Tận dụng dữ liệu để mở khóa mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất - FPT Digital
Tận dụng dữ liệu để mở khóa mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất
Data & Analytics

Tận dụng dữ liệu để mở khóa mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất

Tận dụng dữ liệu đem lại nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất, giúp phân tích và dự đoán trước những rủi ro có thể xảy đến, từ đó, đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu được chia sẻ để thích ứng và thay đổi nhanh chóng, đồng thời, mở khoá cho các mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất.

Chuyển đổi số khiến bức tranh tổng quan của ngành sản xuất luôn biến đổi không ngừng. Sự thay đổi này được lan truyền liên tục thông qua sự thay đổi nhanh chóng, xuất phát từ kỳ vọng của người tiêu dùng, sự phát triển của mô hình ứng dụng các thiết bị kết nối và cải tiến công nghệ vượt bậc trong các ngành lân cận trong chuỗi cung ứng của ngành sản xuất. Điều này giúp mang lại nhiều lợi thế, chẳng hạn giúp doanh nghiệp thích ứng và thay đổi nhanh, hoặc thậm chí có thể dự đoán những thay đổi trước khi chúng xảy ra – điều này rất quan trọng đối với ngành sản xuất. Trong đó, việc đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu được chia sẻ là một yếu tố quan trọng để mở khóa các mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất.

Tại sao dữ liệu lại quan trọng với ngành sản xuất?

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu gần đây của BCG, hơn ¾ các doanh nghiệp sản xuất trên toàn thế giới đang xem xét để phân tích và chia sẻ dữ liệu giúp cải thiện khả năng hoạt động của họ (1). Việc sử dụng dữ liệu chia sẻ không chỉ nhằm mục đích cải thiện các ứng dụng công nghệ hiện tại mà còn để triển khai những ứng dụng trong tương lai – những ứng dụng có thể chưa tồn tại và được nhắc đến tại thời điểm này. Phần thưởng của việc chia sẻ các phân tích và nguồn dữ liệu vượt qua giới hạn chỉ trong nhà máy: theo đánh giá, việc chia sẻ dữ liệu có thể mang đến giá trị khoảng 100 tỷ đô la cho công ty, chỉ tập trung vào những giá trị mang lại đối với khâu quy trình sản xuất (1).

Hình 1: Chia sẻ dữ liệu giúp các nhà máy chủ động tự kiểm soát (1)

Việc chia sẻ dữ liệu giữa các doanh nghiệp sản xuất giúp mang lại giá trị đồng bộ và xuyên suốt đối với các doanh nghiệp tham gia:

  • Tăng cường khả năng tối ưu hóa tài sản: việc kết hợp dữ liệu từ nhiều người dùng của cùng một loại máy móc cho phép nhà sản xuất cải thiện các thuật toán như khả năng bảo trì dự đoán
  • Theo dõi các sản phẩm trong chuỗi giá trị: thông qua việc có được nguồn thông tin xuyên suốt, nhà sản xuất có thể phản ứng nhanh chóng với các sự kiện bất ngờ xảy ra và giảm lượng sản xuất, tồn kho cần thiết
  • Trao đổi đặc tính sản phẩm số: chia sẻ dữ liệu về thông tin, hình dạng và thành phần sản phẩm, cho phép các nhà sản xuất đồng bộ hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất được kết nối

Định hướng về việc phát triển mô hình mới

Hình 2: Mức độ tham vọng đổi mới (2)

Ma trận tham vọng đổi mới của Doblin (2) cung cấp một cách nhìn để hiểu được định hướng của một doanh nghiệp trong cam kết thực hiện việc đổi mới. Trong ma trận này, mong muốn đổi mới có thể chiếm một trong ba “mức độ tham vọng”, qua đó xác định mục đích mà doanh nghiệp thực sự mong muốn thực hiện:

  • Cải tiến cốt lõi, tối ưu hóa các sản phẩm hiện có cho khách hàng hiện tại
  • Những đổi mới liền kề hoặc gia tăng mở rộng hoạt động kinh doanh hiện tại để tạo ra các hoạt động kinh doanh mới của công ty
  • Những cải tiến mang tính chuyển đổi hoặc các giải pháp mới mang tính đột phá và phát minh các sản phẩm, dịch vụ dành cho những thị trường chưa tồn tại.

Bài đọc nhiều nhất
Data & Analytics 04/12/2024
 

Nghiên cứu của Doblin gợi ý rằng những nhà đổi mới thành công nhất cần quản lý các nỗ lực đổi mới và sắp xếp các danh mục đầu tư cân bằng giữa ba cấp độ tham vọng đề xuất.

Các mô hình mới đối với sản xuất hiện nay cần đáp ứng được việc tận dụng phân tích dữ liệu chia sẻ cũng như doanh nghiệp cần phát triển sản phẩm dựa trên mục đích và tham vọng khi tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Hiện nay trong ngành sản xuất, mô hình Product Service System được định hướng rõ để phát triển do tận dụng được các ưu điểm nêu trên.

Mô hình Product Service System là gì?

Hệ thống sản phẩm – dịch vụ (Product Service System – PSS) là mô hình thương mại đưa ra sự phân phối có tính liên kết cả sản phẩm và dịch vụ. Mô hình này được sinh ra xuất phát từ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, thay đổi nhằm đối phó với các biến đổi của thị trường và sự thừa nhận rằng khi kết hợp với dịch vụ có thể mang lại lợi nhuận cao hơn đối với sản phẩm nói riêng. Sự khác biệt chính giữa mô hình PSS và các ví dụ cổ điển là sở thích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi môi trường cũng như lợi ích kinh tế.

Phải đối mặt với sự thu hẹp thị trường và lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, các công ty nhận thấy, cung cấp dịch vụ mở ra một hướng đi mới hướng tới lợi nhuận và tăng trưởng. Khi kết hợp với phân tích dữ liệu, mô hình PSS sẽ bổ sung thêm các giá trị to lớn đối với doanh nghiệp sản xuất:

  • Cân đối giữa việc sản xuất và bán hàng do kiểm soát được lượng hàng tiêu thụ thông qua các sản phẩm được cung cấp, giúp tối ưu hóa dòng tiền lưu kho.
  • Củng cố kỹ năng giao tiếp với nhiều kiến thức được cung cấp hơn, cho phép nhân viên bán hàng giải thích mọi thứ theo nhiều cách khác nhau và ít từ hơn, điều này có thể dẫn đến giao tiếp tốt hơn và hiệu quả hơn.

 

Bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng đều có cơ hội bắt đầu ngay lập tức mở khóa giá trị thông qua phân tích và chia sẻ dữ liệu cũng như tạo ra mô hình kinh doanh mới. Để điều đó xảy ra các nhà lãnh đạo cần phải thiết lập một tầm nhìn rõ ràng, phát triển đề xuất giá trị phù hợp và lựa chọn tập hợp các đối tác vững vàng. Khi các điều kiện trên được thỏa mãn, doanh nghiệp sản xuất có thể tập trung vượt qua các rào cản khác đối với việc chia sẻ dữ liệu, như bảo mật, quyền riêng tư và mức độ tương tác, qua đó phát triển mô hình kinh doanh mới đối với doanh nghiệp.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) BCG.2020 How Manufacturers Can Unlock Value from Data Sharing.
(2) Doblin. Set Innovation Strategy.

Nghiên cứu nổi bật
01. Khu đô thị xanh: Từ nhu cầu tới lời giải thực tiễn 02. Ứng dụng AI tạo sinh (GenAI) trong ngành Logistics 03. Xây dựng chính phủ số bắt đầu từ đâu? 04. Blockchain và hành trình đem lại tính minh bạch, hiệu quả cho hoạt động logistics
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận