Xanh hóa ngành dệt may - Xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững ngành dệt may thế kỷ 21 - FPT Digital
Xanh hóa ngành dệt may – Xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững ngành dệt may thế kỷ 21
Clean and Renewable Energy

Xanh hóa ngành dệt may – Xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững ngành dệt may thế kỷ 21

Ngành dệt may được coi là một trong những lĩnh vực công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến môi trường bên cạnh tầm quan trọng to lớn của ngành. Tuy nhiên, với cường độ sản xuất cao, ngành dệt may đang đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng từ xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Do đó, xanh hóa ngành dệt may không chỉ là một lựa chọn cho các doanh nghiệp toàn thế giới mà còn là xu hướng tất yếu để bảo vệ hành tinh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng có trách nhiệm.

1. Xanh hóa ngành dệt may là gì? Tổng quan thực trạng chuyển đổi xanh dệt may

Xanh hóa ngành dệt may là quá trình chuyển đổi các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong ngành dệt may sang hướng phát triển bền vững hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, đó là việc áp dụng các phương pháp, công nghệ và nguyên liệu thân thiện với môi trường vào từng khâu của quy trình sản xuất, từ khâu trồng bông, nhuộm vải cho đến vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

“Hướng dẫn xanh hóa ngành dệt may ở Việt Nam” do tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) Việt Nam phát hành nhấn mạnh, khái niệm xanh hóa trong dệt may mang ý nghĩa là ngành sẽ hoạt động theo hướng sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyêngiảm chất thải, loại bỏ các chất gây lo ngạiloại trừ phát sinh vi sợi; biến đổi cách thức thiết kế quần áo, bán và sử dụng sao cho có thể giảm thải ra tự nhiên; cải thiện triệt để khả năng tái chế bằng cách thay đổi thiết kế, thu hồi và tái sản xuất; hướng tới sử dụng nguyên nhiên liệu tái tạo.

Phát triển bền vững ngành dệt may đang là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải triển khai để đáp ứng đòi hỏi cụ thể của các nhà mua hàng và được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại thế hệ mới đã có hiệu lực như EVFTA, CPTPP.

Theo VITAS, năm 2023, với sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 40,3 tỷ USD. Bên cạnh đó, hiện 27 thị trường thuộc EU đều thắt chặt tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu theo Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD) nhằm ứng phó với các vấn đề khẩn cấp về khí hậu toàn cầu đến năm 2050.

Theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ngành dệt may Việt Nam tiêu thụ khoảng 3 tỷ USD năng lượng mỗi năm, chiếm khoảng 8% tổng nhu cầu năng lượng của toàn ngành công nghiệpphát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 hàng năm. (1)

Tổng quan ngành dệt may Việt Nam
Ành 01: Tổng quan ngành dệt may Việt Nam 2023

Đặc biệt, các quy trình xử lý ướt trong sản xuất dệt may, bao gồm giặt, nhuộm, và hoàn tất, gây tác động tiêu cực lớn đến môi trường do lượng nước lớn sử dụng và nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại như azo, PFOS, PFAS, deca-BDEs, và clo. Các hóa chất này không chỉ gây hại cho môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Việc áp dụng chuyển đổi xanh trong các cơ sở nhuộm và hoàn tất có thể tiết kiệm trung bình mỗi tấn sản phẩm khoảng 0,2 – 0,5 kg thuốc nhuộm, 100 – 200 kg hóa chất, 50 – 100m³ nước, 150 kg dầu, và 50 – 150 kWh điện. Do đó, chuyển đổi xanh dệt may không chỉ là một lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực này. (2)

>>> Đọc thêm về Tiềm năng và giải pháp chuyển đổi năng lượng ngành dệt may

2. Lợi ích của việc xanh hóa ngành dệt may

2.1. Đối với môi trường:

Việc xanh hóa ngành dệt may không chỉ giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết kiệm tài nguyênbảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều nguồn thông tin đã chứng minh rằng biến đổi khí hậu có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng trong nguồn cung năng lượng, nước và các vật liệu quan trọng khác, làm tăng áp lực lên ngành công nghiệp này.

Các cam kết quốc tế về việc cắt giảm khí nhà kính và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng đã được Chính phủ cam kết trong quá trình thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó, xanh hóa ngành dệt may còn giúp giảm thiểu lo ngại từ các cơ quan quản lý địa phương khi phê duyệt các dự án khu công nghiệp chuyên biệt, nhờ vào quy hoạch đã được thiết kế để đảm bảo tính bền vững về môi trường, đặc biệt là trong việc tiêu thụ và xử lý nước thải.

2.2. Đối với doanh nghiệp:

Việc xanh hóa giúp nâng cao hình ảnh thương hiệu, mở rộng thị trườnggiảm chi phí sản xuất. Khi giá nhân công không còn là lợi thế cạnh tranh lớn, mục tiêu trở thành nhà cung ứng bền vững trong chuỗi cung ứng chính là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng.

Những doanh nghiệp sản xuất dệt may chuyển đổi xanh không chỉ cần phải đảm bảo đơn hàng ổn định với mức giá hợp lý mà còn cần chủ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến. Do đó chuyển đổi xanh ngành dệt may tạo động lực để các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, giúp tránh được nguy cơ bị thu hồi giấy phép kinh doanh do không đáp ứng quy định.

2.3. Đối với xã hội:

Quá trình xanh hóa ngành dệt may tạo ra các công việc xanhcải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Ảnh hưởng từ nhận thức của cộng đồng và người tiêu dùng về các vấn đề môi trường ngày càng tăng cao, thúc đẩy các doanh nghiệp triển khai các chính sách trách nhiệm xã hội và môi trường. Điều này không chỉ giúp thu hút và giữ chân lực lượng lao động trẻ tài năng, mà còn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, những người sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có trách nhiệm xã hộimôi trường, quy trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

3. Xu hướng xanh hóa ngành dệt may trên thế giới và tại Việt Nam

3.1. Trên thế giới:

Thị trường EU tiêu thụ mặt hàng dệt may với tổng cầu đạt hơn 80 tỷ Euro. Muốn xuất khẩu vào thị trường này, doanh nghiệp phải sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, sử dụng nguyên liệu tái chế để hạn chế khai thác tài nguyên; thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn, có thể làm lại để sử dụng lại “made to remade”, sản phẩm tự phân hủy sau 5-10 năm,…

Các đơn vị cần ứng dụng công nghệ cao trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm để người tiêu dùng có thể nắm được thông tin của sản phẩm từ nguyên liệu, các công đoạn sản xuất, phân phối, cách thức sử dụng, thời gian phân hủy,…

Ở châu Âu, hiện cũng đã có Thỏa thuận Xanh (EGD) với các mục tiêu đề ra từ nay đến 2030tầm nhìn 2050; trong đó có thỏa thuận riêng về phát triển dệt may bền vững với rất nhiều yêu cầu về nguyên vật liệu tái chế, tuổi thọ của sản phẩm. Dự kiến trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định Ecodesign chuyển đổi xanh trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Fark to fork. Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.

Châu âu áp dụng các tiêu chuẩn xanh với ngành dệt may:
Ành 2: Châu âu áp dụng các tiêu chuẩn xanh với ngành dệt may:

Trung Quốc, một trong những trung tâm sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, đã bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ theo hướng bền vững. Nhiều doanh nghiệp tại đây đang áp dụng công nghệ xanh để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Một trong những công ty tiêu biểu là Jiangsu Guotai International Group, nơi đã triển khai các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, như quy trình nhuộm không hóa chất và tái chế nước thải. Công ty này cũng đã áp dụng hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001, giúp giảm tiêu thụ năng lượng và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Jiangsu Guotai còn chú trọng đến việc đào tạo nhân viên về các thực hành phát triển bền vững, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ lao động.

Những nỗ lực này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ thị trường quốc tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

3.2. Tại Việt Nam:

Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), một số công ty thành viên mà tập đoàn đang nắm giữ trên 51% cổ phần đã đầu tư chuyển đổi xanh và đưa vào sử dụng điện mặt trời áp mái. Tính đến hết năm 2022, tổng công ty cổ phần May Việt Tiến có hệ thống với công suất hơn 7 triệu kW; tổng công ty Việt Thắng4 triệu kW; tổng công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ mức 3,3 triệu kW; tổng công ty cổ phần Dệt may Hà Nội có gần 6 triệu kW (5) …

Ứng dụng điện mặt trời vào hệ thống sản xuất dệt may
Ảnh 3: Ứng dụng điện mặt trời vào hệ thống sản xuất dệt may

Trong bối cảnh phát triển bền vững, ngành dệt may Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ các chính sách và luật pháp hiện hành. Các văn bản pháp lý này không chỉ định hướng cho sự phát triển của ngành mà còn yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.

Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định và quyết định nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi xanh trong ngành dệt may. Chẳng hạn, Nghị định 155/2016/ND-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ để quản lý các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, các quyết định như Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho ngành, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm.

Đặc biệt, các chính sách này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng chuyển đổi xanh và các thực hành tốt nhất trong sản xuất. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn nâng cao tính cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào quá trình này để không chỉ tuân thủ quy định mà còn hướng tới phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng.

4. Cơ hội cho Việt Nam hiện nay với xu hướng chuyển đổi xanh dệt may

Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển và củng cố vị thế trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh Bangladeshquốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc – đang đối mặt với nhiều khó khăn, Việt Nam có thể tận dụng tình hình này để thúc đẩy sự phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may.

Bangladesh hiện đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về đơn hàng xuất khẩu hàng dệt may, với mức giảm từ 25-40% theo thông tin từ tờ báo Business Human Rights. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu toàn cầu giảm, đặc biệt là ở các thị trường Tây Âu do ảnh hưởng của lạm phát. Sự giảm sút này dẫn đến việc năng lực sản xuất của Bangladesh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là trong mùa nóng khi họ sản xuất hàng cho mùa đông.

Đồng thời, bất ổn chính trị tại Bangladesh vào năm 2024 đã khiến hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong ngành dệt may, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cuộc biểu tình lớn do sinh viên dẫn đầu đã gây gián đoạn đáng kể, khiến nhiều nhà máy dệt may phải giảm hoặc tạm dừng hoàn toàn sản xuất.

Điều này làm suy yếu năng lực sản xuất của Bangladesh, đặc biệt trong thời gian cao điểm sản xuất hàng mùa đông, khiến các nhà nhập khẩu phải chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác, tạo cơ hội cho các đối thủ như Việt Nam.

Cơ hội phát triển cho ngành dệt may việt nam
Ảnh minh họa 4: Cơ hội phát triển cho ngành dệt may việt nam

Với tình hình khó khăn hiện tại, niềm tin của khách hàng vào ngành dệt may Bangladesh đang giảm. Sự giảm sút đơn hàng và giá xuất khẩu thấp đã làm giảm sự tin cậy của các khách hàng quốc tế vào chất lượng và khả năng cung ứng của Bangladesh. Đây là một cơ hội vàng cho ngành dệt may Việt Nam để thu hút khách hàng mới và xây dựng lòng tin từ các thị trường quốc tế bằng việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Trước bối cảnh này, ngành dệt may Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để không chỉ gia tăng thị phần mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững. Việc chuyển đổi xanh ngành dệt may, bao gồm việc áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, cải thiện điều kiện làm việc và đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm xanh, sẽ giúp Việt Nam tạo ra một lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Chuyển hướng sang các phương pháp sản xuất bền vững, chuyển đổi xanh toàn diện không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về sản phẩm xanh. Đây là thời điểm lý tưởng để ngành dệt may Việt Nam củng cố chiến lược xanh hóa và tận dụng các cơ hội từ sự biến động của thị trường quốc tế.

 

Reference:

  1. WTO. “Xanh hóa” ngành dệt may: Lợi thế xuất khẩu cho doanh nghiệp
  2. Tạp chí Kinh tế. 2023. Doanh nghiệp dệt may: Bắt buộc phải “xanh hóa”
  3. WWF-Việt Nam. 2023. Hướng dẫn Xanh hóa ngành Dệt may
  4. Tạp chí ngân hàng. 2022. Xanh hóa công nghiệp dệt may
  5. Forbes. 2023. Ngành dệt may xanh hóa đến đâu?
  6. Vietnam Textile. 2023. Bangladesh textile industry in trouble
  7. Business Human Rights. 2023. Bangladesh: Brands demanding up to 20% reduction in prices during energy crisis
Nghiên cứu nổi bật
01. Công nghiệp 4.0 đem lại những thay đổi căn bản trong ngành sản xuất 02. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành giáo dục 03. Chuyển đổi kép trong sản xuất nông nghiệp: xu thế và những lợi ích mang lại 04. Dự án: Phân công tối ưu nguồn nhân lực phục vụ khách hàng tại tập đoàn viễn thông
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận