Hành vi tiếp nhận và tương tác thông tin của người dùng thay đổi nhanh chóng là thách thức cũng như cơ hội cho ngành Truyền thông báo chí.
Ngành truyền thông báo chí đang trải qua những thay đổi dài hạn, đáng kể, đầy kịch tích. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang làm thay đổi cách con người giao tiếp, tương tác, chia sẻ thông tin và làm việc. Bên cạnh những cơ hội mới cho ngành báo chí phát triển đột phá là rất nhiều thách thức cho các tổ chức tin tức toàn cầu.
Sự suy giảm của các bản tin truyền thống và sự trỗi dậy của mạng xã hội
Một trong những thử thách lớn nhất mà báo chí ngày này phải đối mặt là làm thế nào để được kiếm tiền từ tin tức, trong lúc mức lưu hành báo in cũng như lượng khán/độc giả của các đài truyền hình, phát thanh đang giảm không ngừng và không có dấu hiệu chậm lại. Khi được hỏi “Hôm qua bạn nghe tin tức thời sự từ đâu?”, 70% số người tham gia một khảo sát năm 2018 của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew đã trả lời: “trên mạng hoặc qua một trang mạng xã hội”. Ngoài ra, một phần ba số người trả lời “đọc báo” tiết lộ rằng: họ đã đọc tờ báo đó trên mạng.
Nhưng dù việc tiêu thụ tin tức trực tuyến rất phổ biến, nghiên cứu trên từ Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cũng cho thấy: chỉ khoảng 5-8% độc giả sẵn sàng trả tiền cho việc đọc tin. Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Youtube đang cung cấp cho khán giả rất nhiều lựa chọn hoàn toàn miễn phí, bao gồm cả tin tức thời sự lẫn nội dung giải trí.
Những nền tảng xã hội này còn đang cạnh tranh giành doanh thu quảng cáo trực tuyến với các trang tin tức, với lợi thế về giá thành và độ chính xác cao của hệ thống trong việc xác định đối tượng quảng cáo. Riêng ở Mỹ, Google và Facebook chiếm hơn 60% tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến năm 2018. Với mức phát triển cấp số nhân và hơn 4.388 tỉ người sử dụng trên toàn cầu vào năm 2019, mạng xã hội đang là một đối thủ khổng lồ cho toàn bộ ngành báo chí.
Đáp ứng nhu cầu của thế hệ C (Content)
Tuy nhiên trái với suy nghĩ của nhiều người, xu hướng chúng ta đang chứng kiến không phải dấu hiệu sụp đổ của ngành báo chí mà là dấu hiệu sụp đổ của mô hình kinh doanh báo chí cũ. Thực tế, khán độc giả đang quan tâm và tiêu thụ nhiều tin tức thời sự hơn bao giờ hết.
Theo một khảo sát thực hiện năm 2018 của Morning Consult, 40% người Mỹ quan tâm hoặc vô cùng quan tâm đến tình hình thời sự – một kỷ lục trong hơn 30 năm. Lý do người tiêu dùng đang thay đổi thói quen tiêu thụ tin tức như vậy, rõ ràng là bởi nhu cầu của họ đang được đáp ứng đầy đủ hơn trên các nền tảng mạng xã hội.
Thế hệ khán/độc giả trẻ ngày nay, được gọi là Thế hệ C (Content), có nhu cầu cao về thông tin hơn bao giờ hết. Họ quan tâm đến nội dung chất lượng, họ ưu chuộng tính xác thực, tính cộng đồng và muốn nhận lại giá trị ngay lập tức, được cung cấp qua những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Những tổ chức thời sự truyền thống, và kể cả các trang báo online, đang gặp nhiều khó khăn trong việc theo kịp những nhu cầu đang liên tục thay đổi và phát triển này.
Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội linh hoạt với một đội ngũ nhà báo công dân, bloggers và các nhà sáng tạo nội dung độc lập đang tận dụng triệt để mô hình và nhu cầu đang dịch chuyển này. Vào năm 2018, Google đã kiếm được 4.7 tỉ USD từ riêng nội dung tin tức, thời sự – tương đương với doanh thu của hầu hết các tổ chức thời sự ở Hoa Kỳ gộp lại.
Cơ hội áp dụng đổi mới cùng số hoá để bứt phá trong ngành báo chí
Rõ ràng là những chuyển đổi trong ngành báo chí suốt 2 thập kỷ vừa qua là kết quả từ ảnh hưởng của các công ty công nghệ chứ không phải từ hành động của các nhà báo và biên tập viên. Để dành lại vị trí đầu ngành, các công ty truyền thông tin tức đang nắm bắt lấy và vận dụng việc chuyển đổi số.
Một công nghệ trọng tâm là Trí tuệ nhân tạo AI. Ví dụ, máy kiểm tra sự thật tự động điều khiển bởi AI đã được áp dụng như phản hồi quy mô lớn đối với những thông tin sai lệch trực tuyến. Bằng cách tối ưu hóa khả năng kiểm tra sự thực của AI, các tổ chức tin tức tiếp tục phát huy thế mạnh của họ với tính tin cậy vẫn là lợi thế chính của truyền thông từ trước đến nay.
Morning Consulting báo cáo rằng vào năm 2019, giữa những phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với tin tức giả mạo, 65% người tiêu dùng vẫn chọn tin tưởng vào các phương tiện truyền thông truyền thống, trong khi chỉ 43% người dùng tin tưởng nội dung tin tức trên mạng xã hội. AI thậm chí đang được ứng dụng nhiều hơn, các cửa hàng như Associated Press đang xuất bản các tin tức thể thao và thời tiết viết bởi máy tính trong khi hãng tin tức Trung Quốc Xinhua đang thử nghiệm sản xuất các chương trình phát sóng tin tức với các biên tập viên ảo
Một ứng dụng đột phá khác trong ngành là báo chí nhập vai (immersive journalism). Sử dụng công nghệ tiên tiến từ trợ lý điều khiển bằng giọng nói cho đến các thiết bị đeo thông minh, các tổ chức tin tức hàng đầu đang cung cấp trải nghiệm kể chuyện đa truyền thông chất lượng cao, là minh chứng cho các mô hình kinh doanh mới hướng đến người đọc.
Ví dụ, với điện thoại có khả năng AR, CNN đã khai thác tiềm năng kể chuyện nhập vai trên di động để tạo ra những câu chuyện tác động đến cảm xúc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Kết quả cho thấy khán/độc giả của họ có mức độ tương tác cao hơn, cải thiện lòng tin vào nội dung được mô tả và tăng 25% tỷ lệ chuyển đổi thành người đọc trả tiền.
Kết luận: Một hy vọng mới
Trong khi các nền tảng xã hội đang xây dựng lại uy tín về quyền riêng tư và chất lượng nội dung sau năm 2019, các phương tiện truyền thông truyền thống đã tìm thấy một cơ hội trong việc chiếm lại vị trí dẫn đầu thị trường.
Trong vài năm tới, các tổ chức tin tức chuyên nghiệp có thể giành lại khán giả bằng việc cải tiến chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng bởi những người tiêu dùng am hiểu công nghệ số thế hệ Gen C đang trở nên mất kiên nhẫn với những “tin xào” chất lượng thấp làm mất giá trị của báo chí. Bằng cách kết hợp các mô hình kinh doanh cốt lõi với làn sóng mới của công nghệ số, các nhà xuất bản tin tức có thể tối đa hóa năng suất, lợi nhuận và tiềm năng của họ để tạo ra các bản tin hấp dẫn và trở nên uy tín hơn trong tương lai.