Báo cáo ESG là gì? ESG Report là gì? 2 mẫu báo cáo ESG tham khảo
Reducing Carbon Emissions

Báo cáo ESG là gì? ESG Report là gì? 2 mẫu báo cáo ESG tham khảo

Báo cáo ESG là gì? ESG Report là gì? Hiện nay với sự chuyển biến của xu thế toàn cầu đang chuyển hướng sang phát triển bền vững, ngày càng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã có những động thái tích cực như công bố báo cáo ESG (môi trường, xã hội và quản trị), nhằm không bỏ lỡ các cơ hội cũng như phòng ngừa rủi ro liên quan.

Báo cáo ESG đóng vai trò then chốt trong việc thể hiện cam kết của doanh nghiệp liên quan đến chi tiết về hoạt động trong các khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị, giúp các bên đánh giá hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội và tiềm năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

1. ESG Report là gì? Báo cáo ESG là gì?

Báo cáo ESG còn được gọi là công bố ESG và báo cáo theo mục đích, liên quan đến hiệu suất môi trường, xã hội và quản trị của một tổ chức. Đây là báo cáo mà một công ty công bố về các hành động của họ dựa trên các tiêu chuẩn ESG, cụ thể đối với các vấn đề môi trường, khía cạnh xã hội, và cuối cùng là quản trị.

>>> Đọc thêm về Tiêu chuẩn ESG ở Việt Nam

Lịch sử hình thành của Báo cáo ESG là gì: ESG Report xuất hiện từ cuối những năm 1990, gắn liền với sự ra đời của Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI), một tổ chức tiêu chuẩn độc lập quốc tế giúp các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác hiểu và truyền đạt tác động của họ đối với các vấn đề về phát triển bền vững như biến đổi khí hậu, nhân quyền và tham nhũng. Từ những năm 1970, tại các nước châu Âu, châu Mỹ đã xuất hiện các báo cáo xã hội bổ sung thông tin cho các báo cáo tài chính truyền thống.

Những báo cáo này thể hiện các thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đến những năm 1980, mối quan tâm về các yếu tố phi tài chính của doanh nghiệp chuyển dịch sang các vấn đề liên quan đến môi trường như là lượng khí thải hay xử lý rác thải. Trong giai đoạn này, các báo cáo môi trường xuất hiện thay thế cho báo cáo xã hội.

Đến cuối những năm 1990, những nghiên cứuthực hành báo cáo doanh nghiệp bắt đầu xem xét các yếu tố tác động đến xã hội và môi trường một cách đồng thời và công bố các thông tin này trong một báo cáo chung song song với các báo cáo tài chính truyền thống, từ đó hình thành báo cáo phát triển bền vững như chúng ta biết hiện nay.(1)

Mục tiêu của báo cáo ESG là gì, là sử dụng dữ liệu để đo lường cách các sáng kiến ​​ESG của công ty so sánh với các chuẩn mực mục tiêu của ngành. Nó cũng cung cấp cho các bên liên quan những hiểu biết có giá trị có thể cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, làm nổi bật các cơ hội và rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến việc định giá của một công ty.

2. Lợi ích của Báo cáo ESG là gì (ESG Report)

Lợi ích của báo cáo esg với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Hình 01: Lợi ích của báo cáo esg với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

2.1. Tính minh bạch

Lợi ích của Báo cáo ESG là gì (Lợi ích của ESG Report là gì?) Báo cáo ESG cho phép các doanh nghiệp minh bạch hơn về các vấn đề, rủi ro và cơ hội mà họ đang gặp phải và tăng nỗ lực để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Các tổ chức ngày nay được kỳ vọng sẽ cung cấp báo cáo ESG thể hiện các hoạt động kinh doanh để những bên liên quan có thể cân nhắc rủi rolợi ích khi đầu tư. Bên cạnh đó, báo cáo ESG giúp quản lý và thu hẹp khoảng cách giữa công ty và nhà đầu tư thông qua bằng chứng cụ thể về ý định của họ.

2.2. Tăng độ tuân thủ quy định

Trên toàn cầu, mỗi khu vực đều có bộ yêu cầu công bố ESG riêng áp dụng cho các doanh nghiệp tuân thủ quy định. Chẳng hạn ở Châu Âu, báo cáo ESG được một số cơ quan quản lý yêu cầu và thực thi. Các công ty này phải tuân thủ các yêu cầu chi tiết về lĩnh vực như môi trường, xã hội và quản trị trong các báo cáo thường niên tại các nước như EU, Vương quốc Anh, Pháp, Đức…. Đối với Hoa Kỳ, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) chỉ yêu cầu các công ty báo cáo thông tin có thể quan trọng đối với các nhà đầu tư.

2.3. Dự báo rủi ro tiềm ẩn

Một báo cáo ESG không chỉ cho phép các bên liên quan xem hiệu suất của công ty liên quan đến các sáng kiến ​​ESG mà cũng có thể giúp dự báo các rủi ro ESG tiềm ẩn. Bằng cách đánh giá tác động ESG của hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố rủi ro tiềm ẩn liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị. Từ đó, nhờ có thông tin chi tiết về rủi ro ESG, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược hiệu quả để giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro, bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp.

Ngày nay, các doanh nghiệp được các bên liên quan giám sát chặt chẽ bởi danh tiếng của một công ty có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty đó. Mục tiêu cuối cùng là các nhà đầu tư yêu cầu các số liệu trong báo cáo ESG cụ thể, rõ ràng để đảm bảo các công ty đầu tư lành mạnh, đúng với mục đích, giá trị cam kết, mang lại lợi ích cho các bên liên quan.

>> Tìm hiểu ngay: Dịch vụ lập báo cáo phát triển bền vững ESG tại FPT Digital

3. Các mẫu báo cáo ESG tham khảo

3.1. Các khung báo cáo ESG là gì

Báo cáo ESG tuân theo một cách tiếp cận hoặc khuôn khổ cụ thể cung cấp các hướng dẫn và cấu trúc về cách đo lường và truyền đạt báo cáo cùng với những kết quả của nó. Hiện nay, có nhiều khuôn khổ báo cáo ESG được các tổ chức sử dụng để đo lường và truyền đạt thông tin về hiệu suất ESG của doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải biết lựa chọn khuôn khổ báo cáo phù hợp, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp cũng như mục tiêu báo cáo như thế nào. Một số khuôn khổ phổ biến nhất các doanh nghiệp có thể xem xét như:

Các khung báo cáo ESG phổ biến trên thế giới
Hình 02: Các khung báo cáo ESG phổ biến trên thế giới
  • Tiêu chuẩn sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative Standards): Tiêu chuẩn GRI là khuôn khổ báo cáo ESG quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp bộ hướng dẫn toàn diện về cách đo lường và báo cáo về các vấn đề kinh tế, môi trường và xã hội. Sáng kiến ​​Báo cáo Toàn cầu (GRI) là khuôn khổ được công nhận rộng rãi về báo cáo phát triển bền vững giúp các tổ chức báo cáo về tác động kinh tế, môi trường và xã hội của họ. Trong đó, tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn chủ đề là ba tiêu chuẩn chính của GRI.(2)
  • Khung Ủy ban Tiêu chuẩn Công bố Khí hậu (Climate Disclosure Standards Board Framework): Khung CDSB là một mô hình được thiết kế để giúp các tổ chức đo lường khía cạnh môi trường của báo cáo ESG, được xây dựng để báo cáo thông tin về môi trường và biến đổi khí hậu trong các báo cáo chính thống của công ty. Ngày nay, Có 374 công ty trên 32 quốc gia hiện đang sử dụng Khung CDSB, các khung này được tham chiếu tại 7 sàn giao dịch chứng khoán trên toàn thế giới.(3)
  • Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Bền vững (Sustainability Accounting Standards Board): Được sử dụng bởi nhiều nhà đầu tư và tổ chức tài chính để đánh giá rủi ro và cơ hội ESG của các công ty. Nó cung cấp các hướng dẫn cụ thể về cách đo lường và báo cáo thông tin ESG có liên quan đến tài chính cho các ngành công nghiệp cụ thể. SASB bắt đầu hoạt động vào năm 2011, đến năm 2022, được hợp nhất thành IFRS Foundation để xây dựng khuôn khổ mới cho báo cáo ESG.
  • Tiêu chuẩn công bố thông tin bền vững IFRS (IFRS Sustainability Disclosure Standards): Dựa trên các khuôn khổ CDSB và SASB trước đây. Khuôn khổ mới là nỗ lực nhằm tạo ra cái nhìn tổng hợp và toàn diện về những nỗ lực phát triển bền vững trong một tổ chức báo cáo.

3.2. Thực trạng áp dụng báo cáo ESG là gì, trên thế giới và tại Việt Nam

3.2.1. Tại nước ngoài:

Schneider Electric là doanh nghiệp lớn được đánh giá cao về điểm ESG bởi nhiều tổ chức và chuyên gia uy tín trong lĩnh vực phát triển bền vững. Trong báo cáo ESG 2023, điểm Tác động Bền vững Schneider (SSI) đạt 6,13/10, vượt qua mục tiêu 6/10 đề ra vào đầu năm. Nhờ vậy, Schneider Electric đã tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong các bảng xếp hạng ESG uy tín.(4)

Hình 03: Schneider Electric
Schneider Electric

Trong năm 2023, Schneider Electric đã giúp khách hàng giảm 112 triệu tấn lượng khí thải carbon thông qua các giải pháp về điện hóa, số hóa và tự động hóa. Lượng khí thải carbon từ 1.000 nhà cung ứng của Schneider Electric đã giảm 27% so với năm 2022, trong đó 21% nhà cung cấp đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn của doanh nghiệp cho thấy nỗ lực của Schneider Electric.

3.2.2. Tại Việt Nam:

Báo cáo ESG 2022 của FPT phản ánh cam kết và nỗ lực của công ty trong việc thực hiện phát triển bền vững bằng việc sử dụng bộ tiêu chuẩn GRI và 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc làm tài liệu tham khảo để xác định các chủ đề và chương trình hành động chính. Báo cáo này cho thấy FPT nỗ lực trở thành công ty công nghệ hàng đầu đồng thời triển khai các sáng kiến ​​phát triển bền vững. Bên cạnh đó, chuyển đổi số còn cho phép FPT tận dụng dữ liệu và xây dựng hệ sinh thái sẵn sàng cho chuyển đổi trong tương lai.(5)

Tập đoàn FPT
Hình 04: Tập đoàn FPT

Ngoài ra, Báo cáo của Vinamilk cho thấy công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong năm 2023. Vinamilk đã đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ, tự động hóa và phát triển sản phẩm mới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đồng thời, công ty cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặt mục tiêu giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 qua các hoạt động bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp hiệu quả.(6)

Vinamilk
Hình 05: Vinamilk

Reference:

  1. Tạp chí ngân hàng. 2023. Thực tiễn báo cáo ESG của hệ thông ngân hàng Việt Nam.
  2. Investopedia. 2023. Global Reporting Initiative.
  3. CDSB. 2023. Reporting Frameworks.
  4. Schneider Electric. 2023. Sustainability report.
  5. FPT Software. 2022. Sustainability Report.
  6. Vinamilk. 2023. Sustainability Report.
Nghiên cứu nổi bật
01. Tại sao chuyển đổi Agile chưa thành công như kỳ vọng trong ngành ngân hàng Việt Nam? 02. Marketing thời đại kỹ thuật số: xây dựng các khoảnh khắc quyết định trong hành trình trải nghiệm 03. Chuyển đổi số kỹ thuật trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng 04. Công nghệ cốt lõi giúp ngành bán lẻ chuyển mình trong thời đại mới
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận