Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với công nghệ AR trong ngành hàng Lifestyle - FPT Digital
Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với công nghệ AR trong ngành hàng Lifestyle
Immersive Technology

Nâng tầm trải nghiệm khách hàng với công nghệ AR trong ngành hàng Lifestyle

Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ khi người tiêu dùng có xu hướng mua hàng trực tuyến gia tăng. Mua hàng trực tuyến đem tới sự tiện lợi, tuy nhiên, làm giảm đi sự tương tác giữa người tiêu dùng và mặt hàng sản phẩm. Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR) giúp thu hẹp khoảng cách này giữa người dùng và sản phẩm. Nhằm mang tới những trải nghiệm mua hàng vượt trội, công nghệ AR đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai trong nhiều lĩnh vực, ngành hàng Lifestyle cũng không phải ngoại lệ.

Xu hướng mua sắm trực tuyến – Nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã giúp mua sắm trực tuyến trở thành hoạt động trực tuyến phổ biến nhất trên toàn thế giới. Theo các nghiên cứu, doanh số tăng trưởng hàng năm của các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến tăng khoảng 18% mỗi năm (1). Mức độ tăng trưởng ấn tượng này nhờ vào rất nhiều ưu điểm mà hình thức mua sắm trực tuyến mang lại cho người tiêu dùng: sản phẩm đa dạng, không giới hạn địa lý, không mất thời gian đi lại… Có thể nói, phát triển bán hàng trên nền tảng trực tuyến là mỏ vàng đối với những nhà bán lẻ nói chung và cho các mặt hàng thuộc ngành hàng Lifestyle nói riêng. Chính vì vậy, nâng tầm trải nghiệm khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra dấu ấn, lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, xu hướng mua sắm trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro làm chùn chân nhiều người tiêu dùng do lo ngại khả năng sản phẩm thực tế nhận được không giống với hình ảnh đã được mô tả qua mạng. Đặc biệt là các sản phẩm thuộc ngành hàng Lifestyle, vì đặc thù sản phẩm cần thể hiện được phong cách cá nhân riêng của người tiêu dùng. Lượng khách hàng của ngành hàng Lifestyle chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách hàng bán lẻ, vì vậy, quản lý rủi ro khi mua sắm qua mạng là một trong những giải pháp có thể giúp việc mua sắm trực tuyến trong ngành hàng Lifestyle nói chung, và ngành bán lẻ nói riêng bước lên một nấc thang mới. Đây là bài toán được đặt ra cho các nhà bán lẻ, đồng thời, đem lại cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp nào giải được bài toán này.

Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong ngành hàng Lifestyle

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, công nghệ thực tế tăng cường (AR – Augmented Reality) đã và đang được ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như nội thất, du lịch, giải trí… mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng. Mặc dù thị trường thực tế tăng cường có sự suy giảm nhẹ từ 50 tỷ USD năm 2019 xuống 48,96 tỷ USD năm 2020 do tác động của sự bùng phát dịch Covid-19, thị trường sau đó dự kiến sẽ phục hồi và tăng trưởng, đạt 148,72 tỷ USD vào năm 2023 với CAGR là 44,8% (2).

Đối với lĩnh vực mua sắm hiện đại, công nghệ này sẽ là một trong các giải pháp giúp kéo gần khoảng cách giữa hàng hóa trên mạng và hàng hóa thực tế, mang lại sự hiện diện hữu hình cho mua sắm trực tuyến. Công nghệ này giúp mô phỏng một vật thể ảo, cho phép con người có thể tương tác dạng chạm, mô phỏng việc ướm thử sản phẩm lên người hay đặt vật thể trong môi trường thật, giữa không gian thật với tính trực quan cao. Nhờ vậy người tiêu dùng có thể tự tin hơn và cảm thấy thoải mái hơn với các quyết định mua hàng qua mạng. Trong ngành Lifestyle, công nghệ AR đang được áp dụng khá phổ biến. Một số ứng dụng AR nổi bật không thể không đề cập đến như trong lĩnh vực thời trang hay nội thất.

Ứng dụng trong lĩnh vực thời trang

Ứng dụng AR trong lĩnh vực thời trang (AR Fashion) cho phép những người yêu thích phong cách cá nhân có thể thỏa sức mua sắm theo một cách thức hoàn toàn mới. Giờ đây, chỉ cần ngồi tại nhà và kết nối với ứng dụng điện thoại, người tiêu dùng hoàn toàn có thể dùng thử ảo, kiểm tra chi tiết sản phẩm, cũng như có được hình ảnh chân thực nhất về mặt hàng lựa chọn. Các bộ sưu tập trang phục khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới, phụ kiện kết hợp luôn sẵn sàng để thay đổi, có thể dễ dàng phối hợp để tạo ra một phong cách riêng.

Với cách thức này, người tiêu dùng khi mua hàng tại cửa hàng sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển, tìm kiếm, thay đổi trang phục như khi mua sắm theo cách thức truyền thống. Cùng với đó, người dùng mua hàng trực tuyến sẽ tiết kiệm được chi phí đi lại nhưng vẫn lựa chọn được trang phục hợp ý, khắc phục được vấn đề rủi ro khi nhận hàng không đúng mẫu, không phù hợp hay sai kích thước. Các nhà cung cấp cũng được hưởng lợi ích đáng kể từ tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng cũng như hạn chế lượng hàng hóa bị trả lại.

Điều này có được nhờ AR Fashion tạo ra không gian ảo mô phỏng phòng thử đồ thực tế hoặc các gương thông minh, mô phỏng hình ảnh người sử dụng với trang phục được chọn. Nhờ vậy, người tiêu dùng có cảm giác thật và rõ ràng về cách thức và sự phù hợp của trang phục với bản thân khi sử dụng trong thực tế.

AR, trair nghiệm khách hàng

Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất

Nội thất vốn là yếu tố quyết định thể hiện dấu ấn, phong cách cá nhân của chủ nhà, vì vậy mỗi chủ nhà đều rất quan tâm, chú trọng tới lựa chọn nội thất phù hợp với phong cách cá nhân cùng vị trí không gian.

Công nghệ thực tế tăng cường là một giải pháp tuyệt vời dành cho khách hàng khi lựa chọn nội thất cho không gian sống của mình, ngay cả khi không gian đó chưa được xây dựng hoàn thiện. Công nghệ này mang lại cho người sử dụng cảm nhận chân thật và trực quan nhất về không gian gia đình sẽ như thế nào sau khi được hoàn thiện xây dựng và lắp đặt. Khách hàng có thể tự mình thay đổi lựa chọn, kết hợp linh hoạt các mẫu, loại hình nội thất khác nhau cho ngôi nhà, đây là một trải nghiệm mà các bản vẽ kỹ thuật hiện nay chưa thể cung cấp được. Nhờ vậy, gia chủ hoàn toàn có thể xây dựng một ngôi nhà phù hợp tối ưu với phong cách bản thân mà vẫn tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí trong quá trình chọn lựa.

Bài đọc nhiều nhất
Immersive Technology 22/01/2025
 

Trên thế giới, có thể kể đến nhà cung cấp nội thất nổi tiếng Ikea là một ví dụ trong việc nắm bắt và ứng dụng AR nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, từ đó, tăng doanh số bán hàng. Các khách hàng của Ikea sử dụng Ikea Place, một ứng dụng thông minh trên điện thoại nhằm xem trước hình ảnh 3D của hàng nghìn mẫu nội thất trước khi gửi đơn đặt hàng. Cách thức này đem lại các phản hồi rất tốt. Ikea Place được kỳ vọng sẽ tạo ra những dấu mốc doanh thu ấn tượng cho Ikea trong tương lai gần (3).

Công nghệ thực tế tăng cường – AR đã và đang phát triển, đem lại nhiều trải nghiệm mới mẻ cho các tín đồ mua sắm trực tuyến nói chung cũng như các tín đồ ngành Lifestyle, đồng thời, công nghệ này cũng mang tới một tương lai sáng lạn hơn cho các nhà kinh doanh. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ trong kỷ nguyên số, hoàn toàn có thể mong đợi thêm những đột phá mới trong trải nghiệm mua sắm cho cho các ngành hàng trong tương lai.

Ứng dụng trong ngành hàng trang sức

Mặt hàng trang sức không chỉ có giá trị cao mà khi sử dụng còn được kết hợp với thời trang phù hợp. Vì vậy để giúp khách hàng có thể dễ dàng thử sản phẩm với nhiều phong cách khác nhau, dễ dàng lựa chọn được món trang sức ưng ý thì các công nghệ như AI/AR đã được kết hợp ững dụng trong các shop và các nền tảng bán hàng trực tuyến.

Cuối 2021, một nhãn hàng trang sức nổi tiếng tại Việt Nam đã khai trương mô hình smart shop, trong đó ứng dụng AI robot để giao tiếp và tư vấn, E-catalogue giúp dễ dàng tìm kiếm sản phẩm và có thể thử món đồ yêu thích với ứng dụng Wonder Touch bằng AR/AI. Công nghệ độc đáo này cũng vừa mới được một số thương hiệu lớn trên thế giới bắt đầu áp dụng, tuy nhiên nhãn hàng đã có cải tiến và tích hợp tối đa để mang đến trải nghiệm chân thật và thú vị nhất cho khách hàng. Thiết bị sẽ nhận diện và lồng ghép sản phẩm lên cổ, tay hoặc tai, như bạn đang đeo sản phẩm đó.

 

 

Nguồn tham khảo
(1) Statista. 2019. Retail e-commerce sales worldwide from 2014 to 2023.
(2) ReportLinker. 2020. Augmented Reality Services Global Market Report 2020-30: Covid 19 Growth and Change.
(3) Digiday. 2017. How Ikea is using augmented reality.

Nghiên cứu nổi bật
01. Lan tỏa xu hướng Chuyển đổi xanh đến ngành sản xuất bao bì 02. Tại sao chuyển đổi Agile chưa thành công như kỳ vọng trong ngành ngân hàng Việt Nam? 03. Xu hướng chuyển đổi xanh trong ngành dược phẩm 04. Sức mạnh của quản trị dữ liệu trong quản lý hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận