Chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng
Chuyển đổi số trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng: Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp
Internet of Thing

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng: Giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số hiện nay đã trở thành chương trình mang tính quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước và trở thành chiến lược thiết yếu cần phải được thực hiện và triển khai tại mọi doanh nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức. Không nằm ngoài xu thế này, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng cũng đã và đang sẵn sàng bước vào quá trình chuyển đổi số.

1. Chuyển đổi số trong sản xuất hàng tiêu dùng là gì?

Hàng tiêu dùng là các sản phẩm được sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của hàng tiêu dùng không được sử dụng cho các mục đích khác hoặc là nguyên liệu cho các sản phẩm khác. Giá trị thị trường hàng hoá tiêu dùng ngày càng tăng, ví dụ giá trị mặt hàng sữa tắm toàn cầu sẽ lên đến 25,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024 (1). Số lượng và chủng loại hàng hoá tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng với nhu cầu đa dạng của con người, nhằm đáp ứng và phục vụ cho cuộc sống.

Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau với quy trình đa dạng nhưng cùng có chung một số đặc điểm như: vốn đầu tư đầu vào ít, số lượng nguyên vật liệu ít hơn nhóm ngành công nghiệp khác, quy trình sản xuất không quá phức tạp, thời gian sản xuất ngắn và nhanh chóng hoàn vốn. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nổi bật nhất bao gồm các nhóm: dệt may, da giày, sản xuất giấy in và văn phòng phẩm.

Là một ngành sản xuất đặc thù, chuyển đổi số trong ngành hàng sản xuất tiêu dùng không chỉ tập trung hoàn toàn vào quy trình vận hành sản xuất giống các ngành sản xuất khác nói chung mà còn cần hướng sự tập trung của mình vào mối quan hệ với khách hàng để cân bằng mối quan hệ giữa sản xuất và người tiêu dùng, cụ thể như các hoạt động như bày bán sắp xếp sản phẩm, các chương trình khuyến mãi và chiến dịch marketing (2)

 2. Vì sao ngành sản xuất hàng tiêu dùng cần chuyển đổi số

Chuyển đổi số ngành sản xuất hàng tiêu dùng đang trên đà phát triển, với mục tiêu giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu nhờ vào việc mang lại những trải nghiệm tối ưu nhất cho người dùng.

2.1. Chuyển đổi số mang đến sự tiện lợi cho khách hàng dựa trên nhu cầu được cá nhân hoá

Người dùng, đặc biệt nhóm người trẻ tuổi ngày càng có xu hướng thích trải nghiệm mua sắm online, sử dụng các thiết bị điện tử và các ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Điều này mang lại một phần lợi ích giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu thập dữ liệu người dùng, phân tích và đưa ra các dự báo ngày càng chính xác hơn về những mong đợi và nhu cầu của khách hàng. Nhưng cũng vì thế nhu cầu của khách hàng ngày một tăng cao.

Thay vì việc phải tự tìm kiếm, thực hiện các bước mua sắm kể cả một thao tác như hiện tại, người tiêu dùng còn mong đợi vào việc các danh mục mua sắm hàng hoá của mình sẽ được tự động thực thi theo kỳ hạn với đúng nhu cầu mong muốn. Cách thức bán hàng này phù hợp với các nhóm hàng sản phẩm về thực phẩm chức năng, sữa, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ sơ sinh hay thú cưng. Theo Jabil, dự kiến đến năm 2024, 14,5 tỷ kiện hàng tiêu dùng sẽ có được chức năng điện tử này.

Tự động thực thi các danh mục mua sắm hàng hoá theo kì hạn
Hình 1: Tự động thực thi các danh mục mua sắm hàng hoá theo kì hạn

2.2. Kết nối sản phẩm trong quá trình sử dụng

Việc tương tác với người dùng không chỉ dừng lại ở quá trình mua sắm hàng hoá mà còn tiếp sau đó. Khi người dùng mở gói hàng ra để sử dụng, những thông điệp đính kèm bên trong gói hàng sẽ là những dấu ấn đáng nhớ. Đặc biệt hơn khi những thông điệp này giúp thu thập lại các phản hồi của khách hàng bằng một phương thức kỹ thuật số, giúp cho quá trình phát triển sản phẩm sau đó được thực hiện dễ dàng hơn.

Hoặc với ví dụ khác, khi áp dụng công nghệ IoT/Cloud, dữ liệu sử dụng được thiết bị thu thập trên cloud có thể giúp các nhà sản xuất/phát hành biết được tình trạng sử dụng các sản phẩm của mình, nhằm đưa ra các gợi ý cho người dùng về việc bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị định kỳ, cũng như làm mới các sản phẩm.

Theo khảo sát được thực hiện bởi FPT Digital, 70% số người được hỏi không ngại việc dữ liệu của mình được các công ty/nhãn hàng đáng tin cậy thu thập và sử dụng nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tốt hơn về sau. Con số này chứng tỏ người dùng sẵn sàng chia sẻ thông tin với những kỳ vọng cao hơn trong tương lai.

 2.3. Mục tiêu phát triển bền vững

Việc quản lý bao bì kết nối có thể giúp cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất thuận tiện và tiết kiệm được lượng nhựa thải ra môi trường. Các sản phẩm sử dụng chai lọ có độ bền cao, có thể tái sử dụng và được tích hợp thêm các thiết bị giúp thông báo thời gian cần làm đầy ngoài việc giúp cho việc đưa ra dự báo giao hàng kịp thời đúng lúc còn làm giảm việc phải mua các chai lọ mới.

Việc giao nhận hàng hoá có thể được cải tiến không ngừng bằng các vật liệu thân thiện với môi trường, thiết kế tối giản, góp phần làm giảm chi phí đóng gói sản xuất cũng như chi phí hàng hoá. Xu hướng này khi được nhân rộng sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn không chỉ đối với tính bền vững nói chung mà còn mang lại nguồn lợi với cả các doanh nghiệp sản xuất cũng như tới người tiêu dùng.

Sử dụng các vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường
Hình 2: Sử dụng các vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường

3. Khó khăn doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gặp phải khi chuyển đổi số

Quá trình chuyển đổi số diễn ra mau lẹ sẽ dẫn đến các vấn đề về khả năng thích ứng đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng, với một số khó khăn thách thức cụ thể như sau:

3.1. Khó khăn trong việc xây dựng văn hoá đổi mới

Chuyển đổi số doanh nghiệp là chiến lược được quyết định bởi các cấp lãnh đạo và thường được quan tâm nhiều hơn bởi các cán bộ quản lý cấp cao. Dó đó việc phổ biến thông tin và truyền đạt được văn hoá đổi mới trong toàn doanh nghiệp là một vấn đề nhức nhối với rất nhiều doanh nghiệp.

Chuyển đổi số phải gắn liền với chuyển đổi con người, trong đó xây dựng khả năng thích ứng với sự đổi mới là một trong những công việc cần làm để giúp cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp vượt qua trở ngại chống lại sự thay đổi. Từ đó, nhân viên công ty có thể tiếp nhận và điều chỉnh hài hoà cân bằng giữa hệ thống cũ và việc áp dụng các sáng kiến mới, tránh gây cản trở tiến trình thực hiện.

 3.2. Thiếu nguồn nhân lực công nghệ

Các doanh nghiệp với mô hình sản xuất truyền thống cũ ít cần đến nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Điều này dẫn đến khó khăn lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, đặc biệt trong các khâu hoạch định, thực thi chiến lược ứng dụng công nghệ. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng khắc phục bằng việc bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ, với những nhân sự có khả năng xây dựng và dẫn dắt đội ngũ để có được phòng ban công nghệ thông tin đảm bảo chất lượng sẵn sàng cho việc thực hiện tiến trình.

3.3. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn đầu tư vào công nghệ theo từng giai đoạn

Việc phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp là một trong những thách thức lớn nhất và mang tính quyết định cho việc có hay không thực hiện chuyển đổi số doanh nghiệp. Sử dụng nguồn vốn với tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý sẽ là một bài toán đau đầu với các doanh nghiệp lần đầu tiên bước vào quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, việc đầu tư một số tiền không nhỏ vào các hoạt động mua sắm phần mềm, máy chủ, nguồn lưu dữ liệu sẽ khiến cho doanh nghiệp có thể gặp vấn đề hoang mang trong giai đoạn đầu tiên khi bắt tay vào thực hiện. Tuy vậy, việc đầu tư vào chuyển đổi số thường mang theo tầm nhìn dài hạn, với những lợi ích lâu dài về mặt tương lai mà doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ càng để thực hiện.

Bài đọc nhiều nhất
Internet of Thing 22/01/2025

 4. Giải pháp giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

Công cuộc chuyển đổi số là một quá trình diễn ra liên tục, trong đó các doanh nghiệp cần phải có lộ trình rõ ràng theo từng giai đoạn, với tầm nhìn trung và dài hạn. Đặc biệt hơn, đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, việc thiết lập mối quan hệ mật thiết và gắn bó với khách hàng là mục tiêu hàng đầu và vô cùng quan trọng. Để thực hiện được việc này,

FPT Digital với phương pháp luận Digital Kaizen TM, giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình chuyển đổi số nhằm đảm bảo cân bằng các yếu tố: xây dựng quy trình sản xuất vận hành xuất sắc, thiết kế trải nghiệm gắn kết liền mạch với khách hàng, và tạo dựng các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng vạch ra được chiến lược chuyển đổi số của mình và tiến tới thực thi thành công.

 

 

Nguồn
1. Statista. 2020. Bath and shower products market in the U.S.
2. World Economic Forum. Consumer industries: keeping up with ‘digital consumers’ to unlock $10 trillion for industry and society

Nghiên cứu nổi bật
01. Nhà máy thông minh – Chìa khóa cho ngành công nghiệp 4.0 02. Doanh nghiệp Wealth Management cần làm gì để vươn lên trong thời đại số? 03. Các xu hướng trải nghiệm khách hàng mới trong năm 2022 04. Mở khóa tiềm năng khai thác vòng đời sản phẩm bất động sản
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận