Chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực toàn cầu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức canh tác và quản lý nông nghiệp mà còn cần phải tích hợp công nghệ tiên tiến và các phương pháp quản trị mới để tạo ra một hệ thống nông nghiệp có khả năng thích ứng cao, hoạt động hiệu quả và ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Mục tiêu chính của chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp là giảm thiểu phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên tự nhiên, và tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống nông nghiệp trước biến đổi khí hậu. Dự báo lượng phát thải khí nhà kính cho thấy đến năm 2050, nếu không tăng cường chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp sẽ phát thải 14.4 gigat tấn CO2 ra môi trường bên ngoài; trong khi để duy trì nhiệt độ toàn cầu tăng trong giới hạn cho phép 1,5 độ C nhằm hạn chế biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp sẽ phải cắt giảm tổng lượng phát thải hiện tại gần 80%, tức là giảm xuống còn 3,1 gigat tấn CO2 tương đương vào năm 2050. Lợi ích kép từ việc này không chỉ là bảo vệ môi trường mà còn cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng nông thôn, tạo ra cơ hội kinh tế mới và đảm bảo an ninh lương thực cho các thế hệ tương lai.
Trong báo cáo này về Chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp, FPT Digital sẽ phân tích và đưa ra những khuyến nghị các định hướng chính về giảm phát thải khí nhà kính cho ngành, gồm những nội dung chi tiết sau đây.
Báo cáo Chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, gồm những nội dung sau:
- Các doanh nghiệp nông nghiệp cần tăng tốc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính
- Bức tranh giảm phát thải ngành nông nghiệp toàn cầu
- Định hướng giảm phát thải khí nhà kính trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam