Net Zero là gì? Một số biện pháp giảm phát thải ròng bằng 0?
Clean and Renewable Energy

Net Zero là gì? Một số biện pháp giảm phát thải ròng bằng 0?

Net Zero là gì? Mục tiêu cuối cùng của Net Zero là đạt được trạng thái mà tổng lượng khí thải bằng tổng lượng khí được loại bỏ, từ đó góp phần làm chậm hoặc ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Net Zero, hay phát thải ròng bằng 0, là mục tiêu toàn cầu nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Đồng hành cùng với những mục tiêu thiết yếu trên toàn cầu, Việt Nam cam kết đạt Net Zero vào năm 2050 bằng cách triển khai nhiều biện pháp như phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả năng lượng, bảo vệ và trồng rừng, chuyển đổi giao thông bền vững. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm phát thải CO2 mà còn cải thiện chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.

1. Net Zero là gì?

Net Zero, hay còn gọi là phát thải ròng bằng 0, là mục tiêu mà nhiều quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới đang hướng tới nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Net Zero là trạng thái lý tưởng khi lượng khí nhà kính (Greenhouse Gas – GHG) thải vào khí quyển Trái đất được cân bằng với lượng GHG được loại bỏ. Cần có những nỗ lực khử cacbon để đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Điều này bao gồm việc giảm thiểu lượng khí thải phát ra và tăng cường các biện pháp hấp thụ carbon như trồng rừng hoặc sử dụng công nghệ mới để thu giữ carbon. (1)

1.1 Tầm quan trọng của Net Zero?

Khoa học cho thấy rõ ràng rằng để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn một hành tinh đáng sống, nhiệt độ toàn cầu cần phải được giới hạn ở mức 1,5°C so với mức trước thời kỳ công nghiệp. Hiện tại, Trái đất đã ấm hơn khoảng 1,1°C so với cuối những năm 1800 và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng. Để giữ mức nóng lên toàn cầu không quá 1,5°C – như đã nêu trong Thỏa thuận chung Paris – lượng khí thải cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.(2)

Điều này đòi hỏi hạn chế sự tích tụ của khí nhà kính trong khí quyển, giúp ngăn chặn tình trạng nóng lên của hành tinh và những hiện tượng thiên tai. Bảy hệ thống năng lượng và sử dụng đất chính, bao gồm điện, công nghiệp, giao thông, tòa nhà, nông nghiệp, lâm nghiệp và chất thải, đều góp phần tạo ra khí thải.

Mục tiêu Net Zero nhằm đảm bảo rằng lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động của con người không vượt quá lượng hành tinh có thể hấp thụ hoặc loại bỏ được, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực này. Quá trình chuyển đổi sang Net Zero đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong tất cả các hệ thống kinh tế và xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Việc đầu tư vào các công nghệ xanh và năng lượng tái tạo giảm phát thải mà còn tạo ra việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Ảnh minh họa: Net Zero 2050
Ảnh minh họa: Net Zero 2050

2. Hiện trạng Net Zero tại Việt Nam:

2.1 Cam kết quốc tế:

Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).

2.2 Chính sách và quy định:

Việt Nam đã đề ra Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đến năm 2030, nước ta đặt mục tiêu tiêu thụ 175-195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) năng lượng sơ cấp, và tăng lên 320-350 triệu TOE vào năm 2045. Về năng lượng tái tạo, tỷ trọng dự kiến sẽ chiếm 20-25% tổng năng lượng sơ cấp vào năm 2030 và tăng lên 60-65% vào năm 2045.

Để đạt được mục tiêu này, chính phủ đã đặt ra các biện pháp tiết kiệm năng lượng, với kế hoạch tiết kiệm 9% năng lượng so với kịch bản BAU vào năm 2030 và 20% vào năm 2045. Hệ thống điện thông minh, an toàn và hiệu quả cũng là một phần quan trọng của chiến lược, nhằm đảm bảo cung cấp điện đáng tin cậy. Đặc biệt, việc giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động năng lượng so với kịch bản BAU đạt 25% vào năm 2030 và 70% vào năm 2045. (2)

2.3 Kết quả đạt được:

Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, Việt Nam đã đạt những kết quả đáng kể trong giai đoạn 2019-2020.(3)

Đến cuối năm 2020, tổng công suất điện mặt trời đạt 16.700 MW, đưa Việt Nam vào danh sách 10 quốc gia phát triển năng lượng tái tạo nhanh nhất thế giới.

Về nông nghiệp, năm 2020, Việt Nam giảm được 1,5 triệu tấn CO2 từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.

Trong lĩnh vực sử dụng đất và lâm nghiệp, Việt Nam đặt mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 42% vào năm 2030, với kết quả giảm 11,1 triệu tấn CO2 vào năm 2020.

Trong lĩnh vực xử lý chất thải, 71% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, 16% chế biến compost, và 13% đốt.

Lĩnh vực công nghiệp giảm 4,06 triệu tấn CO2 vào năm 2020.

3. Các biện pháp ròng phát thải bằng 0:

Các biện pháp hướng tới phát thải ròng bằng 0Sử dụng năng lượng tái tạo Tăng cường hiệu quả năng lượng Thu giữ và lưu trữ Carbon Bảo vệ và trồng rừng
Hình 1: Các biện pháp hướng tới phát thải ròng bằng 0

3.1 Sử dụng năng lượng tái tạo:

Đến năm 2035, ước tính năng lượng tái tạo sẽ tạo ra 60 phần trăm điện năng của thế giới. Trong thập kỷ qua, sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo đã liên tục và vượt trội hơn hẳn hầu hết mọi kỳ vọng. (4)

Phát triển năng lượng mặt trời: Theo McKinsey ước tính rằng đến năm 2026, công suất điện tái tạo toàn cầu sẽ tăng hơn 80 phần trăm so với mức năm 2020 (lên hơn 5.022 gigawatt). Trong mức tăng trưởng này, hai phần ba sẽ đến từ gió và mặt trời, tăng 150 phần trăm (3.404 gigawatt).

Phát triển năng lượng gió: Điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng tái tạo sạch – một trong những hình thức phát điện thải ra ít CO2 nhất, ngang bằng với điện gió trên bờ – và có thể giúp các cộng đồng trên khắp thế giới đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

3.2 Tăng cường hiệu quả năng lượng

Cải tiến công nghệ: Sử dụng robot và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất để giảm thiểu công đoạn thủ công, tiết kiệm năng lượng và tăng năng suất. Áp dụng công nghệ IoT (Internet of Things) để giám sát và điều khiển quá trình sản xuất, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng.

Xây dựng xanh: Xây dựng xanh là một giải pháp bền vững, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Bằng cách giảm thiểu lượng khí thải carbon và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình xanh góp phần giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và các quy định môi trường ngày càng chặt chẽ. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Năng lượng Tiết kiệm Hoa Kỳ (American Council for an Energy-Efficient Economy – ACEEE) năm 2023, các tòa nhà xanh có thể tiết kiệm chi phí năng lượng lên đến 30% so với các tòa nhà truyền thống. (5)

3.3 Thu giữ và lưu trữ carbon (CCS)

Thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) là một công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide (CO2) gây hiệu ứng nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu. Quy trình CCS bao gồm việc thu giữ CO2 từ các nguồn phát thải lớn như nhà máy nhiệt điện, sau đó vận chuyển và lưu trữ lâu dài dưới lòng đất. Công nghệ này hứa hẹn sẽ là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu lượng khí thải CO2 và đạt được mục tiêu trung hòa carbon.(6)

Hệ thống lưu trữ cacbon
Ảnh minh họa: Hệ thống lưu trữ cacbon

3.4 Bảo vệ và trồng rừng

Rừng có thể cung cấp sinh khối, và việc tái trồng rừng và bảo tồn có thể tạo ra những cơ hội mới trong các ngành công nghiệp như du lịch sinh thái.

Phân tích của McKinsey cho thấy việc bảo tồn đất và nước có thể hỗ trợ 30 triệu việc làm trong du lịch sinh thái nếu nỗ lực tăng gấp đôi vào năm 2030.

Có những cơ hội thương mại để mở khóa tiềm năng NCS. Ví dụ, các công nghệ hỗ trợ như công nghệ trồng cây nâng cao hoặc phần mềm có thể cải thiện hiệu quả và giám sát NCS.

Có thể bạn quan tâm: Giảm phát thải là gì? Giảm phát thải nhà kính là gì?

4. Kết luận

Mục tiêu Net Zero không chỉ là một cam kết với môi trường mà còn là một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững. Các doanh nghiệp dần chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động cụ thể, từ việc giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường.

 

Reference:

  1. Mckinsey & Company. (2022, November 28). What is net zero? 
  2. Minh. (2023, November 28). Chính sách năng lượng và giảm phát thải của Việt Nam. BỘ TÀI NGUYÊN và MÔI TRƯỜNG.
  3. Báo cáo kỹ thuật – Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật năm 2022 | Nghiên cứu và Ấn phẩm | Cục Biến đổi khí hậu. (2023, March 30).
  4. McKinsey. (2022, October 28). Renewable energy’s remarkable era of growth | McKinsey. 
  5. Pandey, A. (2023, August 2). Are green buildings expensive alternatives to traditional structures? The Economic Times. 
  6. PetroVietnam. (2023, September 12). Petrovietnam chủ động triển khai xây dựng chiến lược lưu trữ carbon. 
  7. Mckinsey Sustainability. (n.d.). Reforestation and the net zero transition in forestry | Sustainability | McKinsey & Company
Nghiên cứu nổi bật
01. Hướng đi đột phá của 10 công ty đầu ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản 02. Các xu hướng phát triển doanh nghiệp sản xuất trong tương lai 03. Tận dụng dữ liệu để mở khóa mô hình kinh doanh mới trong ngành sản xuất 04. Tiềm năng phát triển nền kinh tế Hydrogen xanh (Green Hydrogen) 
FPT Digital
FPT Digital tổng hợp
FPT Digital là công ty tư vấn trực thuộc tập đoàn FPT, với hơn 30 năm kinh nghiệm tư vấn chuyển đổi số, đồng thời tiên phong trong lĩnh vực ESG và phát triển bền vững, chuyển đổi xanh và giảm phát thải.
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận