Nâng cao nguồn nhân lực số cho chuyển đổi số trong tương lai - FPT Digital
Nâng cao nguồn nhân lực số cho chuyển đổi số trong tương lai
Digital Strategy

Nâng cao nguồn nhân lực số cho chuyển đổi số trong tương lai

Công nghệ đang thay đổi và phát triển với những bước tiến nhảy vọt, tuy nhiên sự thay đổi thực sự không chỉ nằm ở phần công nghệ, mà còn tập trung chủ yếu đến từ sự thay đổi của con người. Lực lượng lao động của tương lai sẽ đa dạng hơn bao giờ hết. 75% nhân viên đó sẽ là thế hệ millennials, những người đa dạng về sắc tộc hơn bất kỳ nhóm nào mà chúng ta từng thấy trong lực lượng lao động.

1. Nguồn lực số là gì và tại sao lại là nhu cầu cấp thiết trên thế giới?

Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có, mang lại cơ hội mới thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển vượt bậc. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã nhận thấy tác động tích cực từ chuyển đổi số, đặc biệt là nguồn nhân lực số. Nhiều công việc sẽ được tự động hóa với các robot tiên tiến và trí tuệ nhân tạo sẽ thúc đẩy những thay đổi lớn nhằm nâng cao năng suất của nhân viên và hiệu quả kinh doanh.

Công việc và quy trình làm việc sẽ được thiết lập lại, nhân viên sẽ được giải phóng để tập trung vào các nhiệm vụ mang lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, dữ liệu và phân tích về nguồn lực lao động sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng, có đầy đủ thông tin, dựa trên những minh chứng về dịch vụ, năng suất và hiệu quả.

Nhân lực số
Hình 1: Nguồn Bain research, World Economic Forum report

Đại dịch COVID-19 là cú hích tạo ra một sự thay đổi căn bản về môi trường làm việc, thúc đẩy nhu cầu về lực lượng lao động có khả năng thích ứng và độ linh hoạt cao giúp doanh nghiệp vẫn giữ vững và phát triển bất kể có biến động lớn ra sao.

Theo nghiên cứu về “Xu hướng Nhân tài Toàn cầu năm 2021” của Mercer, tác động tài chính và gián đoạn cuộc sống công việc do đại dịch gây ra đã thúc đẩy các nhà tuyển dụng ở Đông Nam Á (Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines) tập trung vào việc xác định nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai bằng nhiều cách đồng thời như tái cơ cấu (48%) và tích cực đào tạo lại nhân lực vào năm 2021 (39%) để sẵn sàng cho việc kinh doanh.

32% doanh nghiệp ưu tiên tái tạo lại hoạt động kinh doanh bền vững, tức là trách nhiệm của tổ chức đối với cộng đồng, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, nhân viên và môi trường cũng được tối đa hóa (2)(4).

Nhân lực số
Hình 2: Xu hướng Nhân tài toàn cầu năm 2021

Tại Việt Nam, chính phủ đã đưa ra các nghị định và chủ trương về Chuyển đổi số của Việt Nam với mục tiêu kinh tế số có thể chiếm 20% tỉ trọng GDP quốc gia vào năm 2025, phấn đấu 30% vào năm 2030.

Một trong các mục tiêu lớn đến năm 2025 là 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số. Có thể nói, đây là giai đoạn khẩn trương để đào tạo và phát triển nguồn lực số liên tục đáp ứng cho toàn bộ các doanh nghiệp và các cơ quan bộ ban ngành, giúp chuẩn bị cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai của Việt Nam (5).

2. Xây dựng nguồn nhân lực số có thể được bắt đầu như thế nào?

Nhu cầu đào tạo và tái đào tạo nhân lực số rất lớn trong xã hội. Lực lượng lao động cần được chú trọng tập trung đào tạo và tái đào tạo bao gồm: Lực lượng lao động đang làm việc trong cả hai khối tư nhân và hành chính công; Những sinh viên trẻ – lực lượng lao động kế cận; Học sinh các cấp làm quen với tri thức và kỹ năng số đảm bảo nhân lực tương lai có khả năng thích nghi với tương lai từ công nghệ và chuyển đổi số.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 14/11/2024

Để thực hiện các hoạt động nói trên, trên thế giới cũng đã tồn tại rất nhiều các mô hình trong đó hầu hết đều tập trung vào việc đào tạo và hướng đến các điểm chung trong việc phát triển nhân sự trong các lĩnh vực công và nhân sự trong doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số. Người lao động cần có được các kỹ năng kỹ thuật cũng như sự kết hợp năng lực số (ví dụ như phân tích dữ liệu lớn, mạng bảo mật, truyền thông xã hội) với các kỹ năng mềm để cải thiện khả năng đáp ứng, thay thế linh hoạt giữa các thành phần kinh tế và nghề nghiệp.

Quá trình đào tạo thường được phân chia thành 3 cấp độ để có thể dễ dàng đánh giá và phát triển trong tương lai (1)(3):

  • Cơ bản: Các kỹ năng số cơ bản cung cấp nền tảng cho việc sử dụng công nghệ. Ở mức độ này, bao gồm việc sử dụng bàn phím, màn hình điều khiển để hoàn thiện các thao tác cơ bản; cài đặt và sử dụng các ứng dụng và các giao dịch trên Internet như điền thông tin, gửi và thực hiện tìm kiếm thông tin cần thiết
  • Trung cấp: Các kỹ năng trung cấp cho phép mọi người sử dụng công nghệ số theo những cách có ý nghĩa và có lợi hơn. Ngược lại với các kỹ năng cơ bản phổ biến hơn trong tất cả ngành nghề, một người sẽ cần các bộ kỹ năng trung cấp khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và nhu cầu nghề nghiệp của họ
  • Nâng cao: Các chuyên gia sử dụng các kỹ năng chuyên môn cao, nâng cao trong các nghề như lập trình máy tính, phát triển phần mềm, khoa học dữ liệu và quản lý mạng. Giống như các kỹ năng trung cấp, các kỹ năng nâng cao và các công việc yêu cầu chúng liên tục được phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất

Tóm lại, các đơn vị hành chính công và doanh nghiệp cần coi trọng khâu tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo toàn bộ các nhân viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, nếu không muốn bị bỏ rơi lại trong giai đoạn tiếp theo. Đơn vị quản lý nhân sự nên được xem như của một nhà tư vấn nội bộ cho ban lãnh đạo cấp cao và hội đồng quản trị về tác động của lực lượng lao động trong quá trình Chuyển đổi số.

Khi đó, bộ phận nhân sự cũng có thể đảm bảo việc thiết kế và thực hiện một cấu trúc quản trị cho phép tăng tốc khả năng ra quyết định và đưa ra các quy trình nhất quán, công cụ và thước đo trong các lĩnh vực như quản lý lợi ích, quản lý công việc, v.v. Khi chuyển đổi số tiếp tục là chiến lược quan trọng của ngày càng nhiều tổ chức, việc liên tục phát triển và đào tạo con người giúp tổ chức liên tục nâng cao giá trị là điều cần thực hiện một cách quyết liệt.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) ITU Academy. 2020 Digital skills assessment guidebook
(2) AcandAsia. 2021 Defining future workforce needs, upskilling and reinventing sustainably top of mind in 2021 for firms in Southeast Asia
(3) Weforum. 2018 What employees today future really want personalization
(4) Manpower. How COVID-19 is Accelerating Digital Workforce Transformation
(5) Báo lao động. Nhân lực số, những người lái con tàu chuyển đổi số Việt Nam

Nghiên cứu nổi bật
01. Dự án: Phân công tối ưu nguồn nhân lực phục vụ khách hàng tại tập đoàn viễn thông 02. Giảm thiểu rủi ro trong thiết kế sản phẩm mang phong cách sống 03. Thực tế ảo là tương lai trong phương pháp đào tạo y học? 04. Tiềm năng của công nghệ In 3D trong ngành sản xuất
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận