Lợi ích từ xếp hạng ESG (ESG Rating) và lộ trình nâng cao ESG Rating trong doanh nghiệp - FPT Digital
Lợi ích từ xếp hạng ESG (ESG Rating) và lộ trình nâng cao ESG Rating trong doanh nghiệp
Clean and Renewable Energy

Lợi ích từ xếp hạng ESG (ESG Rating) và lộ trình nâng cao ESG Rating trong doanh nghiệp

Xếp hạng ESG (ESG Rating) là một công cụ đánh giá cho phép đo lường mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về Môi trường (Environmental), Xã hội (Social) và Quản trị công ty (Governance). Mỗi tiêu chí có một hệ thống đánh giá và cho điểm riêng, cộng tổng lại thành “Điểm ESG” (ESG Score). Điểm ESG là thước đo minh bạch cho thấy mức độ cam kết của tổ chức đối với hoạt động phát triển bền vững cũng như khả năng tạo ra những giá trị bền vững dài hạn. 

1. Tầm quan trọng và lợi ích mang lại khi thực hiện ESG Rating

Chỉ số xếp hạng ESG (ESG Rating) cao có thể giúp doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cải thiện uy tín thương hiệu. Một báo cáo của Boston Consulting Group vào năm 2020 cho thấy các công ty dẫn đầu về ESG không chỉ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn mà còn đạt được tăng trưởng doanh thubiên lợi nhuận cao hơn so với các công ty đối thủ.
  • Thu hút Nhà đầu tư: ESG rating giúp doanh nghiệp nhận được những cơ hội đầu tư từ việc làm tốt hoạt động quản trị vận hành cao, tạo ra lợi nhuận bền vững và dài hạn. BlackRock, quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, đã tuyên bố rằng họ sẽ ưu tiên đầu tư vào các công ty có điểm ESG cao, nhấn mạnh rằng đầu tư bền vững có thể mang lại lợi nhuận cao hơn trong dài hạn. Một nghiên cứu của MSCI vào năm 2019 cũng cho thấy các công ty có điểm ESG cao thường có mức độ rủi ro thấp hơn hiệu suất tài chính tốt hơn so với các công ty có điểm ESG thấp. Lý do là việc quản lý tốt các vấn đề liên quan môi trường (E), xã hội (S) và quản trị (G) có thể giúp giảm thiểu rủi ro về pháp lý, cũng như xây dựng mối quan hệ tích cực với khách hàng.
  • Gia tăng tín nhiệm với khách hàng: Khách hàng ngày càng ý thức về vấn đề bền vững và ưu tiên mua sắm từ các thương hiệu có trách nhiệm xã hội và môi trường. Điểm số ESG Rating cao có thể giúp xây dựng lòng tinsự trung thành của khách hàng. Khi khách hàng tin tưởng rằng một công ty đang làm việc vì lợi ích tốt nhất của môi trường, xã hội, và quản trị tốt, họ có nhiều khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài và tích cực với thương hiệu đó.
  • Duy trì mối quan hệ với đối tác trong chuỗi cung ứng: chỉ số ESG Rating cao đôi khi là một yêu cầu cơ bản để tham gia vào các dự án và cơ hội thị trường. Một số đối tác thậm chí coi điểm số ESG Ratingđiều kiện tiên quyết để ký hợp đồng. Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, ưu tiên hợp tác với những công ty đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn ESG nhất định. Hành động này giúp giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng của hãng, đồng thời, khuyến khích các đơn vị cung ứng cải thiện hiệu suất bền vững.
  • Tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra bởi Chính phủ và cơ quan quản lý: Chính phủ và cơ quan quản lý sử dụng ESG Rating như một công cụ để đánh giá và thúc đẩy việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững, giúp phát triển chính sách và quy định mới. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã phát triển Bản đồ đường bền vững cho tài chính (EU Sustainable Finance Action Plan), trong đó yêu cầu các công ty niêm yết phải tiết lộ thông tin ESG theo một khung tiêu chuẩn hóa. Mục tiêu là tăng cường minh bạch và giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định thông tin hơn dựa trên các tiêu chí bền vững.

Bài đọc nhiều nhất
Clean and Renewable Energy 22/01/2025

2. Tổng quan về các xếp hạng ESG phổ biến trên thế giới

Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp đánh giá xếp hạng ESG và những đơn vị này có sự khác biệt về tiêu chí đánh giá và tệp khách hàng. Theo phân tích từ McKinsey (2022) và các báo cáo tổng hợp số liệu từ các đơn vị đánh giá ESG rating, hiện nay có một số đơn vị cung cấp ESG Ratings phổ biến:
CDP

Là xếp hạng phổ biến để đánh giá các tiêu chí môi trường, được 590  nhà đầu tư sử dụng

Hơn 110 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản được đánh giá hàng năm và hơn 200 doanh nghiệp, với mức chi tiêu mua sắm hơn 5,5 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm, đã yêu cầu các đối tác của họ công bố dữ liệu môi trường tuân thủ theo xếp hạng CDP.

CDP

Là xếp hạng được sử dụng nhiều nhất dành cho các Tổ chức quản lý tài sản

Đánh giá xếp hạng hơn 13.000 công ty (bao gồm các công ty con) và hơn 650.000 chứng khoán vốn và chứng khoán thu nhập cố định trên toàn cầu. MSCI được 46/50 tổ chức quản lý tài sản hàng đầu sử dụng

Sustainalytics

Xếp hạng thứ 2 về đánh giá bền vững cho các tổ chức tài chính

Thuộc sở hữu của Morningstar, nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu. Sustainalytics đánh giá hàng nghìn công ty trên toàn thế giới, trải rộng trên nhiều ngành công nghiệp, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hiệu quả hoạt động bền vững của các công ty và rủi ro liên quan đến các yếu tố ESG

Refintiv

Xếp hạng có cơ sở dữ liệu ESG toàn diện nhất trong ngành công nghiệp

Xếp hạng có lịch sử từ năm 2002, hiện nay chiếm hơn 70% vốn hóa thị trường toàn cầu. Xếp hạng thu thập và phân tích dữ liệu từ hơn 9.000 công ty trên toàn cầu, bao gồm hơn 450 số liệu ESG khác nhau. Dữ liệu này bao gồm thông tin về lượng khí thải carbon, việc sử dụng nước, sự đổi mới, sự đa dạng của lực lượng lao động, v.v., cung cấp thông tin chuyên sâu về các hoạt động bền vững của các công ty.

S&P Global
Xếp hạng bền vững toàn cầu đầu tiên kể từ năm 1999.
S&P Global, thông qua bộ phận chỉ số của mình, cung cấp nhiều chỉ số tập trung vào ESG, bao gồm cả Chỉ số S&P 500 ESG. Đây là nguồn tập trung các giải pháp của S&P Global, kết hợp với dữ liệu môi trường của Trucost nhằm cung cấp những hiểu biết và công cụ toàn diện để đánh giá các rủi ro và cơ hội từ ESG cho doanh nghiệp

Ecovadis

Nền tảng đánh giá ESG toàn cầu tập trung vào Chuỗi cung ứng
Ecovadis là một trong những nền tảng đánh giá bền vững hàng đầu, với mục tiêu chính là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mọi quy mô có thể đo lường và hiểu được tác động môi trường và xã hội của hoạt động kinh doanh của mình.
Mỗi nhà cung cấp hoặc nền tảng đánh giá xếp hạng ESG sẽ có điểm mạnh riêng biệt, phù hợp với mục tiêu xếp hạng và so sánh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn đánh giá khác nhau về xếp hạng:
Nhà cung cấp Điểm mạnh của Xếp hạng ESG Điểm hạn chế
CDP
  • Được nhiều tổ chức, quốc gia chấp nhận rộng nhất và lượng dữ liệu công ty lớn nhất
  • Được các nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là dễ tiếp cận, lâu đời và sử dụng được cho nhiều lĩnh vực
  • Đa số dữ liệu tập chung vào các chỉ số liên quan đến yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu, nước, tài nguyên rừng
  • Dựa trên dữ liệu công bố tự nguyện, ít có sự xác thực từ bên thứ 3 độc lập
CDP
  • Dựa trên dữ liệu công bố tự nguyện, ít có sự xác thực từ bên thứ 3 độc lập
  • Được sử dụng bởi các nhà đầu tư lớn, BlackRock, Credit Suisse SM, Vanguard, v.v. với tổng tài sản trong danh mục quản lý là hơn 69 tỷ USD
  • Phạm vi bao phủ rộng và sử dụng thuật toán dựa trên AI, hỗ trợ các phân tích dữ liệu chuyên sâu
  • Cung cấp điểm chuẩn dành riêng cho ngành, cho phép so sánh giữa các doanh nghiệp
  • Nhấn mạnh tính trọng yếu về mặt tài chính, đưa ra xếp hạng phù hợp cho các nhà đầu tư.
  • Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, dẫn đến việc bỏ qua tác động tổng thể ESG đến tính bền vững do chỉ ưu tiên vào quản lý rủi ro
  • Sự phức tạp và phương pháp có thể hạn chế tính minh bạch cho các công ty và nhà đầu tư.
  • Dựa trên dữ liệu công bố tự nguyện, dữ liệu này có thể khác nhau về chất lượng và có thể dẫn đến sai sót.
  • Không có sự phân biệt giữa các ngành
Sustainalytics
  • Được BlackRock và Vanguard sử dụng với tổng tài sản trong danh mục quản lý là hơn $47 tỷ USD
  • Được các nhà đầu tư ưa chuộng vì độ phủ rộng và tính ứng dụng cao
  • Xem xét các yếu tố đặc thù của ngành và rủi ro khó lường
  • Mức độ phổ biến cao – “Nhà cung cấp xếp hạng ESG tốt nhất” của ESG Investing Vương quốc Anh vào năm 2022
  • Phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, dẫn đến việc bỏ qua tác động tổng thể ESG đến tính bền vững do chỉ ưu tiên vào quản lý rủi ro
  • Sự phức tạp của xếp hạng và phương pháp luận có thể là thách thức đối với một số nhà đầu tư và người đọc báo cáo
  • Dữ liệu sẵn có công khai không phải lúc nào cũng có thể nắm bắt được các thực tiễn hoặc rủi ro ESG mới nhất.
  • Phạm vi rộng có thể bỏ qua các công ty nhỏ hơn, sáng tạo có đóng góp đáng kể cho ESG.
  • Dựa trên dữ liệu công bố tự nguyện, dữ liệu này có thể khác nhau về chất lượng và có thể dẫn đến sai sót.
Refintiv
  • Chu kỳ xếp hạng: hàng tuần so với hàng năm
  • Cung cấp phạm vi bao phủ dữ liệu ESG rộng rãi, phân tích hơn 9.000 công ty trên toàn cầu.
  • Sử dụng nhiều chỉ số ESG, cung cấp góc nhìn toàn diện về các hoạt động bền vững
  • Sự minh bạch trong phương pháp luận giúp nâng cao độ tin cậy của xếp hạng đối với các nhà đầu tư
  • Lượng dữ liệu khổng lồ có thể khiến người dùng không quen với phân tích ESG phức tạp
  • Độ trễ tiềm ẩn trong quá trình tổng hợp dữ liệu mở rộng.
  • Việc nhấn mạnh vào dữ liệu định lượng có thể không nắm bắt được đầy đủ các khía cạnh định tính trong nỗ lực ESG của công ty.
  • Thường xuyên giải quyết lại các số liệu dẫn đến các số liệu không nhất quán theo thời gian
S&P Global
  • Được các nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là chất lượng cao
  • Tích hợp dữ liệu và phân tích mở rộng từ hệ sinh thái S&P Global, đảm bảo độ sâu rộng và độ chính xác.
  • Cung cấp nhiều giải pháp ESG, bao gồm các đối chuẩn và dịch vụ tư vấn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư
  • Quyền truy cập dữ liệu bị hạn chế
  • Sự phức tạp và đa dạng của các nguồn dữ liệu có thể dẫn đến quá trình sử dụng khó khăn
  • Giới hạn ở bảng câu hỏi tự báo cáo và chủ yếu dành cho công ty đại chúng
  • Xếp hạng tùy thuộc vào tính sẵn có và chất lượng của thông tin được tiết lộ, thông tin này có thể khác nhau đáng kể giữa các công ty
Ecovadis
  • Phạm vi toàn cầu
  • Tiêu chí đánh giá toàn diện
  • Sử dụng bảng câu hỏi chi tiết, đảm bảo đánh giá toàn diện các hoạt động ESG của công ty
  • Cho phép truy cập dữ liệu ở mức cơ bản
  • Tạo điều kiện tìm kiếm và hợp tác với các đối tác trong cùng chuỗi giá trị
  • Quy trình đánh giá và tự đánh giá có thể phức tạp, tốn thời gian của các công ty do cần có thông tin chi tiết.
  • Xếp hạng chủ yếu dựa trên dữ liệu tự báo cáo, dữ liệu này có thể không phải lúc nào cũng được xác minh độc lập
  • Độ trễ cập nhật thông tin do quy trình đánh giá dài
  • Các công ty nhỏ hơn hoặc những công ty ở các thị trường mới nổi có thể gặp khó khăn để đạt được điểm cao

3. Các bước thực hiện đánh giá ESG Rating cho doanh nghiệp

Quá trình đánh giá và cải thiện ESG Rating cho doanh nghiệp đòi hỏi một chiến lược bài bản và chi tiết, kết hợp giữa việc xác định mục tiêu, đánh giá hiện trạng, lập kế hoạch và triển khai, cũng như tận dụng tối đa vai trò của các công ty tư vấn.
  • Xác định mục tiêu: Việc xác định mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất, đặt nền móng cho toàn bộ quá trình đánh giá và cải thiện ESG Rating, đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về cơ sở lý thuyết ESG, bao gồm các khái niệm như phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), và quản trị doanh nghiệp. Mục tiêu phải rõ ràng, đo lường được và phản ánh đúng khả năng cũng như tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ví dụ, IKEA, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về phát triển bền vững, đã cam kết giảm 80% lượng khí thải từ hoạt động sản xuấtvận chuyển của mình trước năm 2030. Để đạt được điều này, IKEA đã đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu lãng phí.
  • Đánh giá hiện trạng ESG là quá trình thu thập phân tích dữ liệu về hiệu suất môi trường, xã hội và quản trị của doanh nghiệp. Phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) và PESTEL (Political, Economic, Social, Technological, Environmental, Legal) là một trong những công cụ quan trọng trong bước này, giúp doanh nghiệp nhận diện được không chỉ điểm mạnh và điểm yếu hiện tại mà còn cả các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Tại Việt Nam, FPT Corporation đã thực hiện bước này thông qua việc đánh giá chi tiết hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hoạt động công nghệ thông tin và viễn thông của mình, nhận diện được cơ hội lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.

Tập đoàn FPT - 1 trong những tập đoàn tiên phong thực hành ESG tại Việt nam

  • Lập kế hoạch chi tiết: Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp cần lập ra kế hoạch chi tiết, bao gồm việc chọn lựa tổ chức đánh giá, xây dựng chiến lược và biện pháp cải thiện, xác định các nguồn lực cần thiết và lên lịch trình triển khai các sáng kiến. Kế hoạch này nên dựa trên các lý thuyết quản lý dự án và quản lý thay đổi, nhằm đảm bảo sự cam kết từ lãnh đạo đến nhân viên. Google, với mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo cho tất cả hoạt động kinh doanh của mình, đã triển khai nhiều dự án năng lượng mặt trời và gió trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Vingroup đã công bố kế hoạch cải thiện hiệu suất năng lượng trong toàn bộ hệ thống bất động sản của mình, bao gồm cả việc áp dụng công nghệ quản lý tòa nhà thông minh để giảm tiêu thụ năng lượng.
Cuối cùng, vai trò của công ty tư vấn trong quá trình này là vô cùng quan trọng. Công ty tư vấn ESG cung cấp kiến thức chuyên môn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định, đánh giátriển khai các sáng kiến ESG. Sự hợp tác này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình, áp dụng các phương pháp tiên tiến và đảm bảo tính khách quan trong đánh giá.
Doanh nghiệp có thể hệ thống hóa quá trình đánh giá và cải thiện ESG Rating của mình, từ đó không chỉ nâng cao vị thế trên thị trường mà còn góp phần vào việc xây dựng một tương lai bền vững cho cộng đồng và xã hội. Việc áp dụng một cách chuyên nghiệp và bài bản các tiêu chí ESG sẽ mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư, cải thiện quản trị và tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, đồng thời đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững chung.
ESG rating giúp tăng cường uy tínhình ảnh thương hiệu trong một môi trường kinh doanh ngày càng đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm xã hội. Chỉ số ESG Rating ở mức cao không chỉ phản ánh mức độ tuân thủ với các chuẩn mực về môi trường, xã hội, và quản trị, mà còn là bằng chứng cho thấy doanh nghiệp đang đối mặt và giải quyết các thách thức to lớn của thế giới. Việc này không những giúp doanh nghiệp tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững mà còn mở rộng cơ hội trên thị trường toàn cầu, nơi ngày càng có nhiều yêu cầu về tiêu chuẩn bền vững từ phía khách hàng và đối tác và nhà đầu tư.
Reference:
  1. MSCI. n.a. ESG rating
  2. Sustainalytics. n.a. Company ESG risk rating
  3. S&P Global. n.a. ESG Scores
  4. CDP. n.a. CDP Scores
  5. Ecovadis. n.a. Sustainability Rating
  6. Refinitiv. n.a. Refinitiv ESG Scores
Nghiên cứu nổi bật
01. Ứng dụng AR/VR và không gian 3D tăng trải nghiệm khách hàng khi mua Bất động sản 02. Ngành hàng không trước làn sóng chuyển đổi số 03. Tìm hiểu về hệ thống MES trong sản xuất và cách ứng dụng hiệu quả 04. Quản lý kho hàng FMCG thông minh với RFID trong thời đại mới
Mr. Nguyễn Tuấn Anh
Giám đốc tư vấn khối Chuyển đổi xanh, ESG và Phát triển bền vững tại FPT Digital.
15 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược, chuyển đổi số, tài chính, kiểm soát rủi ro cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực Nông nghiệp, Dược phẩm, Sản xuất, Bán lẻ, Chế biến v.v. Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực chuyển đổi bền vững theo các tiêu chí ESG, giảm phát thải và kiểm kê khí nhà kính. Thạc sĩ ngành QTKD chuyên ngành Tài chính và sở hữu các chứng chỉ chuyên môn VACPA, ACCA.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận