Xem báo cáo
Những dữ liệu chủ chốt, những xu hướng mới và những phân tích từ chuyên gia trong thời đại số
Báo cáo
Tháng Chín 2023 PDF - 36 trang

Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, thông qua hàng loạt các chính sách như Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hay Nghị quyết 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; có nhiều mục tiêu lớn đặt ra cho các doanh nghiệp dầu khí. Một trong những mục tiêu đó thuộc về dầu khí hạ nguồn, như cung cấp 70% nhu cầu trong nước, cung cấp năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 – 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) và đến năm 2045 sẽ tăng gần gấp đôi, tức đạt khoảng 320 – 350 triệu TOE, đồng thời cần đảm bảo mức dự trữ chiến lược tối thiểu bằng 90 ngày nhập khẩu ròng. Con đường để đạt tới những mục tiêu đó chính là chuyển đổi số. Do đó, những doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã xác định đây là “chìa khóa” để tối ưu hóa hiệu suất, đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của thị trường, chuyển dịch mô hình năng lượng xanh, góp phần xây dựng nền kinh tế số, nền kinh tế xanh.

Trong kỳ 2 tiếp theo, chúng tôi phân tích tổng quát từ định hướng tới cách thức triển khai và lưu ý trong chuyển đổi số doanh nghiệp dầu khí hạ nguồn, hướng tới phát triển bền vững, chi tiết theo các nội dung sau đây.

Báo cáo kỳ II của FPT Digital về Xu hướng chuyển đổi số ngành dầu khí, hướng tới phát triển bền vững, gồm những nội dung sau:

  • Xu hướng đổi mới lĩnh vực dầu khí hạ nguồn.
  • Định hướng cho các doanh nghiệp dầu khí hạ nguồn.
  • Cách thức thực hiện và các lưu ý khi doanh nghiệp tiến vào hành trình Chuyển đổi số.
Xác nhận