Các khách mời đã điểm qua hành trình chuyển đổi số tại một số doanh nghiệp Nhật Bản ở chính Nhật Bản, hoặc ở Việt Nam đang thực hiện như thế nào, có gì khác biệt giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số, những thuận lợi, khó khăn, thách thức và kinh nghiệm để vượt qua.
Chuyển đổi số đã mang lại hiệu quả cao cho các tổ chức vận hành, đặc biệt là giúp vượt qua những rào cản về quá trình vận hành liên tục. Theo Reuter, Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp cũng đã định vị chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định chiến lược phát triển của mình.
Chuyên gia Nguyễn Hữu Long cho rằng người Nhật vốn tập trung vào đảm bảo chất lượng, họ rất thận trọng trong việc lên kế hoạch. Khi đã lên kế hoạch, họ không chỉ lên kế hoạch trong vòng 1 năm, 2 năm, 3 năm mà hướng tới tầm nhìn trong vòng 5 năm hay 10 năm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số phải làm rất nhanh, bởi vì sau 5 năm, 10 năm thị trường đã hoàn toàn thay đổi, và chiến lược trước đó 5 năm, 10 năm cũng không còn nhiều ý nghĩa trong một thời gian dài như thế nữa.
Với ảnh hưởng của đại dịch, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu có sự chuyển mình và đặc biệt là tăng tốc trong quá trình chuyển đổi số. Có 3 cách mà doanh nghiệp Nhật Bản đang thực hiện, đó là: đầu tư rất lớn vào mô hình hóa; sử dụng những đầu tư nhỏ hơn bằng cách liên doanh với các đơn vị chuyển đổi số; và cuối cùng là sử dụng các công ty tư vấn trong việc xây dựng những mô hình để có được sự liên kết cho tất cả những trụ cột liên quan đến khối nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Các khách mời đều đồng tình yếu tố về văn hóa, nhất là con người, là đặc điểm quan trọng nhất giúp chuyển đổi số thành công tại các công ty Nhật Bản. Đơn cử Nippon Steel Vietnam đã có hành trình khá thuận lợi khi phát triển tại Việt Nam.
Ông Hatano Koji – giám đốc sản xuất công ty Nippon Steel Việt Nam chia sẻ: do thị trường của công ty có những biến động dữ dội, nên mục đích là phải xây dựng được một hệ thống giúp đối ứng thật linh hoạt với những biến động đó. Trong quá trình đó, nổi lên tinh thần cải thiện, cải tiến của nhân viên công ty rất cao, nhưng cũng thực hiện quản lý đến cả những chi tiết rất nhỏ, điều này là do lối suy nghĩ Monozukuri của Nhật (Monozukuri là tinh thần tạo ra những sản phẩm chất lượng chuẩn Nhật Bản). FPT Digital đã đồng hành cùng Nippon Steel để phát triển thành công hệ thống quản lý sản xuất mới, linh hoạt và dễ dàng mở rộng.
Hiện tại, FPT Digital đang giúp các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển đổi số tập trung vào hai việc. Thứ nhất là chuyển đổi số về mặt con người (People transformation). Thứ hai là chiến lược Sourcing – sử dụng những nguồn lực ở Việt Nam hoặc các nước khác cùng với việc sử dụng nguồn lực tư vấn bên Nhật. Những nguồn lực chuyển đổi số ở nước ngoài sẽ giúp cho chiến lược Sourcing của doanh nghiệp Nhật có thể thực hiện. Qua đó, cùng với chiến lược chuyển đổi con người, doanh nghiệp Nhật có thể chuyển đổi số một cách nhanh chóng, có kết quả tốt với chi phí tối ưu.
Xem ngay DxTalks Ep08 đã phát sóng trên các nền tảng:
Nguồn: VNE