Phản ứng của các công ty dược phẩm trước tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng - FPT Digital
Phản ứng của các công ty dược phẩm trước tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng
Digital Strategy

Phản ứng của các công ty dược phẩm trước tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng

Cuối năm 2020, đại dịch Covid -19 đã bùng phát nghiêm trọng tại Ấn Độ và tái bùng phát tại Trung Quốc do sự lây lan của biến chủng mới Delta – 2 quốc gia cung cấp hơn 80% tổng giá trị nguyên liệu dược phẩm nhập nhẩu tại Việt Nam, đặc biệt là với nhóm hoạt chất sử dụng trong thuốc giảm đau, hạ sốt và vitamin.

Nguồn API nhập khẩu từ Châu Âu hoặc Mỹ, việc sản xuất hàng hóa cũng bị ảnh hưởng nhiều do sự chậm trễ trong vận chuyển nguyên liệu đầu vào. Tới giữa năm 2021 dịch bệnh cũng bùng phát nghiệm trọng tại Việt Nam, khiến cho nhu cầu đối với những loại dược phẩm này tăng cao, đồng thời gây ảnh hưởng tới hoạt động duy trì sản xuất của các công ty trong ngành. Đứt gãy chuỗi cung ứng dược phẩm có thể gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục lan rộng vào thời gian tới.

Trước tình hình dịch bệnh, mối quan tâm của các công ty dược phẩm đã chuyển từ thúc đẩy kinh doanh sang quản lý rủi ro, tái định hình lại chuỗi cung ứng và duy trì sản xuất từ xa để đáp ứng với sự thay đổi khôn lường của dịch bệnh.

Những nguyên nhân gây nên trình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng

Nhìn nhận lại những nguyên nhân gây tác động lớn tới chuỗi cung ứng ngành dược phẩm, nguyên nhân chủ yếu là do sự gián đoạn trong cung cấp nguyên liệu đầu vào và tính chất thay đổi liên tục của thị trường. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng dược phẩm được các công ty trong ngành đánh giá theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

dược phẩm, chuỗi cung ứngHình 1. Nguyên nhân gây đứt gãy chuỗi cung ứng của các công ty dược phẩm và thiết bị y tế(1)

Một số công ty dược đầu ngành tại Việt Nam đã hướng tới tự chủ động trong nguồn nguyên liệu đầu vào từ việc xây dựng cơ sở cung cấp nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu nội địa hiện tại mới chỉ đáp ứng được 10 – 20% nhu cầu sử dụng, đa số vẫn phải nhập nguyên liệu từ các quốc gia khác. Bên cạnh đó, biện pháp tính toán mức dự trữ nguyên liệu hợp lý cũng là giải pháp ngắn hạn mà họ đã hướng tới. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ có thể giải quyết một số nguyên nhân gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Vậy làm thế nào những doanh nghiệp đầu ngành trên thế giới vẫn có thể hoạt động tốt trong tâm điểm của đại dịch Covid?

Phản ứng nhanh nhạy trước đại dịch của các ông lớn trong ngành

Johnson & Johnson tập trung tối đa vào việc cân bằng cung cầu sản phẩm

Johnson & Johnson là một trong số ít những công ty dược phẩm thực hiện rất tốt nhiệm vụ duy trì chuỗi cung ứng để giải quyết những khó khăn trong việc đối ứng với sự biến đổi nhu cầu tiêu dùng, tính toán mức độ dự trữ nguyên liệu, tăng mức độ linh hoạt của sản xuất và giảm thiểu rủi ro vận chuyển hàng hóa. Việc Johnson & Johnson có thể phản ứng nhanh nhạy trước dịch bệnh có thể được tổng kết từ việc vận dụng 4 nguyên tắc sau:

  • Duy trì vận hành nhà máy 24/7, giảm sản xuất những sản phẩm ít thiết yếu, tăng cường sản xuất những sản phẩm mà người dùng cần nhất vào thời điểm này.
  • Mô phỏng những rủi ro về gián đoạn lao động sử dụng dữ liệu thời gian thực, giúp nắm bắt thông tin về mức độ và tốc độ sử dụng nhân sự, từ đó công ty có thể đưa ra dự đoán về các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
  • Đảm bảo khách hàng biết được sản phẩm của mình đang được vận chuyển đến đâu là điều cực kỳ quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng.
  • Quản trị sản xuất từ xa. Trước khi covid xảy ra, việc các kỹ sư thường xuyên giám sát công việc sản xuất là điều hiển nhiên, nhưng khi dịch bệnh xảy ra, họ cần phải biết được những gì đang diễn ra trong nhà máy ngay cả khi làm việc tại nhà.
Bayer xây dựng một hệ sinh thái kết nối toàn cầu

Có thể thấy từ trước đến nay, Bayer vẫn luôn hướng tới chiến lược đảm bảo nguồn cung bền vững bằng việc xây dựng một hệ sinh thái kết nối các nhà cung cấp, nhà vận chuyển và khách hàng trên một nền tảng chung. Và điều này chính là xương sống giúp cho Bayer đảm bảo được sự ổn định của chuỗi cung ứng trong thời gian đại dịch.

Hệ sinh thái của Bayer cho phép chia sẻ dữ liệu chuỗi cung ứng với các khách hàng chủ chốt, giúp tiết kiệm được đáng kể thời gian và nguồn lực. Bayer đã xây dựng bộ quy tắc tiêu chuẩn vận hành để áp dụng cho các thành phần tham gia, số hóa toàn bộ các công tác giấy tờ và tự động hóa hệ thống vận chuyển. Mọi động thái của chuỗi cung ứng đều được thông báo kịp thời tới các bên tham gia giúp họ tìm nguồn cung ứng dễ dàng hơn cũng như hỗ trợ nhau trong vấn đề thiếu hụt hàng hóa.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 21/12/2024
Novartis nỗ lực khai thác dữ liệu để dự báo kịp thời kế hoạch bổ sung hàng hóa

Norvatis sở hữu một trung tâm dữ liệu trên nền tảng đám mây – Insight Center và hệ thống dự báo – Rapid Response Platform. Thông qua việc tập trung tất cả dữ liệu hoạt động của chuỗi cung ứng và các địa điểm sản xuất kinh doanh trên toàn cầu, Norvatis đặt mục tiêu làm cách nào có thể phản ứng nhanh nhất với sự thay đổi nhu cầu liên tục của thị trường. Theo đó, Norvatis đã tinh gọn quy trình dự đoán nhu cầu của họ, cùng với trí tuệ nhân tạo, hệ thống của họ có thể đưa ra dự báo và cảnh báo cho con người một cách cực kỳ nhanh chóng. Norvatis tin rằng chỉ khi một tổ chức có quy trình tinh gọn và vận hành trên môi trường số, tổ chức đó mới có thể chuẩn bị tốt hơn trước các tình huống khẩn cấp.

Mặt khác, cũng giống như Bayer, Norvatis cũng đã số hóa công tác mua hàng và vận chuyển hàng hóa, giúp cho công ty có thể kiểm soát được quá trình cung ứng sản phẩm, tiến tới thực hiện tham vọng khai thác dữ liệu của họ.

Chuỗi cung ứng có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các yếu tố bên ngoài, tuy nhiên công nghệ lại cho phép chúng ta phản ứng nhanh hơn trước những sự kiện đó

Đó là những gì lãnh đạo của Johnson & Johnson cho hay khi được hỏi về những nỗ lực duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ Covid. Các tập đoàn lớn như Bayer, Norvatis, Roche, Bristol… cũng đang tiến tới chuyển đổi chuỗi cung ứng của họ dựa trên những công nghệ tiên tiến nhất. Đại dịch Covid-19 chính là nguyên nhân hàng đầu khiến những công ty dược phẩm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi của họ.

Trên đây là tổng kết những bài học kinh nghiệm của các doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế hàng đầu thế giới trong giải quyết vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến khó lường.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) Statista. 2020 Các nguyên nhân gây tổn thương chuỗi cung ứng đối với chuỗi giá trị toàn cầu vào năm 2020

Nghiên cứu nổi bật
01. Xây dựng giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp 02. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bất động sản  03. Ứng dụng AI trong việc ra quyết định trong ngành bán lẻ 04. Mô hình nông nghiệp tuần hoàn – Những bài học kinh nghiệm và 03 tác động Kinh tế – Môi trường – Xã hội
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận