Giảm chi phí, tăng cạnh tranh, năng lượng xanh trở nên hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp sản xuất
Tin tức

Giảm chi phí, tăng cạnh tranh, năng lượng xanh trở nên hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp sản xuất

Chuyển dịch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo là cách Chính phủ Việt Nam hiện thực hóa cam kết Net Zero vào năm 2050 tại COP26. Với tư cách là đơn vị tiêu thụ năng lượng chính ở Việt Nam, các khu công nghiệp và nhà máy sản xuất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá. Nhu cầu năng lượng gia tăng kéo theo lượng phát thải khí nhà kính tăng lên đáng kể.

Mặc dù sản lượng tiêu thụ năng lượng cao nhưng giá trị kinh tế mang lại trên mỗi đơn vị điện năng lại chưa thực sự hiệu quả. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho thấy 1 kWh điện ở Việt Nam chỉ tạo ra giá trị 1,07 USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Các báo cáo của Bộ Công Thương chỉ ra, ở những ngành công nghiệp như xi măng hoặc sắt thép, chi phí năng lượng chiếm tới 50-55% giá trị thành phẩm. Việc sử dụng năng lượng thiếu hiệu quả dẫn tới chi phí sản xuất còn cao, tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế thấp.

Chuyển đổi năng lượng xanh là một yêu cầu bắt buộc nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, khắc phục biến đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch cho doanh nghiệp sản xuất. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, trong đó đặt mục tiêu giảm 43,5% lượng phát thải khí nhà kính, cũng như xác định tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 70% trong kế hoạch phát triển năng lượng vào năm 2050.

Năng lượng xanh (green energy) là nguồn năng lượng được tạo nên từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Năng lượng xanh (green energy) là nguồn năng lượng được tạo nên từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không thải ra hoặc thải ra ít khí nhà kính hơn nhiều so với các nguồn năng lượng từ hóa thạch như than, dầu mỏ và khí đốt. Thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm đã quan tâm đầu tư thay thế thiết bị, công nghệ để giảm trực tiếp nguồn năng lượng đầu vào cho sản xuất và phát huy nguồn năng lượng tái tạo tại chỗ.

Năm 2022, Vinamilk lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho toàn bộ hệ thống nhà máy và trụ sở văn phòng chính. Song song với đó, doanh nghiệp cũng đẩy mạnh các dạng năng lượng xanh khác trong hoạt động sản xuất tại nhà máy như khí CNG, biomass để thay thế cho năng lượng hóa thạch như dầu FO, DO. Hiện tỷ lệ năng lượng xanh, sạch chiếm hơn 92% năng lượng tiêu thụ tại nhà máy. Theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính, lượng phát thải năm 2023 của Vinamilk giảm 30% so với năm 2022. Các nỗ lực “xanh hóa” giúp nhà máy đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như chứng nhận năng lượng ISO 50001, chứng nhận môi trường ISO 14001 và nay là chứng nhận về trung hòa Carbon PAS 2060:2014.

Việc tự sản xuất năng lượng xanh như điện mặt trời, điện gió, hoặc năng lượng sinh học có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm chi phí vận hành dài hạn và giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng truyền thống. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn và kiến thức kỹ thuật phức tạp.

Bên cạnh việc đầu tư hệ thống sản xuất năng lượng xanh, doanh nghiệp Việt Nam còn có thể mua lại năng lượng từ các bên cung ứng như Singapore Power, tùy theo nhu cầu, mục tiêu kinh doanh, và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Lựa chọn này bên cạnh việc linh hoạt và nhanh chóng hơn, còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực đầu tư.

Sự kiện “Định hướng chuyển dịch năng lượng bền vững và thực tiễn triển khai cho doanh nghiệp sản xuất” sẽ diễn ra vào ngày 15/05/2024

Các giải pháp năng lượng xanh cũng như phương thức ứng dụng trong thực tế sẽ được chia sẻ tại sự kiện DxHub chủ đề “Định hướng chuyển dịch năng lượng bền vững và thực tiễn triển khai cho doanh nghiệp sản xuất”. Sự kiện mang đến góc nhìn thực tiễn và kinh nghiệm chuyển dịch năng lượng bền vững trên khắp thế giới cũng như cách tiếp cận chuyển đổi năng lượng phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất Việt Nam.

Sự kiện diễn ra vào Thứ Tư, ngày 15/5/2024 vào lúc 13:30 – 16:30. tại Tầng 8, FPT Tower, 10 Phạm Văn Bạch, Hà Nội với sự tham gia của ông Lê Vũ Minh, Giám đốc Tư vấn FPT Digital; ông Stuart Livesey – Đồng chủ tịch Tiểu ban Tăng trưởng xanh, EuroCham Việt Nam và ông Trần Quốc Hải, Giám đốc Giải pháp năng lượng bền vững, SP Group Vietnam.

Độc giả quan tâm mời đăng ký tại: https://digital.fpt.com/dxhub
Mọi chi tiết chương trình liên hệ: [email protected] | SĐT: +84 904689597

DxHub™ là chuỗi sự kiện được tổ chức bởi FPT Digital nhằm xây dựng cộng đồng, kết nối chuyên gia và doanh nghiệp trong đa dạng lĩnh vực, ngành nghề. Chương trình là nơi cập nhật, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, góc nhìn chuyên gia và kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

Tin tức khác
01. Dịch vụ Khảo sát hiện trạng và Đánh giá Mức độ trưởng thành số của FPT Digital nhận Giải thưởng Sao Khuê 2023 02. Công nghệ – nền tảng lõi cho sản xuất tinh gọn 03. Lãnh đạo thế hệ mới cần nhận ra sự tất yếu phải thay đổi để có thể tồn tại 04. Chính thức khởi động dự án “Đánh giá mức độ chuyển đổi số tại Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa”
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận