Hướng đi chiến lược nào giúp doanh nghiệp bứt phá trong tương lai - FPT Digital
Hướng đi chiến lược nào giúp doanh nghiệp bứt phá trong tương lai
Tin tức

Hướng đi chiến lược nào giúp doanh nghiệp bứt phá trong tương lai

Đại dịch thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh hơn. Đó là nhận định chung của các doanh nghiệp tại diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2022 diễn ra ngày 25/5.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Uỷ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thuộc Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng 70% lao động và đóng góp tới 45% GDP.

Việt Nam đã bắt đầu bàn về chuyển đổi số từ năm 2018. Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một khái niệm phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khảo sát của VINASA cho thấy, 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Ông Lê Vũ Minh, Giám đốc khối tư vấn Chiến lược và Đổi mới sáng tạo FPT Digital thông tin về chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại diễn đàn.

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá sau dịch COVID-19. Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs bao gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về chuyển đổi số.

Hội đồng đã lựa chọn và phân nhóm chuyên gia theo kinh nghiệm thực tiễn triển khai Chuyển đổi số cho từng ngành, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn, thực trạng và xu hướng phát triển của từng ngành nghề, và tham khảo mô hình tham chiếu, 26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SMEs của Việt Nam. Theo đó, toàn bộ tài liệu được phát hành công khai và hoàn toàn miễn phí trên website www.dx4sme.vn. Các doanh nghiệp SMEs có thể tải tài liệu để nghiên cứu và có thể trực tiếp đăng ký kết nối, yêu cầu tư vấn chuyên sâu trên website.

Còn ông Lê Vũ Minh, Giám đốc khối tư vấn Chiến lược và Đổi mới sáng tạo FPT Digital chia sẻ, Thực tế trong 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 đẩy nhanh tốc độ của chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tăng tốc chuyển đổi số, nhất là ở thành phố có 85% dân số sử dụng smartphone – sẵn sàng tiếp cận công nghệ, dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp (DN) trong môi trường số.

Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Uỷ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) thuộc Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng 70% lao động và đóng góp tới 45% GDP.

Việt Nam đã bắt đầu bàn về chuyển đổi số từ năm 2018. Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành một khái niệm phổ biến, một vấn đề nóng từ trong các chương trình nghị sự cấp cao đến những câu chuyện thường ngày của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khảo sát của VINASA cho thấy, 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số, 72% không biết bắt đầu từ đâu, 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Chuyển đổi số được xem là một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ sống sót đến bứt phá sau dịch COVID-19. Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, VINASA đã thành lập hội đồng chuyên gia xây dựng Khung hướng dẫn Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs bao gồm gần 40 chuyên gia là lãnh đạo cao cấp các doanh nghiệp công nghệ đang dẫn đầu về chuyển đổi số.

Hội đồng đã lựa chọn và phân nhóm chuyên gia theo kinh nghiệm thực tiễn triển khai Chuyển đổi số cho từng ngành, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn, thực trạng và xu hướng phát triển của từng ngành nghề, và tham khảo mô hình tham chiếu, 26 lĩnh vực đã được lựa chọn để xây dựng khung chuyển đổi số phù hợp nhất với SMEs của Việt Nam. Theo đó, toàn bộ tài liệu được phát hành công khai và hoàn toàn miễn phí trên website www.dx4sme.vn. Các doanh nghiệp SMEs có thể tải tài liệu để nghiên cứu và có thể trực tiếp đăng ký kết nối, yêu cầu tư vấn chuyên sâu trên website.

Còn ông Lê Vũ Minh, Giám đốc khối tư vấn Chiến lược và Đổi mới sáng tạo FPT Digital chia sẻ, Thực tế trong 2 năm vừa qua, dịch COVID-19 đẩy nhanh tốc độ của chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam có rất nhiều lợi thế để tăng tốc chuyển đổi số, nhất là ở thành phố có 85% dân số sử dụng smartphone – sẵn sàng tiếp cận công nghệ, dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp (DN) trong môi trường số.

Tham quan, trải nghiệm ứng dụng chuyển đổi số.

“Chúng ta đều biết rằng việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào chuyển đổi số sẽ giúp DN tối ưu, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đó là cách tiếp cận ban đầu. Còn thực tế hiện nay, các DN lớn trên thế giới tiếp cận với chuyển đổi số như là một hướng đi chiến lược bắt buộc phải thực hiện để có thể duy trì được sự phát triển bền vững trong tương lai. Thông qua công nghệ, các đơn vị sẽ khắc phục khoảng cách địa lý, việc kết nối với các đối tác trong hệ sinh thái thuận lợi hơn rất nhiều. Với sự tham gia của các đơn vị CNTT, các hiệp hội như VINASA, sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho chuyển đổi số cũng rất đa dạng phù hợp với các DN từ lớn đến nhỏ, mở rộng cơ hội tiếp cận” ông Lê Vũ Minh cho biết.

“Ngay như chuyển đổi số trong FPT cũng diễn ra mạnh mẽ, chúng tôi đã có 72 chương trình chuyển đổi số tại các công ty thành viên của tập đoàn, 62 chương trình triển khai đã được đưa vào cuộc sống, được kiểm nghiệm bằng kết quả là hơn 500 tỷ đồng đem lại từ chương trình chuyển đổi số, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, tạo ra những mô hình kinh doanh mới tạo ra giá trị cho tập đoàn”, ông Lê Vũ Minh cho biết.

Chia sẻ về chuyển đổi số, nhiều đại diện doanh nghiệp băn khoăn không biết nên thực hiện chương trình chuyển đổi số như thế nào? Từ kinh nghiệm triển khai trong 2 năm qua, các chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, trước tiên, các doanh nghiệp có đánh giá hiện trạng mức độ ứng dụng công nghệ để xác định những điểm mạnh và điểm yếu để từ đó xác định những hạng mục cần tập trung và chú trọng trước mắt và trong dài hạn. Trên hết, muốn chuyển đổi số thành công thì phải có sự quyết tâm từ tập thể lãnh đạo và người đứng đầu đơn vị.

Nguồn: Báo Tin Tức

Tin tức khác
01. Ngành Ngân hàng trước cơn bão AI tạo sinh: phải nhanh nhưng cần thận trọng 02. FPT Digital tham dự toạ đàm “Chuyển đổi số trong giáo dục đại học” 03. Tiếp nối hành trình phát triển bền vững: FPT Digital hợp tác cùng Gas South trong dự án mới 04. Phó tổng giám đốc FPT Digital nhận định: “2023 sẽ là năm mà tư duy chuyển đổi số thay đổi và đem lại những giá trị thực chất nhất”
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận