Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp hiệu quả?
Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp hiệu quả?
Internet of Thing

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp hiệu quả?

Ở Việt Nam, tập đoàn FPT đã kết hợp cùng Fujitsu, Viện Rau Quả, các chuyên gia Nhật Bản để xây dựng mô hình trồng rau mới. Trong mô hình này, công nghệ Akisai được ứng dụng để kết nối và điều khiển các yếu tố trong trang trại từ xa. Môi trường bên trong nhà kính được theo dõi, quản lý bằng máy tính để tạo ra môi trường tốt nhất cho cây cà chua và xà lách phát triển.

1. Chuyển đổi số nông nghiệp là gì? Bao gồm những hoạt động gì?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.

Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các hoạt động cơ bản như áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị và thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể như sau:

1.1. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp

Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng.

IoT và cảm biến trên cánh đồng

Khi áp dụng công nghệ này, hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận sao cho có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Hệ thống thiết bị sẽ tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng.

Đồng thời, cảm biến được tích hợp với công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa. Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp.

Thiết bị sử dụng công nghệ IoT trong công nghiệp
Một trong những hoạt động chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp phổ biến là áp dụng công nghệ IoT và cảm biến trên cánh đồng.

Học máy và phân tích 

Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai.

Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác.

Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng

Máy bay không người lái trông giống như một chiếc máy bay thu nhỏ được điều khiển từ xa. Thiết bị này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

  • Giám sát cây trồng.
  • Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn.
  • Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng.

1.2. Liên kết chuỗi giá trị

Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong nông nghiệp  còn phải liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ  phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ  phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra.

Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm: 

  • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường
  • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường. 

Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối.

Mối liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân
Liên kết chuỗi giá trị là tăng sự kết nối giữ nhà nước với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân.

 1.3. Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí.

Để thay đổi phương thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần:

  • Số hóa quy trình: Việc số hóa phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường liên lạc với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng. Quy trình hoạt động nông nghiệp của doanh nghiệp cũng minh bạch và hiệu quả hơn.
  • Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản trị để tối ưu hóa hoạt động. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nắm được thông tin chính, tài sản, kho; quản lý bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng…ở khắp mọi nơi. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…
  • Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích.
Chi tiết về các khâu trong quy trình sản xuất nông nghiệp
Số hóa quy trình ở tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp giúp tăng hiệu quả trong chuyển đổi số.

Đọc ngay: Ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp

2. Thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam 

Hiện nay, ở Việt Nam, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp được tổ chức theo 3 hình thức là hộ, hợp tác xã và doanh nghiệp. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam có 9.123 nghìn đơn vị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tính đến thời điểm ngày 1/7/2020. Trong đó, có trên 9.108 nghìn hộ; 7.418 hợp tác xã; 7.471 doanh nghiệp. Đây là những đơn vị sẽ tham gia trực tiếp vào chuyển đổi số nông nghiệp ở nước ta.

Đến nay, các giải pháp chuyển đổi số và công nghệ đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

  • Đối với lĩnh vực trồng trọt: Công nghệ IoT, Big Data đã được ứng dụng thông qua phần mềm để phân tích môi trường, chủng loại và giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây theo thời gian thực.
  • Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Công nghệ IoT, sinh học, blockchain được ứng dụng rộng rãi trong các trang trại chăn nuôi.
  • Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Công nghệ DND mã vạch được ứng dụng vào việc quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản. Còn công nghệ GIS và ảnh viễn thám được sử dụng để thiết kế phần mềm giám sát, phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng và phần mềm phát hiện sớm, cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ sinh.
  • Đối với lĩnh vực thủy sản
    • Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản: Công nghệ biofloc, công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), công nghệ nano, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
    • Ứng dụng các công nghệ trong quản lý đội tàu khai thác hải sản xa bờ: Máy đo dòng chảy, thiết bị dò cá sử dụng sóng siêu âm, máy thu lưới vây đứng, điện thoại vệ sinh, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thu – thả lưới chụp, công nghệ GIS.
    • Ứng dụng công nghệ trong chế biến thủy hải sản: Công nghệ tự động hóa.
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực.

Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn – nông nghiệp và thủy sản Trung ương, các giải pháp chuyển đổi số trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp như sử dụng nhà kính, nhà lưới, nhà màng đã được ứng dụng ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là các tỉnh thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Lâm Đồng. 

Vào ngày 1/7/2016, Việt Nam đã có 5.897,5 ha nhà kính, nhà lưới, nhà màng ở 327 xã. Trong số đó, có 2.854,3 ha (48,4%) trồng hoa; 2.144,6 ha (36,4%) trồng rau; 661,1 ha (11,2%) gieo trồng cây giống; 237,5 ha (4%) nuôi trồng thủy hải sản.

Chuyển đổi số đã giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với  các doanh nghiệp chế biến, thương mại và 100 triệu người tiêu dùng trên cả nước, hàng tỷ người dùng trên thế giới. Nhờ đó, ngành nông nghiệp Việt Nam có thể thay đổi từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả sang mô hình sản xuất mới, có sự liên kết chuỗi giá trị.

Một ví dụ tiêu biểu trong việc chuyển đổi số ngành nông nghiệp thành công chính là công ty Vinamilk. Công ty này đã ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi. Từ chế độ ăn đến mọi khâu chăm sóc đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày. Trang trại cũng đã được chứng nhận là trang trại hữu cơ theo chuẩn châu Âu.

Hiện nay, khái niệm về chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? còn khá mới đối với các hộ nông dân do thói quen sản xuất từ thời kỳ văn minh lúa nước. Vì thế, xu thế áp dụng công nghệ cần có sự dẫn đầu từ các doanh nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ thích hợp từ Nhà nước.

3. Một số giải pháp chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Doanh nghiệp có thể áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ vào quản lý đất đai, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu.

3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khó khăn: Doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số còn ít. Chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế nên khó tiếp cận và làm chủ công nghệ tiên tiến. Các chuyên gia yếu về thực hành. Người nông dân còn e ngại trong việc chuyển đổi số. Tỷ lệ già hóa lao động ngành nông nghiệp diễn ra nhanh. Cả nông dân và doanh nghiệp đều thiếu hiểu biết về kinh doanh thương mại điện tử. Với các bác nông dân, khái niệm về chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì vô cùng mới mẻ.

Giải pháp:

  • Xây dựng chính phủ điện tử và chuyển đổi số trong công tác quản lý để việc đề xuất, chỉ đạo, thực hiện các chính sách chuyển đổi số nông nghiệp hiệu quả.
  • Khuyến khích doanh nghiệp, lao động trẻ tham gia chuyển đổi số.
  • Đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số trong nông nghiệp giỏi cả lý thuyết lẫn thực hành.
  • Tăng cường truyền thông, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng cho nông dân.
  • Đào tạo người dân về việc sử dụng sàn thương mại để quảng bá sản phẩm.
  • Kết nối các tổ chức như hội Phụ nữ, hội Nông dân và hợp tác xã để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình áp dụng công nghệ.
  • Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại, tham gia thảo luận về cách ứng dụng công nghệ cao..
  • Mời các nông dân đã chuyển đổi số thành công chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Nhân viên kiểm định chất lượng nông sản
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp tiên phong giúp chuyển đổi số thành công.

3.2. Giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp về đất đai

Khó khăn: Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ và phân tán. Việc khai thác đất trong sản xuất nông nghiệp còn chưa thực sự hiệu quả do trình độ cơ giới hóa còn thấp và chưa sử dụng nhiều công nghệ hỗ trợ. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi triển khai các hợp đồng chuyển nhượng đất cùng lúc với nhiều hộ dân.

Giải pháp:

  • Khuyến khích tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp.
  • Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: Giải pháp GIS, theo dõi tính trạng đất môi trường…
  • Chính quyền địa phương tham gia vào việc liên kết, làm hợp đồng chuyển nhượng đất giữa nông dân và doanh nghiệp.

3.3. Giải pháp về vốn đầu tư

Khó khăn: Ngành nông nghiệp chưa thu hút được vốn FDI. Cả nông dân và doanh nghiệp đều khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trong nước.

Giải pháp: Để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn, chính phủ ban ngành và chính quyền các tỉnh cần:

  • Ngành nông nghiệp cần sớm công bố kế kế hoạch phát triển ngành chi tiết.
  • Đơn giản hóa thủ tục, quy trình; tăng cường số lượng các khu, vùng nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp phép công nhận.
  • Tăng cường triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất nông nghiệp.
  • Công nhận các tài sản trong sản xuất là tài sản thế chấp: Ao nuôi, nhà kính…
  • Hỗ trợ nông dân lập kế hoạch kinh doanh và trả nợ.
  • Xây dựng chính sách để  thu hút các tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn FDI cho các dự án chuyển đổi số nông nghiệp ở Việt Nam.
  • Để doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn vốn rồi mới đưa ra chính sách hỗ trợ.
Thu hút vốn FDI trong nông nghiệp
Các đơn vị quản lý cần xây dựng chính sách để thu hút vốn đầu tư FDI giúp giải quyết bài toán nguồn vốn trong chuyển đổi số nông nghiệp.

4. Xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu

Khó khăn: Cơ sở dữ liệu khoa học đồng bộ về môi trường, thị trường, công nghệ còn thiếu. Việc tổng hợp dữ liệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Giải pháp: Thực hiện chuyển đổi số kinh tế số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. 

  • Thay đổi thổi thói quen ghi chép nhật lý canh tác và nhật ký chăn nuôi của nông dân trên giấy rồi số hóa trên thiết bị điện tử bằng cách tập huấn, hướng dẫn nông dân tham gia mô hình ghi nhật ký sản xuất.
  • Các cơ quan thuộc bộ cần thống kê chi tiết các dữ liệu quan trọng liên quan đến phạm vi quản lý của mình.
  • Cần tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn, trong đó tập trung vào đất trồng lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp, đất rừng, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..
  • Thiết kế mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. 
  • Tăng cường việc cung cấp thông tin về môi trường, đất đai, thời tiết để giúp người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số. 
  • Thiết kế phần mềm quản trị dữ liệu và phân công cá nhân, tổ chức ở địa phương sử dụng phần mềm để thu thập, cập nhật, khai thác, quản lý và bảo quản cơ sở dữ liệu.

Như vậy, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới. Để chuyển đổi số thành công, ngành nông nghiệp cần phải triển khai các giải pháp trên nhiều phương diện và phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp, nông dân…

Hy vọng thông tin trên đã giúp các nhà quản lý hiểu và nắm rõ chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì, cách ngành nông nghiệp chuyển đổi số, xu hướng chuyển của ngành và giải pháp hiệu quả. Nếu cần tư vấn lập kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, quý vị có thể liên hệ với FPT Digital để được hỗ trợ.

Nghiên cứu nổi bật
01. eKYC – Bước ngoặt trong xác thực danh tính an toàn ngành ngân hàng 02. Giảm phát thải khí Mê-tan trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 03. Nền kinh tế số lấy con người làm trọng tâm 04. Tầm quan trọng của tài chính xanh với bất động sản khu công nghiệp
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận