Chuyển đổi số: Phục hồi và tạo dựng giá trị trong “Bình thường mới”
Digital Strategy

Chuyển đổi số: Phục hồi và tạo dựng giá trị trong “Bình thường mới”

Phục hồi nhanh chóng và tạo dựng giá trị trong một bình thường mới sau khủng hoảng là điều mà các doanh nghiệp đang kiếm tìm. Bằng cách chuyển đối số, doanh nghiệp sẽ thích nghi, ứng biến nhanh với những thay đổi và nhu cầu trong thị trường.

Trong thời đại công nghệ số được ứng dụng ngày càng nhiều, chuyển đổi doanh nghiệp theo chiến lược truyền thống đã không còn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn biến nhanh hơn trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

Chiến lược chuyển đổi số là một lựa chọn tối ưu so với chiến lược truyền thống

Trong lịch sử tư vấn, có ba làn sóng tư vấn bao gồm tư vấn tăng năng suất (Taylorism), tư vấn quản lý chiến dịch và tư vấn hệ thống công nghệ thông tin. Nhìn lại lịch sử, các công ty tư vấn lớn chuyên về chiến thuật và hiệu suất đã từng có một thời gian không đặt nặng sự phát triển của công nghệ thông tin. Họ đã từng có một thời chao đảo vì đã không nắm bắt được sự thay đổi trong nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc nắm bắt cơ hội từ công nghệ. Chiến lược kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin đã được coi là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Họ coi đây chính là mấu chốt cho việc trở nên bứt phá hoặc tụt hậu của các doanh nghiệp. Với nhu cầu công nghệ ngày một gia tăng, các công ty tư vấn về công nghệ thông tin được thành lập nhiều ngày một nhiều. Có thể nhận thấy rằng, từ nhiều năm trước đây, các doanh nghiệp có tầm nhìn xa đã nhận thấy tầm quan trọng trong việc nắm bắt công nghệ để phát triển.

Hiện tại, trong thời đại số 4.0, công nghệ thông tin hiện diện ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Đại dịch Covid-19 cho thấy rõ rằng những doanh nghiệp chưa có chiến lược chuyển đổi thường sẽ là những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cả, và thường họ sẽ tập trung vào cắt giảm chi phi bằng việc cắt giảm nguồn nhân lực. Một khi doanh nghiệp lựa chọn chuyển đổi thì họ trở nên sẵn sàng hơn trong giai đoạn khủng hoảng, chuyển dịch từ offline lên online, đào tạo và trang bị cho nhân viên những nền tảng kiến thức công nghệ để họ có thể duy trì làm việc hiệu quả từ xa, duy trì ổn định hiệu suất thay vì cắt giảm nhân lực trong khi hiệu năng suy giảm.

Trong quá trình chuyển đổi số, một số doanh nghiệp đã tìm tới những công ty tư vấn lớn nhờ sự trợ giúp. Tuy nhiên, đề xuất từ những công ty tư vấn này có thể chưa thực sự đáp ứng những mong đợi từ nhiều khách hàng tại Việt Nam, khi những chiến thuật chuyển đổi kinh doanh rập khuôn và khó áp dụng vào cơ cấu tổ chức phức tạp tại các doanh nghiệp Việt. Họ tìm kiếm một bức tranh tổng thể, thể hiện sự cân bằng giữa một chiến thuật mô hình kinh doanh hiệu quả và một chiến lược chuyển đổi số nhằm mang lại những giá trị dài hạn, chứ không đơn thuần chỉ là những hành động chuyển đổi mang tính ảnh hưởng trong ngắn hạn.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc thực hiện chuyển đổi số và chứng minh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp các ngành nghề. Trong thời đại công nghệ 4.0 trở nên ngày càng phát triển, một tầm nhìn dài hạn với kế hoạch chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài hơn là cắt giảm cho những lợi ích ngắn hạn trước mắt. Đại dịch Covid-19 đã khiến cho nhiều khách hàng phải hủy bỏ hợp đồng tư vấn với các công ty tư vấn truyền thống, điều này ám chỉ rằng dịch vụ tư vấn kinh doanh sẽ cần thiết hơn khi doanh nghiệp còn mạnh, chứ không phải là một lựa chọn mà khách hàng tìm đến khi ở trong giai đoạn khủng hoảng. Khách hàng tìm kiếm những giải pháp để có thể sống sót trong thời điểm khó khăn hiện tại, sau đó mới hướng đến những giải pháp đem lại giá trị mới trong tương lai. Tuy nhiên, có một điều có thể chắc chắn rằng tất cả những giải pháp doanh nghiệp tìm kiếm sẽ nhằm bắt kịp thời đại số mà không làm mất đi những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Bài đọc nhiều nhất
Digital Strategy 29/04/2024

Những lầm tưởng trong chuyển đổi số

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số được nhắc đến ngày càng nhiều và được nhìn nhận đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, nhiều công ty đã thực hiện triển khai áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp Việt Nam còn đang hiểu nhầm rằng chuyển đối số chỉ đơn thuần là triển khai, ứng dụng công nghệ vào trong tổ chức. Điều này là chưa đúng đối với những tính chất cốt lõi của chiến lược chuyển đổi số. Trên thực tế, chỉ có yếu tố triển khai công nghệ mà thiếu đi một trong những yếu tố liên quan tới chiến lược hiệu quả trong kinh doanh, quản lý con người, quản lý công nghệ thông tin thì không được gọi là chuyển đổi số.

Những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải nhanh chóng triển khai chiến lược chuyển đổi số, chuyển đổi con người với mô hình kinh doanh mới chứ không chỉ đơn thuần là lắp đặt công nghệ vào trong bộ máy doanh nghiệp. Những chuyển đổi cần phải thực hiện giữa cuộc khủng hoảng trong cách thức làm việc, vận hành cũng như cách thức gắn kết với khách hàng, cách thức làm việc với các bên liên quan đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt nhận ra những lợi ích tiềm năng của chuyển đổi số. Chuyển đổi số đi kèm một mô hình kinh doanh mới không chỉ nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn cải thiện mức độ hài lòng nội bộ công ty.

Các giải pháp và chiến thuật chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện tại, mà còn giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai và đứng vững khi phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng tương tự như đại dịch Covid-19.

Phục hồi và tạo dựng giá trị trong một bình thường mới

Ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm những cách thức để có thể hồi phục và phát triển lại một cách nhanh chóng nhất sau thời kỳ Covid-19. Trong một “bình thường mới” này, trọng tâm nằm ở việc đưa ra những quyết định hành động trong thời gian ngắn và chính xác nhất để xử lý những ảnh hưởng từ Covid-19 một cách nhanh và hiệu quả. Nhìn nhận xa hơn trong việc giảm thiểu rủi ro khi đối mặt với những khủng hoảng tương tự, các doanh nghiệp cần tìm kiếm những giải pháp chuyển đổi số đảm bảo vận hành liên tục trong tương lai để có thể phát triển bền vững.

Trong giai đoạn phục hồi và chuyển đổi, các doanh nghiệp nên chú trọng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo kĩ năng nhân lực nhằm mục đích củng cố, thúc đẩy những giá trị cốt lõi nhằm phục hồi nhanh chóng, tạo dựng những giá trị đột phá cho doanh nghiệp. Một phương pháp chiến lược phù hợp trong thời chiến sẽ khác nhiều so với một chiến lược trong thời bình. Trong bối cảnh thời chiến phản ứng lại Covid-19, các doanh nghiệp đang cần nhanh chóng phục hồi, sự chuyển đổi buộc phải thực hiện nhanh chóng hơn, đòi hỏi những hành động phản ứng ngay tức khắc, vì không có nhiều thời gian để bàn luận tới những kế hoạch dài hạn. Bởi thế, chuyển đổi số có thể được coi là hướng đi chuyển đổi thành công, đáp ứng mục đích phục hồi nhanh chóng cho doanh nghiệp.

Trong thời khắc cần phục hồi nhanh chóng, có thể với sự giúp đỡ từ các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ thấy việc chỉ ra những vấn đề nhức nhối trong bộ máy hoạt động và vận hành trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp cần nhận định những điểm đau nào cần được ưu tiên giải quyết trước với giải pháp số để đưa ra các giả thuyết chiến lược, kiểm thử và triển khai. Tuy nhiên, các chiến lược số phản ứng ngắn hạn hay dài hạn luôn cần phải gắn kết với những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, và đảm bảo có đủ ba yếu tố chuyển đổi con người, công nghệ thông tin và mô hình kinh doanh mới. Ba yếu tố này giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng mà vẫn hiệu quả cho quá trình phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Việc triển khai song song các giả thiết thử nghiệm chiến lược số là không dễ dàng nhưng là cần thiết bởi khi thử nghiệm nhiều giả thiết, mô hình chiến lược chuẩn và tương thích nhất với doanh nghiệp nhất mới được hình thành trong giai đoạn gấp rút, trở thành giải pháp chuẩn cho doanh nghiệp khi đối mặt với những khủng hoảng tương tự.

Ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù doanh nghiệp không tìm đến cũng như tìm đến các chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, việc thiết lập ra một phương pháp đảm bảo mang lại đến nhiều giá trị doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể là thực sự cần thiết. Khi chuyển đổi nhanh và theo đúng phương pháp, doanh nghiệp sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc thích ứng với sự “bình thường mới” của nhân loại, phản ứng chủ động hơn khi có cuộc khủng hoảng tương tự xảy ra. Bằng cách chuyển đổi số, doanh nghiệp có thế nắm bắt và dẫn dắt thị trường hiệu quả và linh hoạt nhất.

Chuyển đổi là một quá trình thiết yếu để thích ứng và phát triển với những thay đổi từ thị trường, thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và nhân viên. Bằng cách chuyển đổi, doanh nghiệp tự gây dựng những lợi thế cạnh tranh, dẫn đầu xu thế và có khả năng đột phá định hình lại cả thị trường. Trong thời đại số, các doanh nghiệp cần cân nhắc một chiến lược chuyển đổi số hướng tới những lợi ích dài hạn và bền vững hơn, đảm bảo 3 yếu tố chính: kinh doanh, con người và công nghệ số. Sự kết hợp giữa những yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn khi đối phó với các cuộc khủng hoảng, mà nó còn là chìa khóa để doanh nghiệp trở nên thịnh vượng hơn.

Nghiên cứu nổi bật
01. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực bất động sản  02. Đo lường hiệu quả tiếp thị từ dữ liệu hợp nhất 03. Chuyển đổi số trong logistics: Cơ hội bứt phá sau đại dịch 04. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành sản xuất da giày tại Việt Nam
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.


    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận