Chuyển đổi số và tương lai Net Zero trong sản xuất - FPT Digital
Xem báo cáo
Những dữ liệu chủ chốt, những xu hướng mới và những phân tích từ chuyên gia trong thời đại số
Báo cáo
Tháng Tư 2024 PDF - 33 trang

Ngành sản xuất là một trong những nguồn phát thải lớn nhất khí nhà kính trên toàn cầu, đặc biệt là từ các quá trình sử dụng năng lượng trong sản xuất và chế biến. Các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng, hóa chất và giấy là những ngành có mức tiêu thụ năng lượng và phát thải cao nhất. Theo báo cáo của Tổ chức Quản lý Năng lượng Quốc tế (IEA), ngành công nghiệp và sản xuất đóng góp khoảng 24% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà công nghiệp hóa mạnh mẽ nên ngành sản xuất cũng là một trong những ngành phát thải lớn, đặc biệt là các ngành như sản xuất xi măng, thép, và luyện kim. Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn và cải thiện hiệu quả năng lượng trong sản xuất để giảm bớt tác động đến môi trường. Trong đó, chương trình chuyển đổi số Quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc hướng ngành sản xuất tới mục tiêu Net Zero, qua việc tối ưu hóa quy trình, giảm lãng phí và hỗ trợ năng lượng tái tạo.

Thông qua chuyển đổi số sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bởi khi áp dụng rộng rãi các giải pháp công nghệ số có thể giảm 20% tổng lượng khí thải và tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong quá trình này, công nghệ số không chỉ giúp cắt giảm CO2e mà còn tăng hiệu suất sản xuất, tiết kiệm chi phí vận hành và mang lại lợi ích kinh tế đáng kể, ước tính lên tới 4,9 nghìn tỷ USD. Cụ thể, công nghệ số có thể tiết kiệm 1,2 nghìn tỷ USD tiền điện, 1,1 nghìn tỷ USD chi phí nhiên liệu và 2,6 nghìn tỷ USD từ các khoản khác như bất động sản và nước.

Báo cáo “Chuyển đổi số và tương lai Net Zero trong sản xuất” từ FPT Digital nhấn mạnh sự cần thiết và hiệu quả của chuyển đổi số trong việc thúc đẩy ngành sản xuất tiến tới các mục tiêu bền vững và giảm phát thải khí nhà kính. Công nghệ số giúp tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, giảm lãng phí nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm chi phí và phát thải khí nhà kính. Các hệ thống sản xuất thông minh có khả năng theo dõi và điều chỉnh tiêu thụ năng lượng trong thời gian thực, đảm bảo rằng các nguồn năng lượng được sử dụng một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là năng lượng tái tạo. Công cụ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp dự đoán nhu cầu và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp mà còn thúc đẩy đổi mới sản phẩm, qua đó phát triển các giải pháp thân thiện với môi trường. Nội dung báo cáo cho thấy chuyển đổi số không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, gồm các mục chi tiết sau đây.

Báo cáo Chuyển đổi số và tương lai Net Zero trong sản xuất, gồm những nội dung sau:

  • Bối cảnh toàn cầu
  • Bối cảnh tại Việt Nam
  • Chuyển đổi số thúc đẩy giảm phát thải ngành sản xuất
  • Câu chuyện thành công
Xác nhận