Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số đã trở thành một chiến lược phát triển và xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc hoạch định lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp không phải là dễ dàng bởi sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để định hướng hành trình chuyển đổi một cách tối ưu, gắn liền thực tiễn và đặc thù, việc định vị và đánh giá hiện trạng trưởng thành số của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Đánh giá mức độ trưởng thành số hiện tại nhằm điều hướng hành trình chuyển đổi số
Gần đây cụm từ “Chuyển đổi số” được các doanh nghiệp liên tục nhắc đến. “Chuyển đổi số” được nhận thấy là tất yếu, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp khiến các mô hình kinh doanh truyền thống gặp nhiều khó khăn.
Có rất nhiều định nghĩa về chuyển đổi số, nhưng tại Việt Nam, chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình cũ, mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn, IoT, điện toán đám mây,… nhằm thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp.
Việc chuyển đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống tiến tới một doanh nghiệp số toàn diện thông qua việc chuyển đổi số không đơn giản mà là một quá trình chuyển đổi theo lộ trình. Và không có bất cứ lộ trình nào chung cho tất cả các doanh nghiệp mà lộ trình này phải được xây dựng trên đặc thù từng ngành nghề, từng doanh nghiệp.
Chuyển đổi số không phải là đích đến mà là quá trình chuyển đổi từ trạng thái hiện tại tới mục tiêu mong muốn trong tương lai, tận dụng tiềm năng công nghệ làm động cơ chuyển đổi. Dựa trên tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ xác định các mục tiêu và chiến lược số cần đạt được. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy nhiều doanh nghiệp không thể đi đến thành công, phần lớn do xác định sai “trạng thái hiện tại” – sai điểm xuất phát ban đầu, đó là:
- Không đánh giá đúng mức tầm quan trọng của chuyển đổi số. Không ít doanh nghiệp suy nghĩ rằng chuyển đổi số chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà chưa coi đó là cốt lõi tạo ra sự khác biệt, chuyển đổi doanh nghiệp từ trạng thái hiện tại đến mô hình mong muốn trong tương lai.
- Chưa đánh giá đúng “Doanh nghiệp đang ở đâu” trong lộ trình chuyển đổi số dẫn tới sai lầm trong chiến lược.
Để xây dựng lộ trình chuyển đổi số theo từng giai đoạn một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, việc nhận định chính xác tầm quan trọng của chuyển đổi số và hiểu rõ mức độ trưởng thành số hiện tại của doanh nghiệp là hành động cần thực hiện.
Mô hình trưởng thành số (Digital Maturity Model – DMM) là một mô hình giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng về mức độ trưởng thành số và mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, từ đó, làm cơ sở để doanh nghiệp điều hướng hành trình chuyển đổi số.
Mô hình đánh giá mức độ trưởng thành số
Mô hình trưởng thành số, tham chiếu từ nhiều tổ chức uy tín trong và ngoài nước, đo lường toàn diện mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp tổng thể trên 6 khía cạnh chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm Khách hàng, Vận hành, Chiến lược, Công nghệ, Văn hóa và Dữ liệu.
Tại FPT Digital, mô hình trưởng thành số được hiệu chỉnh phù hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chi tiết trong 6 hạng mục lớn là 25 hạng mục con với tổng số 139 tiêu chí đánh giá, nhằm đánh giá tổng thể các khía cạnh của doanh nghiệp một cách chính xác.
Đối với hạng mục lớn Khách hàng, 4 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Khách hàng từ bên ngoài: Tổ chức mang loại trải nghiệm tốt với các sản phẩm và dịch vụ của mình
- Quản lý trải nghiệm khách hàng: Một hệ thống tổ chức và quản trị nội bộ được thiết lập để mang lại trải nghiệm khách hàng
- Thông tin chi tiết về khách hàng: Tổ chức sử dụng hiệu quả dữ liệu để tạo thông tin chi tiết về khách hàng
- Niềm tin khách hàng: Trải nghiệm được cung cấp phù hợp với lời hứa từ thương hiệu kinh doanh
Đối với hạng mục lớn Chiến lược, 6 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Marketing & Quản lý thương hiệu: Thông điệp thương hiệu nhất quán được phát triển và duy trì trên tất cả các kênh
- Quản trị hệ sinh thái: Doanh nghiệp tận dụng được hệ sinh thái để tạo ra giá trị kinh doanh
- Bảo trợ tài chính: Bảo trợ tài chính được áp dụng để hỗ trợ chiến lược Chuyển đổi số
- Hiểu biết về thị trường: Thông tin thị trường được thu thập để thông báo chiến lược
- Quản lý danh mục đầu tư: Doanh nghiệp duy trì danh mục sản phẩm và dịch vụ số một cách cân bằng
- Quản lý chiến lược: Doanh nghiệp phát triển và thông qua chiến lược Chuyển đổi số rõ ràng và hoàn chỉnh
Đối với hạng mục lớn Công nghệ, có 5 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Quản trị công nghệ: Doanh nghiệp quản lý tốt việc sử dụng công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng hóa và dịch vụ
- Kiến trúc công nghệ & Ứng dụng: Có kiến trúc công nghệ và ứng dụng mô tả hành vi của các ứng dụng và sự tích hợp với nền tảng công nghệ và dịch vụ
- Bảo mật: Doanh nghiệp lập kế hoạch và chủ động giải quyết các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và các yêu cầu tuân thủ bảo mật
- Ứng dụng & Nền tảng: Các nền tảng và công cụ công nghệ được đưa ra để phát triển và quản lý hiệu quả các ứng dụng và quy trình
- Kết nối & Tính toán: Doanh nghiệp có khả năng kết nối và tính toán cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh số
Đối với hạng mục lớn Vận hành, có 4 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Quản trị hoạt động: Doanh nghiệp quản trị hoạt động hiệu quả
- Thiết kế & Đổi mới dịch vụ: Doanh nghiệp có thể thiết kế và phát triển một cách hiệu quả các dịch vụ sáng tạo mang lại giá trị kinh doanh
- Chuyển đổi Triển khai dịch vụ: Doanh nghiệp có thể nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả trong việc cung cấp và triển khai và dừng các dịch vụ
- Hoạt động dịch vụ: Doanh nghiệp điều hành các dịch vụ trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo sẵn sàng, chất lượng và khả năng đáp ứng thay đổi của nhu cầu
Đối với hạng mục lớn Văn hóa, có 3 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Giá trị tổ chức: Các giá trị của tổ chức được thiết lập để thúc đẩy trải nghiệm của nhân viên
- Quản lý tài năng: Doanh nghiệp có năng lực, kiến thức và công cụ để tạo ra và phát triển một lực lượng lao động hiệu quả
- Hỗ trợ từ nơi làm việc: Môi trường làm việc, các công cụ và kinh nghiệm của tổ chức hỗ trợ năng suất và đổi mới
Đối với hạng mục lớn Dữ liệu, có 3 hạng mục con đánh giá bao gồm:
- Quản trị dữ liệu: Doanh nghiệp có một hệ thống quản trị dữ liệu hiệu quả
- Kỹ thuật xử lý dữ liệu: Doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình hiệu quả để thu thập, chuyển giao, lưu trữ và xử lý dữ liệu
- Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu: Doanh nghiệp có thể nhận ra giá trị kinh doanh từ các tài sản dữ liệu
139 tiêu chí chi tiết hơn trong mô hình được đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ trưởng thành, điểm càng cao mức độ trưởng thành càng cao. Tương ứng với số điểm của các tiêu chí mà đánh giá được mức độ trưởng thành số ở từng hạng mục con cũng như hạng mục lớn.
Thông qua mô hình này, FPT Digital cũng đưa ra khuyến cáo về “Bẫy chuyển đổi số” nếu doanh nghiệp chưa nhận thức đúng và hiểu đúng mức độ trưởng thành số của doanh nghiệp mình, dẫn đến hạn chế trong quá trình hoạch định kế hoạch và thực hiện lộ trình chuyển đổi số.
Để đánh giá các chi tiết chính xác từng tiêu chí, FPT Digital sẽ thực hiện quy trình khảo sát toàn bộ doanh nghiệp từ Ban Lãnh đạo đến các phòng ban để thu thập các thông tin về hiện trạng với các góc độ khác nhau. Kết quả đánh giá cuối cùng giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chi tiết về mức độ trưởng thành số. Dựa trên mô hình này, doanh nghiệp cũng có thể xác định được các hạng mục nên tập trung ưu tiên phát triển, nâng cao.
Tiếp tục hành trình chuyển đổi số với xây dựng lộ trình
Khi doanh nghiệp đã biết mức độ trưởng thành số của mình đang ở đâu, dựa trên chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn, doanh nghiệp xây dựng chiến lược chuyển đổi số và lộ trình chuyển đổi số phù hợp với hiện trạng của mình. Tuy vậy, cũng cần nhận định rằng, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp cũng phải xem xét đến các yếu tố khả thi cần cân nhắc khác.
Đặt trong bối cảnh tăng tốc chuyển đổi số chung của quốc gia, các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số. Đánh giá mức độ trưởng thành số sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng ngay từ những bước đầu thực hiện chuyển đổi, để tối ưu các hành động chuyển đổi số trong những giai đoạn sau.
Trong quá trình đánh giá, một góc nhìn khách quan khác từ bên ngoài (ví dụ của bên tư vấn), bên ngoài góc nhìn trong nội bộ doanh nghiệp, sẽ mang tới góc nhìn trực quan chính xác nhất để đảm bảo được tính toàn diện và chính xác, giúp đảm bảo sự thành công trong chuyển đổi số, đạt được mục tiêu mong muốn trong tương lai.