Thực trạng và Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới
Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt
Internet of Thing

Chuyển đổi số trên thế giới và bài học cho doanh nghiệp Việt

Thực trạng về chuyển đổi số trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đang có xu hướng thay đổi rất tích cực. Các con số cho thấy việc chuyển đổi kỹ thuật số là một trong những yếu tố then chốt để các doanh nghiệp bứt phá, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt là sau khủng hoảng đại dịch Covid.

1. Thực trạng chuyển đổi số ở một số quốc gia trên thế giới

Trong giai đoạn 2020-2021, các doanh nghiệp trên thế giới đang có sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức về chuyển đổi số. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số đang dần trở thành một khái niệm quen thuộc và là xu hướng tất yếu để có thể phát triển và sinh tồn.

1.1. Nhận thức của các doanh nghiệp trên thế giới về chuyển đổi số

Hiện nay, Chuyển đổi số đã dần thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo trên thế giới. Họ dần nhận thấy được hiệu quả gia tăng năng suất hoạt động, chi phí và thời gian vận hành khi chuyển đổi số. Cùng với đó, các động thái trong việc áp dụng chuyển đổi số đã ngay lập tức bắt đầu.

Quan điểm chuyển đổi số chỉ thấy được ở các công ty lớn, giàu tiềm lực về kinh tế mới có thể tiếp cận được đã không còn chính xác. Hiện nay,  những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay Startup có nguồn nhân lực đã có thể tiếp cận được với những công nghệ, giải pháp số để phục vụ kinh doanh

Theo khảo sát của Cisco & IDC năm 2020 tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương về mức độ trưởng thành số của các doanh nghiệp SMEs:

  • Khoảng 3% các doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số chưa thực sự quan trọng với hoạt động của doanh nghiệp, thấp hơn nhiều so với con số với năm 2019 là 22%.
  • 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cải thiện và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới hiệu quả hơn.
  • 56% doanh nghiệp thấy được sự cạnh tranh và chuyển đổi số là yếu tố giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
động lực thúc đẩu chuyển đổi số
Động lực thúc đẩu chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới

Có thể thấy, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được rõ ràng hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số cũng như mong muốn tăng tốc và bứt phá tạo nên cách biệt so với khu vực và trên thế giới.

1.2. Tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới

Tốc độ chuyển đổi số trên thế giới tại các khu vực và quốc gia là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghệ và tốc độ chuyển đổi mô hình doanh nghiệp. Trong đó, khu vực châu Âu được đánh giá là khu vực có tốc độ chuyển đổi số nhanh nhất, tiếp đến là Mỹ và quốc gia tại châu Á.

Theo Cisco & IDC, có 4 giai đoạn chính trong tiến trình chuyển đối số của các doanh nghiệp: “xuất phát” – “quan sát”  -“Thách thức” – “Trưởng thành”.

tiến trình chuyển đổi số trên thế giới

Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp về tiến trình chuyển đổi số theo ngành, cho thấy:

  • Gần 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực hiện và gặt hái được thành quả từ các dự án chuyển đổi.
  • Khoảng 40% đang trong giai đoạn triển khai và chỉ một số ít chưa thực hiện dự án chuyển đổi số nào.
Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới
Thực trạng chuyển đổi số trên thế giới

1.3. Tác động của chuyển đổi số đến GDP các nước

Có thể thấy khả năng tác động của chuyển đổi số đối với tăng trưởng GDP là rất lớn. Điều này được thể hiện qua sự tăng trưởng về GDP của các quốc gia, khu vực khác nhau:

  • Theo nghiên cứu của Microsoft tại khu vực Châu Á TBD, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP là khoảng 6%, năm 2019 là 25% và tới năm 2021 là 60%.
  • Kết quả nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng, vào năm 2025, mức độ tác động của chuyển đổi số tới GDP của nước Mỹ là khoảng 25%, với đất nước Brazil là 35%, còn ở các nước Châu u là khoảng 36%.

2. Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới

Không dễ để dự đoán những thay đổi nào sẽ xuất hiện hay những thay đổi nào sẽ giảm. Thế nhưng, một số xu hướng được thiết lập để định hình tương lai của chuyển đổi số như trí tuệ nhân tạo (AI) hay Machine Learning v.v.  Những xu hướng này đã và đang ảnh hưởng đến cách mà doanh nghiệp sẽ tương tác khách hàng.

2.1  Công nghệ đám mây (Cloud)

Công nghệ đám mây đã được phát triển trong nhiều năm và cuối cùng cũng được áp dụng rộng rãi. Các công ty đang chuyển trọng tâm của họ từ các trung tâm dữ liệu tại chỗ sang các dịch vụ đám mây. Điều này thúc đẩy một cuộc chuyển đổi kỹ thuật số lớn cho các doanh nghiệp trên toàn cầu.

Công nghệ đám mây đã thay đổi cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Ứng dụng này cho phép các công ty lưu trữ và truy cập dữ liệu từ mọi nơi trên thế giới vào bất kỳ lúc nào. Nhờ đó, doanh nghiệp tăng được hiệu quả làm việc cho nhân viên và giảm chi phí đầu tư cơ sở vật chất.

công nghệ điện toán đám mây

2.2  The Hybrid Work Model

Mô hình làm việc kết hợp giữa làm việc tại nhà hoặc văn phòng đã thay đổi đáng kể  cách thức làm việc của doanh nghiệp. Khái niệm về Hybrid Work Model được hiểu là nhân viên có thể chọn làm việc tại nhà hoặc văn phòng một cách thuận tiện, không bị gò bó.

Theo thống kê, có 54% số nhân viên đã từng làm việc từ xa cho rằng, họ muốn phân chia thời gian giữa làm việc tại nhà và tại văn phòng một cách kết hợp. Điều này không có gì ngạc nhiên, vì mô hình làm việc kết hợp cũng có thể cho phép nhân viên tối ưu năng suất làm việc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

2.3.  AI và Machine Learning

Phần mềm tự động hóa tiếp thị được hỗ trợ bởi AI đang trở thành xu hướng chủ đạo. Ngày càng nhiều nhà tiếp thị áp dụng các công nghệ này như một phần của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của họ nhằm tăng hiệu quả bán hàng.

Ví dụ: AI đã được chứng minh là một công cụ tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi tạo ra trải nghiệm nội dung được cá nhân hóa. Ứng dụng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ để cải thiện năng suất. Theo kết quả của một cuộc khảo sát năm 2021, 76% tổ chức đã coi AI và Machine Learning  trở thành ưu tiên đáng kể hơn so với các giải pháp CNTT khác.

2.4  Chính sách bảo mật minh bạch

Một trong những thay đổi lớn của người dùng trong “cuộc sống kỹ thuật số” là việc phải cung cấp thông tin cá nhân trên nhiều nền tảng khác nhau. Thông tin này bao gồm địa chỉ nhà, email, chi tiết thẻ ngân hàng và các xu hướng hành vi của người dùng.

Vì lý do này, quyền riêng tư và an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng kỹ thuật số. Tính minh bạch không chỉ tốt cho người tiêu dùng mà còn giúp các công ty trung thực về các hoạt động của họ. Từ đó, sự đầu tư vào các phần mềm tăng cường bảo mật đang ngày một gia tăng.

2.5  Blockchain, NFT và Metaverse

Blockchain cho đến nay được kết hợp chặt chẽ nhất với các loại tiền điện tử như bitcoin. Tuy nhiên, nó được sử dụng theo nhiều cách khác, đặc biệt là trong kinh doanh.

Lời hứa cơ bản nhất của blockchain là tăng cường bảo mật thông qua các bản ghi bất biến của nó. Những công nghệ này cũng có ý nghĩa đối với cách các công ty quản lý chuỗi cung ứng, làm việc với các đối tác và xử lý các giao dịch và hợp đồng.

Năm 2021, đã có một sự bùng nổ của các mã thông báo không thể thay thế (NFT). Đây là các bộ sưu tập kỹ thuật số độc nhất có thể được mua và bán như bất kỳ loại tài sản nào khác. Ngày nay, mặc dù NFT chủ yếu tập trung vào nghệ thuật kỹ thuật số và trò chơi, nhưng thực tế chúng được sử dụng cho tất cả các loại: bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu hoặc thậm chí quyền sở hữu dữ liệu.

Block chain

3.  Hành trình chuyển đổi số của một số quốc gia

Hành trình chuyển đổi số trên thế giới của quốc gia gắn liền với hành trình chuyển đổi số của 3 trụ cột: kinh tế số, chính quyền số, và xã hội số. Tùy thuộc vào lợi thế cạnh tranh và chiến lược phát triển, các quốc gia sẽ lựa chọn một số ngành nghề thế mạnh để chuyển đổi số.

Hành động này trước mắt đem lại hiệu quả ngay, sau đó tạo động lực để lan tỏa ra các khía cạnh khác trong sự phát triển của kinh tế xã hội. Dưới đây là một số hình mẫu lý tưởng thành công trong hành trình chuyển đổi số quốc gia

Isarel xác định trọng tâm là tăng trưởng kinh tế, giảm khoảng cách địa lý và xã hội và thúc đẩy một chính phủ thông minh và thân thiện. 

  • Về kinh tế số, Israel phát triển các công nghiệp dựa trên số, tập trung vào nông nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp công nghệ cao. Israel đặt mục tiêu chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp số, tối ưu hoạt động trên môi trường công nghệ thông tin và tăng cường đào tạo nghề trực tuyến.
  • Về xã hội số, Israel mong muốn cải thiện kỹ năng số cho các nhóm dân cư yếu thế, cung cấp khả năng truy cập tới các dịch vụ, sản phẩm công thông qua phương tiện số.
  • Về chính quyền số, nhà nước thúc đẩy số hóa chính quyền địa phương và phát triển “smart cities”, tăng cường số hóa dịch vụ công nội bộ

Estonia đã quảng bá cho toàn thế giới về đất nước điện tử. 

Estonia chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ năng ICT cho người lao động thông qua một số khoản đầu tư lớn vào việc cải thiện khả năng truy cập Internet, phát triển các hệ thống dùng chung cho khu vực công và tư nhân, tiếp thu các kỹ năng CNTT cơ bản trong các trường học, tiếp thu các kỹ năng CNTT-TT cơ bản của những người không sử dụng internet.

Trong quản lý và quản trị thông minh, Estonia đã phát triển các dịch vụ công tốt hơn, cho phép người dân tham gia quá trình ra quyết định nhiều hơn thông qua các công cụ số, nâng cao chất lượng quyết định dựa trên thông tin tri thức dữ liệu

Malaysia đã công bố chiến lược chuyển đổi số MyDigital dựa trên 6 trụ cột.

  • Chuyển đổi số trong lĩnh vực công, tăng cường lợi thế cạnh tranh trong kinh tế thông qua chuyển đổi số.
  • Xây dựng hạ tầng số.
  • Đào tạo kỹ năng số.
  • Phát triển xã hội số.
  • Môi trường số an toàn, bảo mật.

Để khởi động cho hành trình này, bắt đầu từ những năm 1970 bằng việc thành lập các khu kinh tế Penang. KKT thu hút nhiều doanh nghiệp Điện & Điện tử, tích lũy kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức kinh doanh để phát triển Penang thành một điểm sáng về ngành công nghiệp ICT.

Cuối cùng, địa phương này đã vươn lên trong chuỗi giá trị và hiện xuất khẩu 5% thị trường bán dẫn toàn cầu. Từ thành công của Penang, nhiều nhóm ngành công nghệ cao đã được đầu tư vào Malaysia, tạo động lực quan trọng cho việc thúc đẩy chuyển đổi số sau này.

4. Bài học rút ra từ thực trạng chuyển đổi số thế giới

Trong bảng chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có điểm trung bình là 41/120, đứng thứ 55 về mức độ chuyển đổi số trên thế giới. Lợi thế to lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam chính là sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT để thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, điểm yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam liên quan đến năng lực quản trị nội bộ chưa cao, thiếu nhân sự có năng lực về CNTT, hệ thống CNTT và khả năng tích hợp công nghệ còn hạn chế và quan trọng là nhận thức về tầm quan trọng cũng như tầm nhìn về chuyển đổi số còn chưa cao.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh chiến lược và cần có một lộ trình cụ thể từ kế hoạch cho tới triển khai theo từng giai đoạn cả về công nghệ cũng như nhân lực cho phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp.

FPT Digital là công ty tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tư vấn lập kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số hiệu quả. Tìm hiểu thêm thông tin về các dịch vụ liên quan đến chuyển đổi số, vui lòng liên hệ:

Nghiên cứu nổi bật
01. Mô hình quản lý bất động sản mới giúp tối ưu hoạt động vận hành 02. Tương lai chuyển đổi số của sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG, F&B, CPG) 03. Chuyển đổi số hỗ trợ chuyển đổi xanh trong lĩnh vực sản xuất điện 04. PropTech là gì? Xu hướng ứng dụng PropTech trong ngành bất động sản tại Việt Nam
Đăng kí theo dõi ngay!
Cập nhật những xu hướng và phân tích mới nhất về chuyển đổi số với các bản tin điện tử của FPT Digital.

    Tìm hiểu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp
    Xác nhận