Xây dựng ngành dệt may Việt Nam thành điểm đến sản xuất bền vững toàn cầu: cơ hội và thách thức - FPT Digital
Xây dựng ngành dệt may Việt Nam thành điểm đến sản xuất bền vững toàn cầu: cơ hội và thách thức
Sustainable Supply Chains and Operations

Xây dựng ngành dệt may Việt Nam thành điểm đến sản xuất bền vững toàn cầu: cơ hội và thách thức

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu cũng như GDP Việt Nam. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của thị trường toàn cầu, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi xanh, sản xuất bền vững và phát triển bền vững khiến ngành dệt may phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Những thách thức này cũng là động lực để ngành dệt may chuyển mình, thúc đẩy đổi mới trong sản xuất với định hướng trở thành một trung tâm dệt may bền vững toàn cầu.

Năm 2023 từng là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Namdệt may cũng không ngoại lệ. Tổng cầu giảm mạnh và giá đặt hàng sản xuất có xu hướng giảm sâu khiến xuất khẩu dệt may trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022.

Các yếu tố vĩ mô như tỷ giá, lãi suất, và chi phí nhân công đã tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Dù năng suấtchất lượng sản phẩm của Việt Nam có thể cao hơn trung bình từ 10-15%, nhưng các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá từ các quốc gia như Bangladesh Ấn Độ.

Tổng quan ngành dệt may việt nam 2023 – 2024
Ảnh 01: Tổng quan ngành dệt may việt nam 2023 – 2024

Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 23,64 tỷ USD, tăng 4,58% so với cùng kỳ năm 2023. Sự phục hồi này mang lại những dấu hiệu tích cực cho ngành nhưng đằng sau đó cũng là những dấu hỏi lớn về một tương lai phát triển bền vững cho ngành. Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh các quốc gia cạnh tranh trực tiếp như Bangladesh đang có những bước đi rất nhanh, và xa hơn Việt Nam trong làn sóng chuyển dịch xanh ngành dệt may.

1. Thách thức lớn ngành dệt may đang đối mặt

Các cuộc xung độtbất ổn chính trị giữa các cường quốc lớn vẫn tạo ra các rủi robiến số khôn lường cho chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu. Đặc biệt, một xu hướng rõ ràng trong các năm gần đây là các nền kinh tế lớn như EU, Bắc Mỹ…đang liên tiếp đặt ra các yêu cầutiêu chuẩn khắt khe hơn cho hàng hóa nhập khẩu.

Trong đó, các yêu cầu về nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn xuất xứ cũng như các tiêu chí về sản xuất xanh, tuần hoàn được coi là các yêu cầu bắt buộc cho hàng hóa nhập khẩu. Các rào cản này đòi hỏi các quốc gia sản xuất như Việt Nam phải có sự thay đổi, điều chỉnh trong công nghệ sản xuất cũng như có các hệ thống báo cáo rõ ràng, minh bạch nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, các lợi thế truyền thống như nhân công giá rẻ không còn là ưu thế tuyệt đối của Việt Nam. Bên cạnh đó, các yêu cầu mới về môi trường và xã hội cũng khiến một số quốc gia cạnh tranh trở nên có lợi thế hơn Việt Nam. Một ví dụ đơn cử là trường hợp của Bangladesh trong việc tiêu chuẩn hóa sản xuất xanh.

Thống kê cho thấy tính tới năm 2023, Bangladesh có tới 153 nhà máy đạt chuẩn LEED (Leadership in Energy and Environmental Design – một tiêu chuẩn về công trình xanh được chấp nhận phổ biến trên thế giới) và có tới hơn 500 nhà máy hiện đang nộp hồ sơ để nhận chứng nhận này. Đây là một trong những yếu tố giúp Bangladesh xuất khẩu 80% sản lượng dệt may của mình tới các thị trường lớn và phát triển như Bắc Mỹ, châu Âu.

Cạnh tranh từ các công xưởng dệt may trên thế giới – ví dụ đơn cử với Bangladesh
Ảnh 02: Cạnh tranh từ các công xưởng dệt may trên thế giới – ví dụ đơn cử với Bangladesh

Bangladesh cũng là điểm đến thường xuyên của các nhãn hàng lớn như H&M, Zara….Những bất ổn chính trị gần đây tại Bangladesh có thể khiến quốc gia này giảm tốc trong cuộc cạnh tranh với Việt Nam nhưng cũng cần nhìn nhận họ đã có những sự chuẩn bị từ rất sớm và đi nhanh hơn Việt Nam trên con đường sản xuất xanh.

Bên cạnh các tác động bên ngoài, nhìn vào nội lực, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Nguồn lực về công nghệ quản trị, nghiên cứu và phát triển vẫn còn thiếu hụt. Ngành dệt may vẫn đặt nặng tính thâm dụng lao động hơn là hướng tới các mô hình sản xuất có hàm lượng tự động hóa cao và tinh gọn. Sự thiếu liên kết trong chuỗi giá trị và khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng là một rào cản lớn.

Ngoài ra, năng lực nghiên cứu và phát triển còn hạn chế khiến Việt Nam tương đối bị động trong nguồn nguyên phụ liệu, phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu.

2. Cơ hội từ xu hướng phát triển bền vững

Tuy nhiên, các thách thức này cũng là động lực để ngành dệt may Việt Nam hướng tới một tương lai phát triển bền vững, trở thành hệ sinh thái toàn diện dệt may chứ không chỉ dừng ở mức gia công. Điều này xuất phát từ áp lực cạnh tranh khi các nước nhập khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang ngày càng đặt nặng các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Điều này không chỉ tạo ra áp lực mà còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nếu họ có thể nhanh chóng thích ứngchuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững. Ví dụ như việc EU đặt ra yêu cầu các sản phẩm dệt may được bán ở EU phải có khả năng sửa chữa, sử dụng vật liệu tái chếkhông chứa các chất độc hạicơ hội để Việt Nam có thể phát triển các sản phẩm mới lạ, độc đáo từ nguồn nguyên liệu sẵn có như bã cà phê, tre, bạc hà…

 Xu hướng phát triển bền vững - sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường trong ngành dệt may
Ảnh minh họa 03: Xu hướng phát triển bền vững – sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường trong ngành dệt may

Xu hướng xanh hóa ngành công nghiệp cũng là một cơ hội để ngành dệt may Việt Nam nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Việc chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, như sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu phát thải, không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường xuất khẩu lớn. Để tuân thủ các tiêu chuẩn như CBAM, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt các hệ thống pin năng lượng mặt trời để phục vụ nhu cầu tại chỗ, giảm tỉ lệ phát thải carbon.

Cuộc cách mạng xanh hóa ngành thời trang, chuyển từ các yếu tố thời trang nhanh sang mô hình bền vững, tái chế tạo ra các cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội này, ngành dệt may Việt Nam cần một cách tiếp cận tổng thể và đồng bộ từ chính sách chung tới hành động tại từng doanh nghiệp

3. Giải pháp để xây dựng ngành dệt may bền vững

Các giải pháp xây dựng ngành dệt may bền vững
Ảnh 04: Các giải pháp xây dựng ngành dệt may bền vững

3.1. Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển đồng bộ

Chính phủ và các Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngành dệt may vượt qua các thách thức và phát triển bền vững. Trong đó, điều quan trọng là tìm ra các hướng đi khác biệt của ngành dệt may Việt Nam, xây dựng vị thế cạnh tranh riêng và ban hành các chính sách phù hợp. Đó có thể là các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ xanh, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tạo ra các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ các cam kết về bảo vệ môi trường. Một số sáng kiến khả thi như việc thành lập Quỹ tài nguyên môi trường nhằm hỗ trợ lãi suất, nguồn vốn cho các doanhg nghiệp sản xuất bền vững hoặc đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất bền vững.

3.2. Phát triển nguồn nguyên phụ liệu nội địa

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển bền vững là giảm sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu bằng cách phát triển nguồn cung cấp trong nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và Bộ, ban ngành cần hợp tác chặt chẽ để đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại nguyên liệu mới, thân thiện với môi trường.

Việc xây dựng các cụm công nghiệp dệt, nhuộm tập trung trên cơ sở và tiêu chuẩn xanh là yếu tố cần thiết. Các cụm công nghiệp này sẽ không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn tạo ra một hệ sinh thái sản xuất bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường và xã hội.

3.3. Đổi mới công nghệ và xanh hóa sản xuất

Các công nghệ xanh như sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý nước thải hiệu quả, và các quy trình sản xuất ít tiêu hao tài nguyên cần được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp dệt may. Điều này không những giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu mà còn cải thiện đang kể hiệu quả vận hành doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ thông tin và các giải pháp số để quản lý, giám sát chuỗi cung ứng cũng rất quan trọng. Các giải pháp về quản lý chuỗi cung ứng có thể giúp tăng cường tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc, từ đó nâng cao độ tin cậy của các sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài đọc nhiều nhất
Sustainable Supply Chains and Operations 18/11/2024

3.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để thực hiện thành công các chiến lược phát triển bền vững. Ngành dệt may cần chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ, quản lý chuỗi cung ứng, và phát triển sản phẩm. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế sao cho đáp ứng được các yêu cầu mới của ngành công nghiệp, từ việc hiểu biết về các tiêu chuẩn bền vững đến khả năng áp dụng các công nghệ hiện đại trong sản xuất.

3.5. Tăng cường liên kết chuỗi giá trị và phát triển thương hiệu

Một yếu tố quan trọng khác để phát triển bền vững là tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất nguyên liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Việc hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Ngoài ra, việc xây dựng và phát triển thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng rất quan trọng. Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng những thương hiệugiá trị cao, mang đậm bản sắc Việt Nam và đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và bền vững.

 

Để trở thành một trung tâm sản xuất bền vững toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam phải tạo ra những chuyển đổi lớn nhằm biến thách thức hiện hữu thành cơ hội phát triển mới. Trong đó, các trọng tâm chuyển đổi nằm ở việc ứng dụng công nghệ trong quản trị, phát huy năng lực nghiên cứu phát triển nhằm tự chủ nguồn nguyên liệu và hình thành đội ngũ nhân lực dồi đào, đảm bảo chất lượng.

Các trọng tâm này cần được đặt dưới một thiết kế và chiến lược tổng thể để huy động, liên kết các nguồn lực của doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu và cơ quan quản lý Nhà nước trong một bức tranh chung. Đây là một bài toán thách thức tuy nhiên cũng là hướng đi bắt buộc để ngành dệt may Việt Nam có thể duy trì và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

References:

  1. Bản tin Dệt May số 7/2024. Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
  2. Arifa, P. K., & Zilahy, G. (2024). Green Fashion Consumption – a Review of the Literature. Periodica Polytechnica.Social and Management Sciences, 32(2), 115-130.
  3. Ellen MacArthur Foundation, A new textiles economy: Redesigning fashion’s future (2017)
Nghiên cứu nổi bật
01. Xây dựng giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp 02. Chiến lược “Vận hành xuất sắc” trong ngành logistics 03. Dự án nghiên cứu: Tăng 5 lần hiệu suất hoạt động báo cáo tài chính bằng chuyển đổi số dữ liệu 04. Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua thị trường trái phiếu xanh
Mr. Lê Vũ Minh
Giám đốc khối tư vấn Nghiệp vụ Doanh nghiệp tại FPT Digital
Trên 15 năm tích lũy kinh nghiệm trong ngành Viễn thông và số hóa doanh nghiệp. Hỗ trợ nhiều doanh nghiệp lớn trong việc tối ưu hóa vận dụng công nghệ số nhằm đẩy mạnh cải tiến, chuyển đổi trải nghiệm khách hàng, cải thiện năng suất và đồng thời xây dựng doanh nghiệp để phát triển lộ trình dài hạn. Đồng hành với các lãnh đạo cao cấp, phát triển chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp thuộc VNR500, giúp các doanh nghiệp thành công xuất sắc trong việc chuyển đổi vận hành, đổi mới hoạt động phát triển kinh doanh, và mở rộng tăng trưởng thị trường.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận