Cập nhật các xu hướng mới, các phân tích số liệu và câu chuyện thành công trong các lĩnh vực trên thế giới và tại Việt Nam
AI – Artificial Intelligence hiện đang là công nghệ được quan tâm phát triển và ứng dụng bậc nhất hiện nay. Với đầu vào là dữ liệu, đầu ra là trí tuệ nên AI có thể tham gia vào mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như đời sống xã hội. Ước tính quy mô thị trường AI từ gần 242 tỷ USD năm 2023 sẽ tăng tới 739 tỷ USD vào năm 2030.
Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, thông qua hàng loạt các chính sách như Quyết định 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hay Nghị quyết 55 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; có nhiều mục tiêu lớn đặt ra cho các doanh nghiệp dầu khí.
Ngành Dầu khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cuộc sống hàng ngày thông qua việc khai thác, chế biến tài nguyên như dầu thô và khí tự nhiên. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức, OPEC dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô vẫn tiếp tục tăng trong 3 – 5 năm tới, trong khi nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn, do đó xu hướng chuyển đổi xanh bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ngành Dầu khí là bài toán tất yếu và cấp thiết cần thực hiện ngay.
Hướng tới các tiêu chuẩn ESG (Environmental, Social, Governance – bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp) là xu hướng toàn cầu, không thể tách rời khỏi chiến lược cốt lõi và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại báo cáo kỳ 1 phát hành tháng 12/2022, FPT Digital đã phân tích những mô hình D2C – Tiếp cận khách hàng trực tiếp của doanh nghiệp sản xuất trên thế giới và Việt Nam. Kỳ 2 tiếp theo, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn về cách tiếp cận những mô hình này, cần triển khai như thế nào và những công nghệ mới nào sẽ giúp triển khai D2C hiệu quả.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phức tạp và không chắc chắn, nhận thức về rủi ro cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ chống lại các rủi ro không mong muốn, như tai nạn, bệnh tật, tổn thất tài sản, và sự mất mát không đáng có.
Nhu cầu tìm kiếm, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực số tại Việt Nam càng ngày càng cấp bách để có thể thành công chuyển đổi thành doanh nghiệp số. Chúng ta nhìn rõ được những tác động từ nguồn nhân lực số đến hiệu quả và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô nhiều thay đổi khó lường như lạm phát, căng thẳng địa chính trị, bất ổn kinh tế, các doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục đối mặt với những thách thức nhưng cũng có thể nhận được những cơ hội đặc biệt vào năm 2023.
Sự quan tâm của khách hàng, các nhà đầu tư, người lao động hay các đối tác của doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến bền vững và kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và xã hội ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp tất yếu cần phát triển theo xu hướng cam kết đối với các mục tiêu ESG: Bảo vệ môi trường, xây dựng xã hội, nâng cao quản trị.
Những năm gần đây, mô hình kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) phát triển nhanh đã làm biến đổi về các kênh phân phối trên thị trường. Ngày càng có nhiều công ty tự thiết kế, sản xuất, tiếp thị, bán và vận chuyển sản phẩm đến thẳng khách hàng mà không qua trung gian.
Trải nghiệm khách hàng là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Song hành cùng sự hỗ trợ của nền tảng số, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đạt được sự vượt trội trong trải nghiệm khách hàng.
Tăng tốc chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực thiết kế, sản xuất và thương mại sản phẩm da giày, chuyển dịch từ mô hình gia công xuất khẩu tiến tới tham gia nhiều hơn vào các khâu thiết kế, thương mại trên chuỗi cung ứng nhằm nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.