Trong những năm gần đây, tại Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, nhiệm vụ chuyển đổi số là tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
1. Nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia thuộc về ai?
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã nêu rõ nhiệm vụ chuyển đổi số như sau:
- Nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi số;
- Người dân là trung tâm của chuyển đổi số;
- Thể chế và công nghệ là động lực cho chuyển đổi số;
- Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
Theo đó, yếu tố con người là điều kiện cần tối quan trọng và tiên quyết để thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia. Cùng với đó, yếu tố công nghệ là điều kiện đủ để các mục tiêu đề ra của chương trình chuyển đổi số quốc gia trở thành hiện thực.
Như vậy, để chương trình hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số theo đúng mục tiêu đề ra cần tập trung ưu tiên vào yếu tố con người. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng cơ quan thuộc chính phủ và các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mà còn là nhiệm vụ chung cho người dân và các doanh nghiệp.
2. Nội dung về 22 nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022
Từ thực tiễn triển khai chuyển đổi từ năm 2020 đến đầu năm 2022, từ khởi động nhận thức đến bắt đầu triển khai, Chính phủ xác định năm 2022 là năm cần đẩy mạnh chuyển đổi số với định hướng lấy người dân là trung tâm, toàn dân và toàn diện. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã công bố bố Công văn 797/BTTTT-THH về 22 nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022, nhiệm vụ chuyển đổi số bao gồm:
Đối với các cấp Chính quyền, Đảng ủy, cần thực hiện đề xuất xây dựng, ban hành Nghị quyết đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động cho từng giai đoạn cụ thể về Chuyển đổi số. Đẩy trọng tâm thực hiện triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0; đào tạo nâng cao nhận thức tới toàn bộ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp liên quan hướng tới hoạt động phát triển trên môi trường số đảm bảo an toàn thông tin mạng, nhân văn và rộng khắp.
Chính phủ Việt Nam hướng tới 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và tỷ lệ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt ít nhất 70% tại cấp xã, 90% tại cấp huyện và 100% tại cấp bộ/tỉnh nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cần tích cực sử dụng các ứng dụng, nền tảng số như dịch vụ công quốc gia, các sàn thương mại điện tử hay đơn giản là thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt… Điều này nhằm hỗ trợ thúc đẩy chương trình Chuyển đổi số quốc gia, tiến tới Việt Nam trở thành quốc gia số.
Hoạt động chuyển đổi số giúp ổn định và thịnh vượng kết hợp tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Từ đó, hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và phương thức sống & làm việc của người dân được đổi mới căn bản toàn diện.
Việt Nam xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển kinh tế số & xã hội số. Trong đó việc phát triển tập trung vào các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục, du lịch và thương mại điện tử. Đồng thời, phát triển nền móng cho Kinh tế số & xã hội số dựa trên phát triển hạ tầng, dữ liệu số, nhân lực số, danh tính số, doanh nghiệp số, đặc biệt là phát triển môi trường số an toàn, lành mạnh…
3. Định hướng triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số
Định hướng chính về nhiệm vụ chuyển đổi số của năm 2022 sẽ tập đặt trọng tâm vào số hóa hoạt động của người dân và doanh nghiệp thông qua việc phổ biến các nền tảng số Việt Nam như:
- Các sàn thương mại điện tử;
- Nền tảng học và dạy học trực tuyến;
- Nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe;
- Các dịch vụ công trực tuyến khi người dân/doanh nghiệp có nhu cầu làm việc với các cơ quan chính quyền
Cụ thể hơn sự phát triển tập trung vào một số các nền tảng số khác phục vụ trực tiếp các hoạt động vận hành của doanh nghiệp hoặc đơn giản hơn là các nhu cầu thiết yếu của người dân như đi lại, ăn uống… Qua việc ứng dụng các nền tảng số, người dân và doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của chuyển đổi số.
- Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
- Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm.
- Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện.
- Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
- Phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.
- Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cũng theo nghị quyết 797/BTTTT-THH, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cập nhật định kỳ và công bố những nền tảng số Việt Nam xuất sắc để phục vụ người dân và doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp cần làm gì để hoàn thiện nhiệm vụ chuyển đổi số?
Từ các nhiệm vụ và định hướng triển khai chương trình chuyển đổi số của nhà nước, doanh nghiệp trước hết cần hiểu được vai trò của mình trong công cuộc chuyển đổi số. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu toàn cầu, và việc tham gia chuyển đổi số mô hình kinh doanh của doanh nghiệp không những mang lại lợi ích chiến lược cho bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp phần trong công cuộc thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước.
Để phát triển vững mạnh cũng như hoàn thành tốt mục tiêu chuyển đổi số, ngoài việc nâng cao nhận thức, doanh nghiệp cần lưu tâm đến việc đầu tư và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra đội ngũ cán bộ công nhân viên với tư duy nhanh nhạy, linh hoạt và thích ứng nhanh với thay đổi, và có khả năng tận dụng thành thạo các công nghệ quan trọng cho kỷ nguyên số.
Cuối cùng, để đảm bảo sự thành công tổng thể của nhiệm vụ chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược trung và dài hạn hiệu quả. Bên cạnh việc tự xây dựng các chiến lược và chính sách phục vụ mục tiêu số, việc tham khảo ý kiến và nhận sự tư vấn từ những doanh nghiệp và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số cũng đóng một vai trò quan trọng không chỉ giúp các đơn vị nhanh chóng triển khai và hoàn tất các nhiệm vụ mà chương trình đề ra mà còn giúp xây dựng một chiến lược phát triển số linh hoạt và bền vững trong tương lai.