Chiến lược "Vận hành xuất sắc” trong ngành logistics - FPT Digital
Chiến lược “Vận hành xuất sắc” trong ngành logistics
Digital Strategy

Chiến lược “Vận hành xuất sắc” trong ngành logistics

Các doanh nghiệp logistics lựa chọn vận hành xuất sắc là một mô hình chiến lược hướng đến. Tuy nhiên, số liệu cho thấy vẫn còn rất nhiều thách thức trong việc thực hiện cải thiện hiệu suất vận hành.

Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về Chỉ số hoạt động logistics (LPI), Việt Nam đứng thứ 39/160 nước ( 2018) về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan (1). Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở top đầu trong các thị trường mới nổi với mức độ tăng khoảng 13 – 15%/năm (2).

Logistics đang là 1 trong những ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh và ổn định nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, tổ chức mạng lưới toàn cầu, ứng dụng thông tin còn hạn chế. Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Do đó, cần thúc đẩy kết nối phát triển logistics dọc các hành lang kinh tế chính và triển khai giải pháp ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, mô hình kinh tế chia sẻ trong logistics để tiết kiệm nguồn lực và giảm chi phí.

Tham gia thị trường Logistics gồm khoảng trên 4,000 doanh nghiệp bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không… tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay, 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, KMTC Logistics, … (2)

Các doanh nghiệp nói chung khi xác định hướng đến chiến lược “Vận hành xuất sắc” cần phải có một mô hình liên tục cải thiện. Vận hành xuất sắc trong ngành logistics không còn là một lựa chọn mà đã trở nên bắt buộc trong công cuộc toàn cầu hóa hướng đến cạnh trạnh khốc liệt.

Để đạt được điều này đòi hỏi sự cải tiến liên tục trong tất cả các khía cạnh của hoạt động logistics. Đây chắc chắn là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng không phải là một nhiệm vụ bất khả thi không thể đạt được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề phân tích toàn diện hiệu suất, xác định các lĩnh vực trọng yếu và nhanh chóng đưa ra những quyết định cải tiến cần thiết. Các bước được áp dụng trong quá trình cải tiến liên tục đối với chiến lược vận hành xuât sắc trong ngành logistics bao gồm:

  1. Thiết lập đường cơ sơ hiệu suất của ngành logistic sử dụng benchmarking và các best practice trên thế giới
  2. Thực hiện phân tích khoảng cách của các quy trình hiện tại với các best practice được xác định
  3. Xác định các cơ hội cải tiến sẽ tác động đáng kể đến các quy trình liên quan đến logistic
  4. Xây dựng mục tiêu, định hướng và kế hoạch chi tiết cho từng cơ hội cải tiến
  5. Cân đối tài nguyên để đưa ra khuyến nghị và thực hiện các cải tiến phù hợp

Có thể bạn quan tâm: Cơ hội và thách thức chuyển đổi số trong logistics

Chiến lược vận hành xuât sắc đang được các doanh nghiệp logistics trên thế giới áp dụng thế nào?

Công ty logistics hàng đầu thế giới, Deutsche Post DHL Group đã trình bày “Chiến lược 2025 – Mang lại sự xuất sắc trong thế giới số”. Với chiến lược này, tập đoàn này đặt ra nền tảng để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng thành công vượt ra ngoài tầm nhìn chiến lược được xác định trước đó. DHL sẽ tập trung hơn nữa vào việc khai thác tiềm năng bền vững để tăng trưởng lợi nhuận dài hạn có trong mô hình kinh doanh cốt lõi của mình.

Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ chi khoảng 2 tỷ EUR cho việc số hóa quy trình, việc đã được thực hiện nhiều năm trong tất cả các bộ phận kinh doanh. Khoản tiền trên đã bao gồm trong chi tiêu OPEX và CAPEX theo kế hoạch. Việc đầu tư số hóa quy trình dự kiến sẽ dẫn đến lợi ích lãi suất hàng năm ít nhất 1,5 tỷ EUR cho đến năm 2025. (3)

Giống như các đồng nghiệp sáng tạo trong các ngành công nghiệp khác, UPS đang triển khai kết hợp rất nhiều các sáng kiến số ứng dụng công nghệ cao như chatbot hay trợ ly ảo vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng năm, UPS đầu tư hơn 1 tỷ USD vào công nghệ hướng đến các giải pháp sáng tạo để giúp các nhà sản xuất tối ưu hóa chuỗi giá trị để thực hiện các chiến lược để nhanh chóng thích ứng với các vấn đề và cung cấp các công cụ hiển thị để giúp khách hàng theo dõi các lô hàng vận chuyển trên toàn thế giới (4).

Đối với UPS có năm lĩnh vực cần tập trung để hướng đến hoạt động thông minh và vận hành xuất sắc trong ngành logistics:

  • Các sản phẩm được kết nối: dần dần, có nhiều doanh nghiệp sản xuất bán các sản phẩm được kết nối với điện toán đám mây. Việc kết nối này cho phép các công ty cung cấp dịch vụ bảo trì tốt hơn, đôi khi còn tạo ra những nguồn doanh thu mới
  • Tài sản được kết nối: các nhà sản xuất tăng khả năng giám sát hoạt động để dự đoán và khắc phục sự cố trước khi chúng xảy ra
  • Đưa ra quyết định với chuỗi cung ứng: các công cụ dữ liệu và phân tích được sử dụng trong các hoạt động thông minh giúp các nhà sản xuất giải quyết các vấn đề trong chuỗi cung ứng nhanh hơn
  • Chuỗi giá trị bên mua: hoạt động thông minh cho phép các nhà sản xuất tự động hóa việc mua hàng với các nhà cung cấp và luân chuyển hàng hóa với các nguồn sẵn có
  • Chuỗi giá trị bên bán: hoạt động thông minh cho phép các nhà sản xuất thay đổi chế độ và tốc độ vận chuyển cũng như điểm đến dựa trên nhu cầu thay đổi của khách hàng

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 20/01/2025

Các thách thức trong ngành logistics trong việc thực hiện vận hành xuất sắc

Thách thức trong vận hành xuất sắc
Kết quả khảo sát nhận định những thách thức trong việc cải thiện hiệu suất vận hành (n=103) (5)

Tìm kiếm những giải pháp trước những thách thức thực hiện vận hành xuất sắc

Đứng trước những thách thức nêu trên, để đạt được vận hành xuất sắc đòi hỏi doanh nghiệp phải duy trì cam kết và nỗ lực có chủ ý trong nhiều năm chứ không chỉ trong ngắn hạn. Tuy nhiên doanh nghiệp hoàn toàn có thể có những hành động ngay:

  1. Đánh giá sự trưởng thành của doanh nghiệp dựa trên các nỗ lực chuyển đổi mô hình hoạt động để hỗ trợ chiến lược vận hành xuất sắc
  2. So sánh hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành – doanh nghiệp đã đầu tư mạnh vào các mảng nêu trên? Doanh nghiệp đang “phát triển” hay “sinh tồn”
  3. Đưa ra chiến lược cho sự chuyển đổi của doanh nghiệp bất kể tình trạng so sánh đối với các doanh nghiệp khác
  4. Kiểm tra việc đưa ra quyết định trong chuỗi cung ứng. Xác định được các điểm quyết định quan trọng sẽ làm nổi bật các nguồn dữ liệu quan trọng nhất, những đơn vị tham gia chiến lược nhất cũng như phạm vi và vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ khác
  5. Đặt mức độ ưu tiên để kết nối các sản phẩm cũng như các tài sản trong chuỗi giá trị. Thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi nhuận cao nhất và cũng có được cái nhìn sâu sắc có giá trị về cách triển khai công nghệ tốt nhất. Những nỗ lực này phải song song với việc đầu tư vào các công cụ phân tích nâng cao để dữ liệu có thể được tổng hợp và đưa vào bối cảnh phù hợp cho các nhà hoạch định hoạt động.
  6. Xác định các nhà cung cấp chiến lược và đối tác kênh bán hàng để tích hợp quy trình cao hơn.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) World Bank. 2018. International LPI.
(2) Hiệp hội Doanh dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA). 2019. Diễn đàn Logistics Việt Nam 2019.
(3) DHL Group. 2019. Strategy 2025 – Delivering excellence in a digital world.
(4) Harvard Business School. 2017. UPS
(5) IDC. 2016. UPS Smart Manufacturing Survey.

Nghiên cứu nổi bật
01. Ngành truyền thông báo chí trong thời đại số – Rộng cửa, rủi ro cao 02. Chiến lược Digital ESG: Chìa khóa hướng tới tương lai bền vững cho doanh nghiệp 03. Các xu hướng phát triển doanh nghiệp sản xuất trong tương lai 04. Chuyển đổi số ngành ngân hàng | Bức tranh từ tổng quan đến chi tiết 
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận