Khu công nghiệp sinh thái: Định hướng đến bức tranh tương lai xanh và bền vững (Kỳ 02)
Circular Economy

Khu công nghiệp sinh thái: Định hướng đến bức tranh tương lai xanh và bền vững (Kỳ 02)

Ở kỳ 01, FPT Digital đã cung cấp cho bạn đọc các khái niệm cơ bản về khu công nghiệp sinh thái, các tiêu chí quan trọng triển khai các xây dựng khu công nghiệp sinh thái và 1 số use case về bất động sản khu công nghiệp sinh thái trên thế giới. Để nối tiếp chủ đề, bài viết hôm nay sẽ tập trung vào cung cấp cho người đọc các khung tiêu chuẩn và các yếu tố công nghệ hỗ trợ trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp xanh.

Xem ngay: Khu công nghiệp sinh thái: Định hướng đến bức tranh tương lai xanh và bền vững (Kỳ 01) tại đây

4.Các tiêu chuẩn và yếu tố công nghệ hỗ trợ bất động sản khu công nghiệp xanh

Khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái(1) được tổ chức United Nation Industrial Development Organization (UNIDO) đưa ra phiên bản đầu tiên năm 2019 và nâng cấp thành phiên bản thứ hai vào năm 2021 thông qua sự tài trợ của World Bank (ngân hàng thế giới) và tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) của Đức.

Năm 2020, Tổ chức UNIDO đã đánh giá 50 khu công nghiệp8 quốc gia đang phát triển dựa trên các chỉ tiêu trong khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái. Tám quốc gia được lựa chọn đánh giá bao gồm: Colombia, Ai Cập, Indonesia, Nigeria, Peru, Nam Phi, Ukraine và Việt Nam.

Mục đích của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái sẽ hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và các đơn vị thực thi (quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp …) các vấn đề quan trọng, yếu tố cần thiết để cơ quan quản lý và khu vực tư nhân hợp tác cùng nhau nhằm tạo lập khu công nghiệp bền vững đầy đủ 3 khía cạnh gồm kinh tế, xã hội và môi trường.

  • Đối với tiêu chuẩn kinh tế, khu công nghiệp sinh thái nên được thiết kế để sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và nâng cao năng suất.
  • Đối với tiêu chuẩn xã hội, khu công nghiệp sinh thái quản lý nhằm đạt được các mục tiêu trách nhiệm xã hội trong cộng đồng.
  • Đối với tiêu chuẩn môi trường, khu công nghiệp sinh thái nên thúc đẩy các sản phẩm bền vững và giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, các khu công nghiệp sinh thái sẽ góp phần đạt được mục tiêu quốc gia đóng góp theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu.

4.1. Mục tiêu của khung tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái

17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG – Sustainable Development Goals), còn được gọi là mục tiêu toàn cầu (Global Goals), được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015 như một lời kêu gọi hành động toàn cầu nhằm chấm dứt nghèo đói, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng đến năm 2030, tất cả mọi người đều được hưởng hòa bình và thịnh vượng. 17 mục tiêu SDG được tích hợp với nhau giúp chúng ta nhận ra rằng hành động trong một lĩnh vực sẽ ảnh hưởng đến kết quả ở những lĩnh vực khác và sự phát triển đó phải hướng tới cân bằng bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Mục tiêu toàn cầu này sẽ tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, bí quyết, công nghệ và nguồn tài chính từ toàn xã hội nhằm đạt được mục tiêu SDG trong mọi bối cảnh.

Khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái hướng đến đạt 7/17 mục tiêu SDG được thể hiện trong hình vẽ sau:

07 mục tiêu của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái
Hình 01: 07 mục tiêu của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái

07 mục tiêu của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái

07 mục tiêu của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái hướng đến cân bằng bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường cho khu công nghiệp gồm:

  • Mục tiêu 5: Cân bằng giới (Gender Equality). SDG 5 tập trung vào vấn đề bình đẳng giới
  • Mục tiêu 6: Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation). SDG 6 nhằm đảm bảo quyền được có nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người
  • Mục tiêu 7: Năng lượng sạch và giá cả phải chăng (Affordable and Clean Energy). SDG 7 nhằm tăng gấp đôi tốc độ cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo vào năm 2030
  • Mục tiêu 8: Công việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth). SDG 8 đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người bền vững ở mức 7% mỗi năm
  • Mục tiêu 9: Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng (Industry, Innovation and Infrastructure). SDG 9 nhằm mục đích nâng cao đáng kể giá trị của các ngành công nghiệp đóng góp tạo ra việc làm và tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030. Các phương tiện để đạt được mục tiêu này có thể bao gồm trang bị thêm cho các ngành công nghiệp để bền vững, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và tăng cường áp dụng công nghệ và quy trình công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường
  • Mục tiêu 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm (Responsible Consumption and Production). SDG 12 nhằm mục đích giảm đáng kể việc tạo ra chất thải thông qua việc ngăn ngừa, giảm thiểu và tái chế và tái sử dụng trong khu vực công và tư nhân vào năm 2030
  • Mục tiêu 13: Hành động vì khí hậu (Climate Action). SDG 13 tập trung vào hành động nâng cao chất lượng khí hậu toàn cầu.

Bài đọc nhiều nhất
Circular Economy 05/10/2024

4.1.2. Các chỉ tiêu của khung tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái mô tả các yêu cầu về hiệu quả, gồm bốn hạng mục chính: Hiệu quả quản lý khu công nghiệp, hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế. Hình trình bày bao quát các cấu phần chỉ tiêu của khung như sau:

Về cơ bản, khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái cần tuân thủ tất cả các quy định hiện hành của địa phương và quốc gia. Ngoài ra, các yêu cầu về hiệu quả còn vượt xa yêu cầu pháp lý hiện hành trong nước sở tại.

04 hạng mục của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái bao gồm 14 chỉ tiêu chính cần đạt được như bảng sau:

Các chỉ tiêu của khung tiêu chuẩn quốc tế cho khu công nghiệp sinh thái
Hạng mục Chỉ tiêu chính Vai trò
Hiệu quả quản lý khu công nghiệp Các dịch vụ quản lý khu công nghiệp Cung cấp các dịch vụ chung cho doanh nghiệp hoặc người lao động trong khu công nghiệp.
Giám sát khu công nghiệp Ban quản lý khu công nghiệp nên giám sát các điều kiện môi trường chung (như chất lượng không khí, xả nước thải) và vận hành hệ thống ứng phó khẩn cấp khi có cháy, ô nhiễm không khí, nước, v.v.
Lập kế hoạch và thiết kế khu công nghiệp
Đưa ra một kế hoạch tổng thể có xem xét thấu đáo các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội thông qua các quy trình có sự tham gia của nhiều bên liên quan như chính quyền, ban quản lý, người lao động và cộng đồng địa phương.
Hiệu quả môi trường Giám sát và quản lý môi trường Giám sát, đánh giá, quản lý các thông số môi trường chung như chất lượng không khí …
 Quản lý năng lượng Giám sát, đánh giá, quản lý các nguồn năng lượng giúp các công ty vận hành sản xuất kinh doanh, đặt biệt nguồn điện.
 Quản lý nước Giám sát, đánh giá, quản lý chất lượng nước trong khu công nghiệp.
 Chất thải và sử dụng vật liệu Khu công nghiệp cần có kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả việc giảm thiểu và tái sử dụng ở mức toàn bộ khu công nghiệp và ở từng công ty riêng lẻ.
 Môi trường tự nhiên và khả năng khôi phục Giám sát lượng thải carbon trong khu công nghiệp và việc giảm lượng khí thải CO2 phải được đưa vào quy tắc ứng xử của khu công nghiệp và được thực hiện bắt buộc đối với tất cả các công ty thường trú.
Hiệu quả xã hội Quản lý và giám sát liên quan xã hội
Cần có hệ thống quản lý phù hợp với mục đích tại toàn khu công nghiêp và cấp độ công ty để giải quyết các thủ tục xã hội như an toàn và sức khỏe lao động và khiếu nại có liên quan.
Hạ tầng phục vụ xã hội Cần cung cấp cơ sở hạ tầng xã hội thiết yếu trong các khu công nghiệp hoặc khu vực lân cận để hỗ trợ người lao động và cộng đồng địa phương.
Tiếp xúc và đối thoại cộng đồng Các hoạt động cộng đồng có thể dẫn đến những kết quả tích cực như củng cố niềm tin và mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp và cộng đồng địa phương.
Hiệu quả kinh tế Tạo công ăn việc làm Tạo việc làm phải được quản lý, định hướng bền vững để đảm bảo: Tối đa hóa liên kết kinh tế nhằm giúp người lao động và cộng đồng xung quanh được hưởng lợi chính đáng với sự đa dạng và toàn diện của việc làm được duy trì.
Thúc đẩy doanh nghiệp SME và doanh nghiệp địa phương Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tạo nên chuỗi giá trị.
Tạo ra giá trị kinh tế Các khu công nghiệp hấp dẫn hơn vì mang lại ít hơn rủi ro và chi phí đầu tư thấp hơn cho doanh nghiệp.

4.1.3. Chuyển đổi kép đáp ứng khung tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Để đạt được chuẩn khu công nghiệp sinh thái theo tiêu chuẩn UNIDO, các nhà hoạch định, quản trị, quản lý các khu công nghiệp nên thực hiện theo chiến lược Chuyển đổi kép thông qua chiến lược Chuyển đổi số gắn kết với Chuyển đổi xanh, thể hiện trong hình vẽ sau:

Khung chuyển đổi kép cho khu công nghiệp sinh thái
Hình 02: Khung chuyển đổi kép cho khu công nghiệp sinh thái

Khung chuyển đổi khép cho khu công nghiệp sinh thái có 03 cấu phần chính: 1 – Nhu cầu cần thực hiện của khu công nghiệp 2 – Công nghệ số hỗ trợ chuyển đổi 3 – Công nghệ xanh hỗ trợ chuyển đổi.

Khi xác định các nhu cầu cần thực hiện hiệu quả cho khu công nghiệp sinh thái thì các nhà quản lý, quản trị khu công nghiệp nên đi từng bước dưa trên 02 nguyên tắc: A – Đáp ứng được tiêu chuẩn UNIDO B – Chọn các yêu cầu mà khu công nghiệp có tính chủ động và dễ quản lý hơn thực hiện trước. Dựa trên 02 nguyên tắc này, dẫn tới thực hiện lần lượt các bước là nhu cầu 1 (hiệu quả quản lý khu công nghiệp), nhu cầu 2 (hiệu quả môi trường), nhu cầu 3 (hiệu quả xã hội), nhu cầu 4 (hiệu quả kinh tế) như hình vẽ trên.

Các công nghệ số như điện toán đám mây, internet vạn vật, dữ liệu lớn … đặc biệt công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò nền tảng cho việc chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái, bởi khả năng của các công nghệ này mang tới những giải pháp đáp ứng cho cả 04 nhu cầu chính.

Riêng công nghệ xanh đóng vai trò mũi nhọn thường gắn với đặc thù từng ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài việc các khu công nghiệp đầu tư chung tài nguyên như quản lý nguồn nước tái chế chung … thì điều kiện khả thi áp dụng các công nghệ xanh cần có sự cam kết đầu tư của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi sự hiệp lực giữa ban quản lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp thường trú.

 

Reference:

  1. UNIDO – An international framework for eco-industrial parks v2.0 – 2021
  2. Engie Impact – Kalundborg’s Eco-Industrial Park Transformed Waste into Savings
  3. Symbiosis – 50 years of circular production
  4. Nordregio Magazine – Industrial symbiosis in Kalundborg – 2016
  5. UNC – Camden County Green Industrial Park Feasibility Study – 2008
  6. State of Green – Kalundbord Symbiosis
  7. AHK Greater China – Qingdao Sino-German Park
  8. Sino-German Park
  9. SDPFTZ – Sino-German Ecopark receives Excellent Smart Park honor – 2023
  10. GFHS – Exploration and Practice on Sustainable Development of the International Ecological District — Qingdao Sino-German Ecopark – 2020
  11. DGNB – DGNB System
Nghiên cứu nổi bật
01. Ứng dụng AI trong xử lí bồi thường Bảo hiểm Phi nhân thọ 02. Sử dụng dữ liệu trong sản xuất thông minh 03. Ứng dụng công nghệ robot trong ngành sản xuất 04. Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua thị trường trái phiếu xanh
Mr. Phạm Thành Đại Lĩnh
Giám đốc khối tư vấn Nghiệp vụ Doanh nghiệp tại FPT Digital; Chuyên gia Công nghệ cấp Tập đoàn tại FPT.
Gần 15 năm làm việc trong ngành Công nghệ thông tin. Chuyên môn sâu về hệ thống Công nghệ thông tin và năng lực quản trị danh mục, giúp nhiều khách hàng trọng và ngoài nước xây dựng năng lực số để làm bản lề cho mục tiêu tăng trưởng tương lai. Tham gia vào nhiều dự án Chuyển đổi số cho các tập đoàn nhà nước, tập trung vào các giải pháp khắc phục các vấn đề trong quá trình chuyển đổi cho các tập đoàn lớn với mô hình tổ chức nặng tính silo. Trực tiếp hợp tác với McKinsey để thực hiện quy hoạch phát triển tỉnh Khánh Hoà.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận