc muốn có một chiến thuật liên quan tới tập trung cắt giảm nhân sự như một công ty đang phải vật lộn đấu tranh giữa đại dịch khủng hoảng.

Số Hóa Doanh Nghiệp: Chìa Khóa Phục Hồi Thành Công

Ngay cả trong điều kiện bình bình thường (không có khủng hoảng), các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng có những đặc thù riêng biệt, dù mô hình doanh nghiệp khác nhau nhưng vẫn có thể cạnh tranh trong cùng 1 thị trường. Bởi thế, sẽ không có gì đảm bảo doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều giá trị sau khi áp dụng ‘công thức giải pháp’ được đưa ra từ các nhà tư vấn tại các công ty tư vấn lớn. Ví dụ như giải pháp làm tăng nhận diện thương hiệu của một hãng thời trang trẻ Mỹ, được đề cập ở trên, sẽ khác rất nhiều so với việc làm tăng nhận diện của một hãng thời trang Việt Nam. Điều này là minh chứng cho việc chiến thuật kinh doanh truyền thống chưa đủ để giúp doanh nghiệp tồn tại. Dấu hiệu của việc thúc đẩy chuyển đổi số đã có mặt trên nhiều nền tảng công nghệ trực tuyến khác nhau.

Những doanh nghiệp đang muốn bứt phá, phục hồi nhanh chóng và mang tính chủ động trước các khủng hoảng trong tương lai thì chiến lược ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số mới là lựa chọn hàng đầu. Không phủ nhận rằng thời kỳ Covid-19 là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc số hóa doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số nhanh chóng. Có thể nói, chuyển đổi số đang được coi là phương pháp hiệu quả nhất để tồn tại trong các khủng hoảng tới trong tương lai, cũng như giúp doanh nghiệp bứt phá thị trường trong điều kiện bình thường.

Nghiên cứu nổi bật
01. PSS: Mô hình kinh doanh mới ngành sản xuất 02. Sinh khối thay thế nguồn năng lượng sử dụng trong nhà máy F&B 03. Voice of customer – Liệu có thực sự dễ dàng? 04. Dự án nghiên cứu: Tăng 5 lần hiệu suất hoạt động báo cáo tài chính bằng chuyển đổi số dữ liệu
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận