Kiểm định chất lượng thủy sản bằng công nghệ ánh sáng quang phổ - FPT Digital
Kiểm định chất lượng thủy sản bằng công nghệ ánh sáng quang phổ
Spectral Technology

Kiểm định chất lượng thủy sản bằng công nghệ ánh sáng quang phổ

Chất lượng đầu vào/đầu ra đòi hỏi cách thức kiểm soát chính xác và chặt chẽ trong ngành nuôi trồng thủy sản. Phương pháp nào để kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách chính xác, nhanh chóng và giảm thiểu tác động lên thực phẩm?

Kiểm soát chất lượng đầu vào/đầu ra từ lâu đã là vấn đề nhức nhối trong ngành nuôi trồng thủy sản. Đa phần các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều sử dụng công nhân để kiểm định chất lượng sản phẩm một cách thủ công.

Các công nhân dùng mắt để kiểm tra màu sắc, dùng tay để thử độ đàn hồi và ngửi thử mùi của sản phẩm, từ đó phân loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất/chế biến. Tuy nhiên, hình thức này không đem lại độ chính xác cao, cũng như không khả dụng trong trường hợp cần kiểm tra hàm lượng chất trong sản phẩm, đồng thời tốn kém nhiều thời gian và chi phí cho lao động.

Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng ánh sáng quang phổ cho việc phân loại và kiểm soát chất lượng thực phẩm, đặc biệt đối với những loại thực phẩm tươi sống như tôm, cá…Công nghệ này đang dần trở nên phổ biến và được biết đến với tên gọi NIRS (Near Infrared Reflectance Spectroscopy  – Quang phổ hấp thụ cận hồng ngoại).

Nguyên tắc hoạt động của NIRS trong kiểm định chất lượng thủy sản

Công nghệ NIRS sử dụng quang phổ để ghi lại ánh sáng phản xạ từ các mẫu vật, từ đó cho phép khai thác được những thông tin mà con người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường như thành phần hóa học của mẫu vật đó.

Qua lăng kính quang phổ, các nhà khoa học ghi chép lại sự thay đổi của ánh sáng phản xạ từ nhiều mẫu vật trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, họ quan sát và so sánh tốc độ cũng như sự khác nhau trong màu sắc của tán xạ để xác định hàm lượng chất trong mẫu vật, Dựa trên những số liệu đã đo lường được trên từng loại mẫu vật, những nguyên tắc tán xạ cho các loại chất được lưu trữ lại.

Hiện nay, NIRS đang được nghiên cứu kết hợp với mạng thần kinh nhân tạo (Artificial Neural Networks) nhằm tạo lập một hệ thống hoàn chỉnh giúp kiểm tra và “đọc” thành phần của mẫu vật trong cùng một lúc.

Lợi ích của NIRS trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm

Lợi ích của NIRS trong kiểm định chất lượng thuỷ sản
Hình 1: Những lợi ích của NIRS trong kiểm soát chất lượng thực phẩm

NIRS đem lại nhiều lợi ích trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm thuỷ sản bao gồm phân tích tại thời gian thực, quy trình hoàn toàn tự động không yêu cầu tiếp xúc trực tiếp và mang lại độ chính xác cao.

Ứng dụng của NIRS trong ngành thủy sản hiện nay

Những chỉ tiêu cơ bản giúp phân biệt sản phẩm thủy sản đạt chất lượng hoặc không đã được các nhà khoa học nghiên cứu trên một vài loại thủy sản bao gồm: hàm lượng nước, lượng carbon, lượng nitrogen, lượng phốt pho, lượng chất đạm/chất béo, lượng thuốc bảo quản…

 

Hiện nay, NIRS đã được nghiên cứu và sử dụng thành công trong việc kiểm định chất lượng cá hồi, cá tuyết, cá bơn, cá vược…Đối với các sản phẩm thủy hải sản nuôi trồng hay tự nhiên. NIRS đều đem lại độ chính xác cao. Công nghệ này được cho là sẽ đặt nền móng cho việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tự động trong tương lai.

 

 

Nguồn tham khảo 
(*) Menesatti, P., Costa, C., & Aguzzi, J. 2010. Quality evaluation of fish by hyperspectral imaging.

Nghiên cứu nổi bật
01. Hợp kênh tối ưu trải nghiệm khách hàng trong Ngân hàng thời đại số 02. 3 cách thức áp dụng công nghệ blockchain giúp định hình tương lai ngành sản xuất  03. Chuyển đổi số trong nông nghiệp là gì? Đâu là giải pháp hiệu quả? 04. Công trình xanh & 03 tiêu chuẩn phổ biến trong thiết kế xây dựng công trình xanh
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận